Friday, May 31, 2013

TẢN MẠN BÊN TÁCH CÀ PHÊ


Mùa hè của Thoại

Nguyễn Xuân Thiệp




                                                  Nhớ Quách Thoại. Thái Tuấn


Những cây phượng nở đỏ ven bờ sông Hương, dọc theo hoàng thành.Tiếng ve kêu rợp những khu vườn, như một dàn đại hợp xướng, vừa mới lặng tiếng ở một nơi này, bỗng lại bùng lên ở một góc khác, một khu vườn khác.
Đó là mùa hè ở Huế, qua đôi nét phác thảo. Nhưng là một mùa hè đã xa, xa lắm. Năm mươi năm về trước lận. Tôi gặp Quách Thoại lần đầu tiên mùa hè ấy. Xa, quả là quá xa, vậy mà tưởng như vừa mới đây thôi.

Ngày ấy, Quách Thoại từ Sài Gòn về Huế, quê hương anh, định ẩn cư với đá và cây cùng chim muông trong vườn. Tôi gặp Thoại qua một người bạn, không nhớ rõ là ai. Thoại ăn mặc đẹp, dáng vẻ một dandy kiểu Baudelaire. Complet màu beige, mũ feutre. Tôi thì hãy còn là học sinh, đi chiếc xe đạp đàn ông hiệu Saint-Etienne sơn đen, có một cái chuông rất lớn, một porte-bagage rất chắc. Những bài thơ, một vài tùy bút và truyện ngắn đầu tiên, hãy còn non dại lắm, đăng trên Đời Mới, Thẩm Mỹ, dưới bút hiệu Châu Liêm... gây được sự chú ý ở bạn bè xa gần. Đinh Cường, Tô Thùy Yên, Minh Đăng Khánh, Trần Lê Nguyễn, và Quách Thoại.

Thoại về Huế năm ấy, như đã nói, vào dạo hè. Mùa hè nóng như một cơn điên màu đỏ, nhưng có lúc chợt lãng đãng trong màu tím trôi trên sông. Ngồi ở đây, một thành phố miền Trung Mỹ, mà tôi như còn thấy lại hình ảnh Quách Thoại. Dáng anh cao, nghiêng, chiếc mũ dạ cũng nghiêng theo chiều gió, bước qua cầu, nhìn những lá đò trôi trên sông và dãy núi xa, mờ.

Một buổi chiều, chúng tôi họp mặt ở nhà anh Thái bên An Cựu, uống trà và nói chuyện thơ. Lần đầu tiên tôi được nghe Như Băng Trường Tình của Quách Thoại. Như Băng, một thời là người Thoại yêu, sau ẩn mình trong tu viện. Như Băng ơi, vì đâu mà lệ ứa, Ta khóc than nghĩ tủi phận đời ta...  Chúng tôi kéo nhau đi ăn bánh bèo dưới chân núi Ngự. Thoại vui, nói chuyện có duyên. Anh có vẻ xanh, gầy, nhưng trong và sáng. Cuối buổi đi chơi, tôi chở Quách Thoại về miệt Bãi Dâu, trên chiếc xe đạp cổ lỗ sĩ của tôi. Thoại ngồi sau xe, lật tờ Đời Mới có đăng bài tôi, nói: "Văn anh viết như giọng văn Thạch Lam... ". Thời trẻ dại ấy, được nghe lời khen đó, tôi sướng lắm. Tôi chở Thoại tới nơi anh ẩn cư. Giường anh nằm giữa hai dãy giường dài, chung quanh cũng là những người gầy xanh như Thoại. Thì ra đây là nơi cho những người đau dưỡng bệnh.

Sau 1956, gặp lại Quách Thoại ở Sài Gòn. Quán cà phê hè phố Kim Sơn. Trên đường Catinat. Anh trông gầy và xơ xác đi nhiều lắm. Nhưng đôi mắt lấp lánh. Đây là thời của anh và các bạn. Thời tạp chí Sáng Tạo. Rồi ít lâu sau, anh mất. Với tôi, hình ảnh đẹp nhất của anh không phải là trên hè phố Sài Gòn. Mà là bên bờ sông Hương ở Huế. Và trong thơ:

