Monday, December 30, 2019

BÀI HÁT AULD LANG SYNE


nguyễnxuânthiệp



Này bạn ơi,
liệu ta có thể nào quên đi. những thân tình cũ,
và không bao giờ hồi tưởng lại
không đâu, bạn nhỉ
thời gian trôi qua
và cho dẫu giữa chúng ta. là biển lãng quên. sóng gào
nhưng chúng ta hãy cùng nâng ly cho tình thân ái ngày xưa

Auld Lang Syne (Những ngày xưa thân ái) là một bài hát rất xưa của người Tô Cách Lan. Nó được biết đến ở Mỹ là do công lao của Guy Lombardo khi dàn nhạc của ông chơi bài hát này trong thời gian chờ giữa hai chương trình truyền thanh trong một cuộc phát thanh trực tiếp tại khách sạn Roosevelt tại New York vào năm 1929 (cách đây cũng gần 100 năm rồi). Rất tình cờ, bài hát ấy lại được chơi vào ngay sau khi đồng hồ gõ chuông báo giao thừa, và thế là một truyền thống mới đã được hình thành.

Nội dung cụ thể của bài hát là gì? Nó chỉ là câu chuyện của hai ông bạn già người Scotland gặp lại nhau sau một thời gian dài; vốn tính keo kiệt (cố hữu của người Scots), họ rủ nhau đi uống rượu nhưng phần ai nấy trả, để ôn lại những kỷ niệm từ ngày xửa ngày xưa. Và cứ thế, câu chuyện của họ kéo dài miên man bất tận, với những hoài niệm đẹp đẽ. Họ ngồi uống, đến quên cả giờ giấc, uống mãi từ chiều cho đến tận khuya .... Và chỉ sực tỉnh ra khi chuông đồng hồ gõ 12 tiếng.

Giao thừa! Năm cũ đã qua, năm mới đến. Thời hoa mộng đẹp đẽ nhất đã qua, nhưng những kỷ niệm đẹp ấy cũng làm ta ấm lòng và lạc quan bước vào năm mới.

Lời bài hát đây, các bạn đọc đi để thấy nó thật dễ thương. Và đó là lý do tại sao bài hát này giờ đã nổi tiếng trên toàn thế giới. Một món quà hào phóng của người Scots vốn nổi tiếng keo kiệt cho tất cả chúng ta.

Auld Lang Syne (New Year's Eve Song Lyrics)

Should old acquaintance be forgot, and never brought to mind?
Should old acquaintance be forgot, and old lang syne?

For auld lang syne, my dear, for auld lang syne,
We'll take a cup of kindness yet, for auld lang syne.

And surely you'll buy your pint cup! and surely I'll buy mine!
And we'll take a cup o' kindness yet, for auld lang syne.

We two have run about the slopes, and picked the daisies fine;
But we've wandered many a weary foot, since auld lang syne.

We two have paddled in the stream, from morning sun till dine;
But seas between us broad have roared since auld lang syne.

And there's a hand my trusty friend! And give us a hand o' thine!
And we'll take a right good-will draught, for auld lang syne.

   Và trong đêm New Year's Eve, theo thông lệ tại quảng trường Times Square ở Nữu Ước, và nhiều nơi trên thế giới, hằng triệu trái tim người sẽ náo nức, hân hoan và cảm động nhìn trái cầu từ từ rơi xuống và đồng hồ điểm mười hai giờ, để được cùng nhau hát lại bài ca "Auld Lang Syne” của tình bạn ngày xưa thân ái.  "Này bạn ơi, liệu ta có thể nào quên đi những thân tình cũ, và không bao giờ hồi tưởng lại nữa? Không đâu, bạn nhỉ, thời gian trôi qua (và dẫu cho giữa chúng ta là biển lãng quên sóng gào), nhưng chúng ta hãy cùng nâng ly cho tình thân ái ngày xưa." Đại ý lời của bài Auld Lang Syne là như vậy, về sau người ta còn đặt thêm nhiều lời nữa để diễn tả với nhiều ảnh tượng hơn về những tình thân ái của một thời được gọi "The Old Good Time". Chẳng hạn, ca từ nhắc lại thời bạn bè chạy chơi trên các ngọn đồi và hái những bông cúc trắng cũng như  bơi thuyền trên sông hồ từ sáng cho tới chiều hôm. Vậy mà giờ đây xa cách ngàn trùng, nhưng thế nào rồi cũng có lúc bạn bè hội ngộ, nếu không trong thực tại thì cũng trong ý nghĩ tưởng nhớ.
   Và người bạn thân yêu của tôi ơi, trong đêm New Year's Eve này, bạn hãy nhìn vầng trăng xanh huyền hoặc và nghe lại bài Auld Lang Syne, để cảm nhận thân tình ấm áp từ phương này gởi tới…
NXT

