Nguyễn
Trường Trung Huy
Nhà thơ Joseph Huỳnh Văn
Tập thơ Joseph Huỳnh Văn.
Giấy Vụn xuất bản
Tập san Văn Chương
Nhà thơ Joseph Huỳnh
Văn tên thật Huỳnh Văn Hiến, sinh năm 1942 quê quán Thừa Thiên - Huế, mất năm
1995 tại Sài Gòn. Giới văn nghệ ở Sài Gòn thường tỏ lòng quý trọng và ngưỡng mộ
khi nhắc tới ông, “Joseph Huỳnh Văn là một thi sĩ toàn tòng.”, “người thi sĩ dấn
thân vì Cái Đẹp.”
Ngoài hơn ba mươi bài
thơ đăng trên Nhã Tập và Tập san văn chương do ông chủ trương từ 1970 đến 1974,
ông không còn riêng một ấn phẩm nào. Cho đến gần đây, đầu năm 2011, Giấy Vụn xuất
bản của nhà thơ Bùi Chát đã đứng ra tổ chức ấn hành tự do một tuyển tập thơ
Joseph Huỳnh Văn. Ấn phẩm tuy giản dị nhưng đẹp mắt, và rất đáng quý.
Sau đây để có cái
nhìn rộng và cảm sâu hơn, PV xin giới thiệu bài viết của Nguyễn Trường Trung
Huy (Huyvespa) về Tập San Văn Chương và thơ Joseph Huỳnh Văn. PV
Joseph
Huỳnh Văn, một “người-thơ” mà cách đây khoảng hai thập niên trước, khi tôi lần
đầu chạm ngõ những bồi hồi chữ thấm đẫm “máu lệ chứa chan”, những bài thơ rung
vang “khúc cầm dương sầu quý phái” của ông; tôi đã chạm vào một bàng hoàng xao
xuyến, vì lúc ấy, thấy, dường như đây
chính là một thi sĩ – trong ngữ nghĩa cao quý nhất của thi ca – toàn tòng, một
tâm hồn mơ huyễn chìm khuất giữa điêu linh và ảo ảnh, rồi những tinh huyết tràn
ra trên những dòng thơ - những tiếng nấc nghẹn, những siết rên – qua đó tạo dựng
một thế giới (mang nhiều tính âm) thâm trầm như bí tích, sang cả như , đẹp-đau-thương
trong ngôn ngữ thi ca của mình và hơn thế, kiến tạo một thẩm mỹ khác ?!?
Lúc
đó, đối với tôi, ông như một người thơ rất mơ hồ mông lung xa xôi – xa và… thơ
như chính cái tên thánh của ông vậy – nhưng với những tận hiến trong từng dòng
chữ viết ra, tôi như chạm gần đến ông hơn qua một khắc thăng hoa cảm xúc, chìm
vào những vầng thơ đắm đuối mà vẫy vùng trong tinh tuyền của suối nguồn thi ca
– trải nghiệm những “nát tan” nhất, những “đẹp thương đau” nhất, những “sầu ngất
tạnh”, những ngàn trùng, những “hoàng hôn không cùng ngực tuyệt vọng”, những
xám ngắt hiu quạnh của những buổi chiều…trong thơ ông, làm tôi run trong nỗi
bàng hoàng rờn rợn, và cũng run lên vì đê mê “nhập thế” vào thế giới thi ca bi
thiết mà vô ngần ơn phước ấy!
TẬP
SAN VĂN CHƯƠNG - Với số ra mắt mang tên NHÃ TẬP -đến nay tôi chưa tìm thấy những
số nào khác - và cũng chưa thấy trên mạng - ngoài 5 số sau:
Số
1 – NHÃ TẬP (MÙA CẦM XANH) – THÁNG 8/1972
Số
2 – số ra mắt TẬP SAN VĂN CHƯƠNG (?!?) – MỸ TỪ PHÁP – THÁNG 5/1973
Số
3 – SOLEILS PERDUS SOLEILS RETROVÉS – THÁNG 8 /1973
Số
4 – MÁI ĐÔNG – THÁNG 11/1973
Số
5 – TRUNG TÂN – 1974)
đọc
lại để thấy rằng, đây chắc chắn là một trong số những tập san / tạp chí “văn
nghệ” có giá trị nhưng vì nhiều lý do, hay thường bị quên đi khi người ta viết
biên-niên-ký cho 20 năm văn chương miền Nam đã mịt mùng …nhưng chưa “tan đi như
bụi mờ”.
huyvespa@gmail.com
No comments:
Post a Comment