Quách Thoại đi
giữa lòng cuộc đời
còn sót
lẻ loi
một bông
thược dược

NXT

thơ đinh cường


ĐOẠN GHI KHI TÌM THẤY ẢNH QUÁCH THOẠI 


                                                 
                                                      Quách Thoại. Đinh Cường vẽ


                         Quách Thoại, bên cầu Tràng Tiền ở Huế. Photo: Đoàn Cầm

Tuổi già hay sống bằng kỷ niệm
thật vậy chăng, đêm khuya còn lục lọi tìm những ảnh xưa cũ
có cái ảnh Quách Thoại đâu lâu lắm đứng bên cầu Tràng Tiền [1]
thật đẹp, thật thi sĩ, như Arthur Rimbaud
ảnh này nhớ là của chị Đoàn Cầm em gái thi sĩ ở Nam Cali
gởi tặng chị Minh Nguyệt ở Bắc Cali ( hai người là bạn thân )
rồi chị Minh Nguyệt gởi cho, rất quý.

nhớ Nguyễn Xuân Thiệp kể
có lần chở Quách Thoại trên chiếc xe đạp đàn ông
về Vỹ Dạ, tôi cũng có gặp anh đôi ba lần nhớ mãi
anh vừa đi vừa quảng cáo vừa bán tờ báo mới ra
trên đường Lê Lợi - Sài Gòn, tờ Người Việt [2]
những người bạn của anh sau này làm tờ Sáng Tạo

Thoại ơi Thoại ơi không biết khóc
những giòng nước mắt ướp mặn môi [3]

Thanh Tâm Tuyền viết khi vào thăm anh ở bệnh viện
anh mất tháng mười một năm 1957, còn quá trẻ

anh từ Huế vào Sài Gòn rất sớm, cũng vì mê giang hồ
anh là thi sĩ, xin trao thi sĩ vòng hoa tặng
chúng ta đã thắng giữa cuộc đời

nhìn ảnh anh và đọc lại thơ anh [4]
Đứng im bên hàng giậu
Em mỉm nụ nhiệm mầu
Lặng nhìn em kinh ngạc
Vừa thoáng nghe em hát
Lời em ca thiên thâu

Ta sụp lạy cúi đầu

đêm khuya nhìn tấm ảnh cũ của người thi sĩ  thấm nhuần đạo hạnh
người thi sĩ luôn nhắc nhớ tôi còn sáng tạo ta hãy còn sáng tạo …


Virginia, May 31, 2013
Đinh Cường

[1] Quách Thoại tên thật Đoàn Thoại
Sinh năm 1930, Huế, mất năm 1957, Sài Gòn
[2] Người Việt, tuần báo, số 1  xuất bản  tháng 8 năm 1955
[3] Gửi Quách Thoại , Thanh Tâm Tuyền , Tôi không còn cô độc – Người Việt xb 1956
[4] Giữa lòng cuộc đời , thơ Quách Thoại – Tạp chí Văn Nghệ xb 1963

THƠ HOÀNG XUÂN SƠN

g i ờ  n à y.   q u ặ n g  m ỏ
                                    gi   đ i n h  c ư n g

 
                                         
                                         Xanh rêu. Tranh Đinh Cường

m rut bòng bong Turcot đã đóng li
tm thi mùa hè sa cha nhng chiếc răng lung lay
thành ph
sa đc quánh vn v bánh mì
la cà tôi mi sáng ch tiếp giáp
búng ming mm ú
gn như yên ng
và s kim din ngày
tiếng chim luýt chuýt hiên ngoài
tiếng người léo nhéo lay đng gã đng h canh thc
khong ti lnh còn dn trên ngc
sương liếm hết d quang chui sáng cho ngày
nhng đôi bít-tt
không có s ngu dt nào bng ng đêm vi tm drap mng
ri nm co rút như tôm
            [ vy mà có k thích trn trung sng s giao tiếp
              xong quay ra gây g chính mình ]
gió máy mi lúc ti t hơn trái đt
t đt tri đy thôi
không phi t dn lòng co rút tui
không có gì l người ha sĩ kiếm vũ ào ào trên phương trn thơ
và nhng k làm thơ cht cht sc màu
ôi cuc đi.  âm thanh nhng phiên khúc
[ lưỡi côn lướt trên băng nhng đi bóng chày vô v ]
va mi chp mt lanh lnh tiếng rao hàng
mi đây thôi
chp mt quà sáng thc ngui trên bàn
sa đc quánh và bánh mì
vn v


HoàngXuânSơn
27 mai 2013

Tuesday, May 28, 2013

tạp bút nguyễn thị thảo an


nick vujicic- không chân, không tay, không lo.
 