Nghe André Rieu và toàn ban nhạc trình bày Auld Lang Syne ở đây:



NHỮNG BÀI ĐOẢN THI. TÌNH CA SỎI ĐÁ


nguyễnxuânthiệp


THƠ. VÀ NHNG CÁNH DU BAY

em ơi
thơ anh
đôi khi
chỉ là. những cánh dầu bay
trong nắng
và gió
nơi phố xưa
và rụng xuống. trên bước chân em
để rồi
mưa sẽ cuốn đi
về bên miệng cống


MT TRĂNG. ĐU NGN KHÔ

mai sau
đôi khi. anh nhớ
những giọt mưa
rơi trên dòng sông quạnh
bóng nắng. bên thềm nhà
tảng đá. và khóm lau gầy
mặt trăng. màu xanh. một thuở
trên đầu ngọn khô
và bóng quạ
trước nấm mộ. bích khê
bên gốc thông già
ôi. nhớ
nhưng không nhớ
thuở là người
trên mặt đất trần gian
NXT


Sunday, December 29, 2019

THI TẬP MỚI LÊ GIANG TRẦN. ‘PHA THƠ VÀO BIỂN GIÓ’


Phan Tấn Hải

Nhà thơ Lê Giang Trần và tập thơ mới ra
(Photo PTH)

Thi sĩ Lê Giang Trần tuần qua vừa phát hành thi tập mới, nhan đề rất mực gió lộng ngàn trùng: Pha Thơ Vào Biển Gió.
Tập thơ mới ấn hành để kết thúc một năm 2019, đầy những giông bão tình yêu của chàng thi sĩ lãng mạn vào hàng thượng thừa trong làng chữ nghĩa hải ngoại.

Thi tập "Pha Thơ Vào Biển Gió" do nhà xuất bản Sống ấn hành, với tranh bìa và một số phụ bản của họa sĩ Đinh Trường Chinh.
Trong thi tập dày 260 trang còn có một hình vẽ tác giả do họa sĩ Trịnh Cung thực hiện. Và một số hình ảnh được ghi lại qua ống kính camera của Trịnh Cung và Trần Triết.

Thi tập "Pha Thơ Vào Biển Gió" gốm 123 bài thơ mới nhất của Lê Giang Trần.
Cuối sách là Lời Bạt, với 2 bài viết:
--- Thú vui trải nửa đời công tử -- do Vô Ngã viết;
--- Nơi khách địa, nhớ Sài Gòn xưa, tôi đọc Sài Gòn ở phố luu vong của Lê Giang Trần -- do Thiện Hỷ viết.

Y hệt như những giọt cà phê đậm đặc nhất, những bài thơ thời kỳ này của thi sĩ Lê Giang Trần dễ làm chúng ta mất ngủ, với những thao thức về những đời thơ bay theo gió lộng ra biển. Có phải thơ chàng là để trôi theo biển gió? Hay là thơ cũng lấm bụi theo chân giang hồ của chàng thi sĩ? Biển đến rồi đi, nhưng đời nhà thơ rất mực vô định... Từng chữ thơ ngâm ngùi.

Ấn phí: 20 USD.
Email tác giả: legiangtran@yahoo.com

LI TA ‘PHA THƠ VÀO BIN GIÓ’

Thi phẩm ‘Pha thơ vào biển gió’
Pha thơ vào biển gió
Pha thơ vào giang hồ
Biển đi chào biển đến
Bến hải hồ làm thơ

Tôi chuyển về California sau hơn hai năm đầu tiên định cư và học hành, làm việc tại Chicago. Từ đó và thuở ấy, biển là nơi tôi hay đến, lặng lẽ một mình hay đôi khi cùng người bạn gái, có khi cùng lũ bạn, có khi đưa bạn phương xa đến viếng biển dọc theo một chiều dài đáng kể, xuyên qua nhiều thành phố. Tôi còn nhớ như in một đêm tôi cùng anh Phạm Công Thiện và nàng Loan, ba người đến biển New Port Beach trong một khuya trăng sáng để thả vào sóng biển nhánh hoa hồng cho Krishnamurti vừa mới qua đời ngày hôm qua…

Biển còn là một ấn tượng, một dấu ấn, thầm lặng nhưng chứa chan nỗi niềm đối với những ai là người vượt biển. Biển đi. Biển đảo. Biển đến. Biển nơi sống tạm dung đời tị nạn. Bờ Tây ngút mắt về bờ Đông của đại dương, bên ấy là quê nhà.

Cuộc sống trôi lăn theo dòng đời lưu vong của tôi thoắt đã 40 năm, thời gian dài hơn đời sống trưởng thành trên quê hương Việt Nam. Sau một quảng thanh niên lang bạt, tung trời, va chạm mỗi ngày với sân khấu cuộc đời tạm dung ở Little Saigon, đã dần dà khép lại bởi hoàn cảnh sống của bản thân. Thơ đã là người bạn song hành cùng bước trên con đường đời mình.

FaceBook là nơi tôi tải lên những bài thơ chuyên chở tâm trạng hay nói lên những trăn trở trong cuộc sống lưu vong, và về nơi quê nhà, theo lăng kính của mình. Đó là một thời gian buồn rười rượi nhưng nhận được niềm vui nho nhỏ là thơ được những thân hữu còn quan tâm hay các bạn FB có lòng yêu thơ chia sẻ. Những bài thơ “tức cảnh sinh tình” ấy đếm lại là con số không ít, và tôi cũng không ngờ, nay đến lúc đúc kết thành một tập thơ. Tôi đã chọn lọc, nhuận bút gọn lại, và bỏ đi rất nhiều bài mang tính tâm sự cá nhân vu vơ. Với tình trạng thơ ngày càng ít đọc giả, thi phẩm chỉ nói lên việc hoàn tất một công việc đã làm, và để làm quà tặng chứ không còn được nhà sách nhận bày bán trên giá sách, nên thay vì trải ra đôi ba quyển, đã được gom chung vào một thi tập cho nhẹ chi phí in ấn.

Thoạt đầu, tựa tập thơ được nghĩ đến là “Gieo Thơ Trên Tường Face Book” với chữ phê bút Việt-hóa thay cho F.B; nhưng cuối cùng được chọn là “Pha Thơ Vào Biển Gió” vì biển là một tiêu biểu ấn tượng, cũng là nơi tôi thường đến lặng lẽ gửi tâm trạng mình vào tiếng sóng, tiếng chim hải âu và gió biển. Biển đến đã trở thành biển gió mang tâm tình tôi bay vào mười phương, bay về bên kia Thái Bình Dương, nơi xa tắp ấy là quê nhà, một quê hương đã trở thành “phế tích” – nói theo kiểu nhà thơ Trịnh Y Thư trong tập “phế tích của ảo ảnh”  của anh –  chữ phế tích thật buồn và cay đắng, ảnh hưởng vào thơ tôi khá nhiều. Với tôi, đã tàn mộng quay trở về sống chết ở thổ ngơi ấy, quê hương hay quê nhà chỉ còn lại cái tên Việt Nam trong tấm lòng nhớ thương ray rứt.