Nick Vujicic là ai? Có lẽ ở Việt Nam bây giờ không ai không biết Nick.
Tối ngày 23/5/2013 anh nói chuyện trước 25,000 bạn trẻ tại sân Mỹ Đình, Hà Nội. Đêm 25/5/2013, tại sân vận động Thống Nhất, Nick nói chuyện với 30,000 thanh niên ở Sàigon. Mặc dù đêm 23/5, trời mưa tầm tã, hàng vạn người vẫn đứng im dầm mưa nghe anh nói.
Vậy Anh là ai?
Nick Vujicic là một người Úc gốc Serb, sinh năm 1982. Khi mới chào đời anh đã là người không có tứ chi. Không có hai tay để cầm nắm, bên dưới không có đùi chân, bắp chân. Anh đứng bằng 2 bàn chân nhỏ, bàn chân chỉ có 2 ngón. Một người chỉ có cái mình trụi lũi.
Từ nhỏ, khuyết tật bẩm sinh đã biến anh thành mục tiêu chế giễu của trẻ con. Người lớn nhìn anh với ánh mắt thương hại. Không ai chơi với Nick. Anh cô độc và bị rơi vào trạng thái trầm cảm tồi tệ. Năm 8 tuổi, Nick đã muốn tự tử. Năm lên 10, có lần anh tự dìm mình trong bồn tắm. Anh oán Chúa, oán số phận. Định mệnh nào đã bắt anh sống một cách nghiệt ngã như thế?
Hồi nhỏ, mỗi đêm Nick đều đem giấu đôi giày dưới gầm giường, và cầu nguyện một ngày nào đó thức dậy Chúa sẽ ban phép mầu cho anh mọc đủ cả chân tay. Anh cứ chờ đợi, chờ đợi mãi. Hy vọng rồi  tuyệt vọng. Anh cũng từng nguyền rủa Chúa, từng thề rằng nếu phép màu không xảy ra, anh sẽ không còn tin Chúa, không bao giờ ca ngợi và tôn vinh Ngài thêm một lần nào nữa.
Thời gian trôi qua, anh vật vã lớn lên. Đã bao lần anh tự hỏi, Chúa sinh ra anh để làm gì? Số phận nghiệt ngã của anh có ý nghĩa gì? Một con người trụi lũi như anh thì có ích lợi cho ai? Không có tay để cầm nắm, anh chịu được. Không có chân để đi đứng, anh cũng chấp nhận. Nhưng sự tồn tại của anh không có ý nghĩa gì thì anh không chịu được.