Tôi xin gửi lời cảm tạ đến thi-họa sĩ Đinh Trường Chinh, đã cung cấp cho tập thơ những bức tranh đầy thi tính của anh dùng làm phụ bản, đặc biệt là bức tranh làm bìa tập thơ. Ngoài ra, là hai bài viết trang trọng của thi sĩ Vô Ngã và Giáo Sư Thiện Hỷ mà tôi may mắn tìm lại được, nay đăng vào phần Bạt tập thơ này.

Tập thơ này chuyển tải những trăn trở giới hạn, nằm trong một số tiêu đề: Tự cảm, nơi sống, hồi niệm, bằng hữu, quê nhà và một vài nụ cười đau. Tôi không mong đợi sự phản hồi nào về “Pha Thơ Vào Biển Gió.” Đơn thuần chỉ là lăng kính của một tâm hồn làm thơ, rất cá nhân, và bình dị, thả thơ bay vào một biển gió mênh mông…

LÊ GIANG TRẦN
Tháng 9 sinh nhật, 2019


VÀI LI V MT QUÁ KH THƠ

Thơ, một “không gian” mà định mệnh đã đẩy tôi vào khi đời sống lưu vong và tình yêu xô tôi rơi xuống hố thẳm. Dưới đáy vô vọng, thơ hiện đến như nàng tiên an ủi tâm hồn, thơ hóa thành chiếc thang dây để tôi trèo lên mặt đất đón lại ánh sáng, và tôi cũng cảm tạ những bàn tay bạn hữu đã đưa ra, đã níu giữ chiếc thang, đã vỗ vai tặng cho sinh lực giúp tôi đứng lên đi tiếp quãng đường đời. Thời gian ấy, những thi sĩ mà tôi có duyên được kết giao đều khuyến khích đứa em này tiếp tục thở bằng hơi thở của thơ, những Mai Thảo, Du Tử Lê, Nguyên Sa, Ngọc Hoài Phương... và gần gũi nhất, Phạm Công Thiện, Cao Đông Khánh, Nguyễn Tất Nhiên, Lữ Mộc Sinh, Phạm Việt Cường, Nguyễn Diệu Thắng... một thời Bolsa ấy...

Từ đó tôi có hai nhân cách trong một con người: người người và người thơ. Khi hiện hữu là người thì đương đầu với miếng áo chén cơm, làm việc để chi trả cho cuộc sống như mọi người. Khi hiện thành người thơ thì lãng đãng như kẻ vô trí, trái tim là chủ đạo, lý trí khó chen vào, chỉ có đạo Phật là có khả năng cảnh tỉnh tâm thức này; vì thế một nhân cách tâm linh lại tách ra riêng, không can thiệp vào sinh hoạt người thơ nữa, nhưng lại ảnh hưởng đến nhân cách làm người.

Nói gì thì nói, tôi đã chịu ơn thơ. Cách đáp lại là cư xử với thơ bằng một nhân cách con người hiền lành, cứ ở hiền. Từ quá khứ ấy trải qua đến nay, tôi với thơ vẫn tri kỷ. Đã đôi phen phụ nàng thơ đi theo nàng khác, thế mà nàng thơ vẫn im lặng kiên trì sống âm thầm bên cạnh. Mỗi lần “nàng người” chán chường tôi, thì nàng thơ lại hiện ra bên cạnh an ủi vỗ về nỗi buồn thầm lặng. Nàng thơ đã tặng tôi một mạch ngầm sức sống.
LÊ GIANG TRẦN

(30,31 tháng 5, 2018 viết để nhớ Ngày sinh của rắn Phạm Công Thiện 01 tháng 6)

CHUYỆN TÌNH KHÔNG SUY TƯ.


Tố Nghi

Tranh siêu thực. Nguồn: Internet

Tình không suy tư hổng thèm tính toán, và có vẻ như dần dà đang trở thành một hiện tượng xã hội được mùa!

Tuần trước chuyển vào trại bịnh bà R. Sauvé. Hồ sơ có một khúc của social worker mơ hồ tới khó hiểu : Ma đầm sống với chồng, thỉnh thoảng qua ở nhà bạn trai, cũng có khi ông bạn trai nọ qua nhà bà ở lại .... Một câu văn thiệt sự bí lù, tối tăm còn hơn đêm trừ tịch, làm mệ tu bíp quê mùa ấm ớ, rọi đèn halogen mà ngó vẫn hổng ra.
Bịnh nhơn được wheelchair tới, có con gái đi theo. Cả hai mẹ con đều ngăn nắp tươm tất, rõ ra là người khá giả. Chừng hỏi tới chuyện "weekend leave" thì đứa con gái bối rối, rồi nó xin phép má đặng huỵch tẹt vấn đề. Vụ ni tưởng chỉ có trong sách vở tiểu thuyết thời thượng, nào dè có thiệt ngoài đời.
Con nhỏ nói vầy: Trong chặng đường đi chung của ba má nó, hổng rõ đã xảy ra chuyện chi, bị khi nớ nó còn nhỏ, rồi thì ba má mạnh ai nấy quẹo cua đi riêng, nhưng vẫn tiếp tục sống chung dưới… mái ấm. Hồi đầu nói sống vì con gái, chừng đứa con gái ấy đã lớn, lập gia đình và có con (một bé trai lên 8) thì tình trạng vẫn tiếp tục, bị không ai thích thay đổi ráo nữa. Má nó có tình nhơn, ba nó cũng có tình nhơn. Họ gặp nhau theo hạn kỳ thoả thuận trước giữa 4 phe, đặng tránh vụ cả bốn người "chung một mái nhà". Nghe hết hồn hông trời!

Nay thì bà già ấy đã 77 tuổi, chồng bà 84. Và mọi chuyện vẫn theo nền nếp cũ không đổi. Tui hỏi con nhỏ: Vậy rồi nếu có weekend leave thì má em đi đâu, rồi chừng discharge mà không autonome tự lo được nữa thì đi đâu? Con nhỏ ngẩn người: Ồ, chuyện bịnh tật mới mẻ quá thành cũng chưa tính tới, nhưng nếu biết trước thì chắc rồi thu xếp cũng ổn thoả. Nghe mà sanh lòng ái ngại ! Hổng rõ thu xếp ổn thoả nớ sẽ ra sao thế nào, chớ còn cả hai ông chạy qua chạy lợi, chia nhau trông chừng một bà là chuyện hổng tưởng. Vì rằng một hai ngày, ba bốn buổi thì còn đặng, chớ kéo dài cả tháng cả năm ngó chừng khó. 
Người ta rất có thể vì tình vì nghĩa mà gồng mình cáng đáng hy sanh cho cái thuộc về mình (trong nghĩa sở hữu heng). Nay cái ấy ta chỉ được giữ có một nửa, rồi biểu hy sanh tới chết thì khó à nha - trừ phi bà ấy ngồi trên đống tiền, và dùng tiền để mua tất cả! Cô đồng sự trẻ ngửa mật lên trần nhà mơ màng: Thường thì người yêu sẽ cáng đáng xếp à, vì sống vậy thì cái tình với người chồng hẳn đã hết. Tui biểu nó: Thê cái tình với người tình vẫn còn nguyên à ? Rồi ngộ nhỡ người tình ấy cũng có vợ nhà y chang cụ chồng nọ thì sao ?
Đám đồng nghiệp nghe chuyện hỏi tới: Vậy rồi cô con gái có sống như bố mẹ không? Tui cũng tò mò mà hổng dám hỏi, hỏi nó phang búa tạ vô đầu là còn phước, nó thảy miếng giấy thưa ra y sĩ đoàn rút bằng hành nghề, rồi còn ra toà hộ lãnh phạt vạ bồi thường do gây tổn thương tâm lý là... chết cha!