Nhưng rồi, dần dần anh nghiệm ra. Anh không phải là người khuyết tật duy nhất. Còn có rất nhiều người như anh. Ở họ, có thể còn có những bất hạnh lớn lao hơn. Anh không thể ngồi đó trách trời trách đất. Anh phải đối diện với sự thật, với hoàn cảnh trời ban. Ừ, không tay, không chân thì đã sao? Anh nghĩ mình phải sống một cách bình thường mà không có tay chân. Anh bắt đầu tập sử dụng răng, hàm để cầm nắm, dùng đầu để đẩy, dùng hai ngón chân kết hợp với gót chân để gỏ phím chữ. Anh học tiểu học, trung học rồi vào đại học. Lấy 2 bằng kế toán và đầu tư tài chính. Nhưng rồi anh không có cơ hội làm việc với cái nghề anh học. Nhiều người bắt đầu mời anh đi nói chuyện với những người khuyết tật, bởi anh là một tấm gương thành công. “Đừng đầu hàng”, đó là chìa khóa của cuộc sống. Nick đã truyền niềm tin, đánh thức động lực sống trong từng mỗi một con người. Bấy giờ thì anh hiểu, cuộc đời nghiệt ngã của mình có ý nghĩa như một bài học. Có thể Chúa muốn anh làm tấm gương cho mọi người. Trước khi truyền niềm tin và nghị lực thì anh phải là người phải trải qua những thử nghiệm của chính mình trước đã. Anh trở thành người truyền Phúc Âm cho Chúa. Anh đã nói chuyện với 3 triệu người thuộc 24 quốc gia trên khắp thế giới. Khán giả gồm mọi thành phần kể cả trẻ con.
 Lần đầu tiên ở Việt Nam, người ta bắt chước “chơi sang” như các nước tiên tiến, bỏ 1 triệu sáu trăm ngàn đô la mời một diễn giả đến nói chuyện.
Buổi diễn thuyết tại Mỹ Đình, trời mưa tầm tã. Nhưng Nick cương quyết vẫn không cho người cầm dù che. Quần áo ướt sũng, nhưng giọng nói của Nick vẫn hào hứng, sôi nổi. Đã lâu lắm, người Hà Nội cảm nhận được cái không khí chia sẻ của người và người.
Không khí Mỹ Đình đang cảm động như vậy thì bất ngờ bà Phó chủ tịch nước Nguyễn thị Doan bước lên khán đài trao tặng cho Nick một... tấm ảnh chân dung Hồ Chí Minh. Kè hai bên là hai cận vệ lực lưỡng cầm dù che mưa.
Một tay cận vệ định giơ dù ra che cho Nick nhưng bị anh... từ chối.
“Thiệt xấu hổ cho bà Doan. Bà có biết người tàn tật phải là người được người ta giúp đỡ che chở trước. Bà là người lành lặn sao lại phải có người che ô cho mình. Trong khi trời mưa suốt đêm, một người tàn phế như Nick lại “dầm mưa” để nói về sự chia sẻ nhân ái của con người với nhau.” (comment của một bạn đọc tên Honda đã nhận xét trên trang mạng)
“Bà Doan chưa được học về lễ phép ngoại giao tối thiểu. Nếu khán giả không dùng ô thì diễn giả không dùng ô. Văn hóa chia sẻ là thế. Không nghĩ ra được những việc nhỏ nhặt thì làm sao làm chuyện lớn được.... Giá như anh Nick mà biết, thay vì khuyên học tập tư tưởng HCM, anh sẽ nhắc xin quý bà đừng để người khác che ô mà hãy đứng trên đôi chân của mình. Không có chân mà Nick vẫn đứng vững được đây.” (comments của H.M.)
Có lẽ mọi người không biết, bà Nguyễn thị Doan, Phó Chủ Tịch Nước nổi tiếng vì có “phán” một câu... để đời. “Tính dân chủ của CHXHCN Việt Nam còn gấp vạn lần dân chủ của chủ nghĩa tư bản.” Có thể nói bà Doan mới là người bị tàn tật chứ không là Nick.
Nick Vujicic là người khôn ngoan, thấu hiểu tâm lý sâu sắc. Khi vào Saigòn, suốt buổi nói chuyện anh không hề đả động gì tới “tư tưởng HCM”.
Với số lượng khán giả đông hơn Hà Nội, Nick thật sự làm lay động trái tim của mọi người. Các bạn trẻ trên mạng nói, “Được nghe Nick diễn thuyết ban muốn nuốt từng lời từng chữ vì câu nói nào của Nick cũng có ý nghĩa thiết thực trong đời sống mọi người.” (bạn Ngọc Mai viết)
Không chỉ có những khán giả ở sân vận động mà các khán giả của các đài tivi trên cả nước cũng chia sẻ. Có những đứa trẻ lười học, biếng nhác việc nhà thắc mắc. “Sao chú Nick không có tay chân mà làm được đủ mọi việc vậy hả ba? Chắc là chú ấy phải có sự cố gắng kinh khủng lắm.” Qua hôm sau thấy cô cậu bắt đầu tự làm mọi việc và lưu ý tới những việc lặt vặt trong nhà giúp đỡ cha mẹ. (phụ huynh Hà Thanh Mai, Lê văn Tư, Trịnh Ngọc Thủy, Lê Thanh Bảo,...)