Thiệt là "chuyện tình không suy tư" nên rồi sẽ khó mà có đoạn kết. Nói nào ngay, hôn nhơn kiểu ông ăn chả bà ăn nem thì có biết, nhưng nem chả ăn trường kỳ như vầy thì có lẽ... đây mới nghe là lần thứ nhứt. Xã hội tiến hoá, không rõ là đi lên hay đi xuống nữa lận! Tình đôi lứa là loại tình không thể chia trong nghĩa "không hay tất cả". Chia cách nào cũng là mất mát, hổng mất một phần mà mất hết lận kìa, cho cả người chia lẫn người bị chia !
Đứa nào nói với bạn "anh yêu em cách khác, yẽu cô ấy cách khác (vợ hay người tình ha), thì bạn phải hiểu rằng... "anh ở với em (vợ nhà) vì nghĩa, nhưng với cô ấy vì tình" Trong trường hợp ngược lại thì... "cô ấy" phải nhìn ra vấn đề, rằng "vợ là tình - cả tình yêu lẫn tình nghĩa - còn với người khác chỉ là dục thôi ! Cái thằng lẻo mép nọ, nghĩ cho cùng, có muốn binh cũng hổng đậng, bị nó chỉ muốn phì phèo thuốc lá cà phê trong nghĩa ẩm thực lợi dụng, còn thì... nó không yêu ai ráo. Nó chỉ yêu chính nó mà thôi !

Bà con nghe tiếp heng... Một sáng lên trại bịnh thăm bà đầm Sauvé thì tui đụng một ông già, ông tự giới thiệu "I am Helmut, her husband", thấy hai người chuyện trò cũng thân mật chớ hổng tới nỗi, rồi được một chút thì ông ra dzìa. Tới trưa, lên trại lại đụng một ông khác, còn chưa biết là ai thì ông nhào tới bắt tay tui mần màn mình ên ăn nói " I am THE lover of 20 years". Nghe lạnh tóc gáy hông trời! Óc tò mò của tui vùng dậy đòi quyền sống, thế là tui tỉnh bơ kéo ghế ngồi hầu chuyện người bịnh và người tình ! Mọi việc sáng sủa dễ hiểu ra, theo chiều hướng giải thích của họ.
20 năm trước, cơm đã hổng lành và canh rất hổng ngọt, rồi thì hai vợ chồng quyết định mạnh ai nấy đi, nhưng vẫn tạm thời... chung một mái nhà, chờ đứa con gái duy nhứt của họ trưởng thành xong tính tiếp. Ông có tình nhơn, bà cũng có tình nhơn, thoải mái cởi mở theo... thời khóa biểu ! Ông có thay nhơn tình không thì hổng biết vì không hỏi. Nhưng bà vẫn chỉ một người đó thôi.
Căn nhà ở khu upscale do bà đứng tên (có thể là nhà của bà hổng chừng), nhưng mọi trang trải chi phí cho căn nhà hoàn toàn do ông chồng đảm trách. Pre-nup, nếu có, không rõ thế nào, nhưng có vẻ như là... không ai muốn dọn ra ráo sau hai chục năm đã đường ai nấy đi. Hiện tại thì... người tình của bà có lẽ, có thể... đang độc thân tại chỗ. Ông ta có ấp riêng trong một khu an dưỡng tư nhơn. Chuyện bà sẽ ở đâu thì không rõ, chưa rõ. Chuyện week-end leave (friday-sunday) cũng không rõ, chưa rõ luôn.