Sự việc Nick đến Việt Nam đã làm rất nhiều người suy nghĩ khi nhìn lại số phận của những người khuyết tật ở Việt Nam.
Công ty Hoa Sen (tập đoàn truyền thông) đã bỏ 31,7 tỉ đồng tương đương với 1,6 triệu đô la để mời Nick nói chuyện. Không ít khán giả đã tỏ ý tiếc hùi hụi. Phải chi số tiền đó chính quyền nên giúp cho những người khuyết tật Việt Nam thì hay biết mấy.
Hãy nghe phóng viên TTXVH phỏng vấn Nick.
PV: “Nick, Nói về tiền nong, số tiền 31,7 tỉ đồng có phải là quá nhiều cho vài buổi nói chuyện mà lẽ ra phải dùng cho mục đích từ thiện?”
Nick: “1,6 triệu chứ không phải là 31,7 tỉ.”
PV: “Ồ, 1,6 triệu dollars đâu có khác gì 31,7 tỉ”
Nick: “Khác chứ. Chúng tôi không nhận đồng tiền không tiêu ở nước khác được. Hơn nữa nhà bank ở Úc có lẽ cần một sự giải trình khi bỗng nhiên nhìn thấy một khoản tiền hơn 10 chữ số cho vài buổi nói chuyện. Nói kiểu của các bạn là cứ như “chém gió” ấy.”
PV: “Xin đặt lại câu hỏi: Anh có thể giải thích vì sao số tiền cho vài buổi nói chuyện lại lớn như thế?”
Nick: “Chắc ý bạn muốn nói là đắt chứ gì? Cựu TT Mỹ từng được trả 750.000 dollars cho một buổi diễn thuyết tại Hongkong, nhưng bài diễn thuyết đó không truyền được niềm tin và nghị lực sống. Hơn nữa cứ 4 hay 8 năm nước Mỹ lại có thêm một diễn giả, trong khi trên thế giới chỉ có một mình Nick. Tôi có giá hơn ông Bill Clinton vì tôi không đứng diễn thuyết bằng chân. Các bạn thấy đó, tôi cũng không có tay. Nhưng liệu có ai mở chìa khóa trái tim và truyền niềm tin bằng tay bao giờ?”
PV: “Việt Nam cũng có Nguyễn Ngọc Ký, Nguyễn Công Hùng. Theo anh thì tại sao họ không thể thành công như anh?” (Nguyễn Ngọc Ký & Nguyễn Công Hùng là những người khuyết tật Việt nam đã vượt qua khỏi số phận trở thành một hiệp sĩ công nghệ thông tin, dạy cho người khuyết tật)
Nick: “Ồ tôi cũng nghe về Nguyễn Công Hùng. Tôi thật sự khâm phục anh ấy, nhất là khi hiệp sĩ CNTT từng nói thật là anh ấy đã tước đoạt đi niềm tin của nhiều người vì sự bất lực của mình. 6,7 triệu người khuyết tật VN mà chỉ có 1,2 Nguyễn Công Hùng. Vì sao anh ấy không thành công như tôi ư?. Nói đơn giản, nếu sinh ra ở Việt Nam thì có lẽ tôi sẽ phải lê la đầu đường xó chợ nào đó hay đã chết rồi. Các bạn nghĩ xem, các tòa nhà và phương tiện công cộng ở VN thật khủng khiếp đối với người khuyết tật. Các bạn nên tự hào với Nick Việt Nam của các bạn vì bản thân tôi cũng cảm phục anh ấy.”
PV: “Hôm qua anh đã khuyên các bạn trẻ nên học tập gương Bác Hồ. Anh đã hiểu biết về lãnh tụ HCM như thế nào?
Nick: “Đại khái là bí quyết kinh doanh cả thôi. Đáng lẽ tôi không nên chia sẻ. Khi đi tới nước nào thì tôi sẽ nhìn hình của ai trên tờ giấy bạc. Nói về người đó thì chắc các bạn sẽ thích. Ban tổ chức, ông Vũ hôm qua nói rằng, VN đang có phong trào học tập gương... ai đó... có hình trên tấm giấy bạc... tôi lại quên tên mất rồi. Đại khái, nếu đến Bắc Triều Tiên thì tôi sẽ lại nói về Kim Jong Il hay Kim Jong Un.”
PV: “Nhưng hôm qua anh có nói đến hai chữ Tự Do.”
Nick: “Thôi đi anh bạn. Cái đó nhà báo anh tự hiểu được mà. Hễ người ta thiếu cái gì tôi nói về cái đó.”
PV: “Câu hỏi cuối cùng. Anh có nghĩ là anh sẽ trở lại Việt Nam?”
Nick: “Có lẽ là không. Tôi nhìn thấy ngay sự thất bại của mình. Thần thánh gì cũng không thể truyền niềm tin và nghị lực cho những người bại não mà lại không biết mình bị bại não.”
Xung quanh sự kiện tổ chức buổi diễn thuyết cũng có những ý kiến trái chiều. Người ủng hộ, kẻ phản đối. Dư luận cho rằng, đồng ý là buổi diễn thuyết là món ăn tinh thần hết sức cần thiết cho mọi người, nhưng đất nước đang đối diện với sự suy thoái kinh tế trầm trọng thì bỏ ra 1,6 triệu sáu là hoang phí quá. Hiệu quả việc này sẽ như thế nào? Hàng triệu người nghe Nick diễn thuyết có phải thấy mình có trách nhiệm hơn với những người khuyết tật chung quanh? Chính quyền trong nước có chính sách nào giúp đỡ thiết thực hơn?
Nếu không, thì quả là bại não thật. Kể cả những người đang ngồi yên hy vọng một chính quyền bại não sẽ bình phục.
ntta
5/26/2013