Liệt nửa người, bà không thể leo 7 bực thềm cửa để vô nhà, và 18 bực thang để lên tới phòng ngủ. Ấp của cô con gái lại ở tầng 3 trong một building bự (cũng upscale luôn) nhưng cô bận rộn công việc làm và thằng con nhỏ. Tui hỏi người tình "vậy bà có thể về nhà ông week-end được không", thoạt tiên ông nói được, nhưng ngần ngừ khi nghe update tin tức, rằng rất có thể sẽ là chuyện đường dài! Mọi việc lại dậm chơn tại chỗ. Rồi ông ta nửa đùa nửa thật, hỏi tui một câu xanh dờn "making love có cữ không, và nếu có thì trong bao lâu". Tui cũng nửa đùa nửa thật trả lời "tha hồ, không kiêng chi dzáo, sức chơi sức chịu, gần đất xa trời rồi, kiêng cữ chi cho mất thì giờ bộ đội".
Không khí cởi mở hẳn sau câu trả lời hưng phấn hạp ý đôi uyên ương sắp xuống lỗ nọ. Tui hỏi người tình: Sao không dọn vô ở chung với ma đầm cho tiện việc sổ sách, 20 năm dzồi còn gì? Ông ta trả lời: Đâu được nà, bả còn chồng con, mà tui cũng còn một vợ 3 con và 5 đứa cháu, làm sao đng ! Rồi... vợ của người tình, và bồ của ông chồng, cả hai có cũng kẹt đường gia đạo hay không thì hổng rõ, chưa rõ nhưng sẽ rõ.

Tiếp theo là... cả bà lẫn nhơn tình đều viện dẫn triết lý sống tân tiến, rằng mode nớ nay lan tràn lắm dzồi, đây là giải pháp hạp lý hạp thời, vì... điều chỉnh giấy tờ tốn phí tiền của (cho luật sư) thời gian, mà sau cùng... hổng thay đổi chi dzáo. We are living "à la française"! Tui ngẩn người, ủa tây chừ sống vậy à, tui sang tây hoài mà sao hổng hay dzậy? Cái thì bà đầm gân nọ mới nói "Thế chuyện François Mittérand đốc không nghe hở, chả có vợ nhưng vẫn sống và có con với nhơn tình, cả thế giới đều hay đều biết". Tui nói với bà Sauvé: Đám thực dân nghe bà vơ đũa cả nắm chúng hết hồn, dám có đừa sẽ hùng hồn cãi, rằng trò đó phải gọi là... à la canadienne heng - anyway just a joke, who am I to judge you and your french way
Nghe tiếp nha:  Có lần tui đụng một hơi cả người chồng lẫn người tình, họ đến thăm bà cùng một lượt. Kép lão ngồi sát bên, phụ đào già cất thức ăn. Người chồng ngồi xa xa phía bên kia bàn, thản nhiên ngó hai đứa nó âu yếm nhau rất mực. Người vợ kiêm đào già quay bên này bên kia nói chuyện với cả hai, nhưng hai người đờn ông nọ thì tránh nhìn thẳng vào nhau, mà cũng không nói chuyện với nhau nữa lận! Cụ chồng vừa điếc vừa mắt mờ, bằng lái xe đã bị thu hồi, để tới thăm vợ già, chàng phải bắt taxi.

Ngó chừng đây là chuyện thời sự cao cấp. Rồi cái đám đồng sự của tui mới advice, rằng you chờ đó đi, trước sau chi hai kép ấy cũng sẽ xáp lá cà, verbal lẫn physical, có lẽ you nên báo cho security biết trước đậng ngừa hậu hoạn. Tui mới trả lời chúng: Có phải là tranh cử tổng thống mỹ đâu mà cãi lộn, còn như uýnh lộn thì... nếu hai khứa lão nớ còn sức, có lẽ ta cũng nên để chúng choảng nhau một trận hầu giải toả ấm ức từ 20 năm.
Rồi... ông chồng bắt taxi ra về xong kéo phôn kêu cho con gái báo cáo. Đứa con gái mới phôn cho tui, giọng ầm ừ trong cổ họng, tui nghĩ nó... đang khóc!

Chuyện tình già update, tóm tt như vầy;
- Gilles tự xưng là người tình 20 năm, cái kiểu hổng khảo mà khai, vì Gilles muốn có thế đứng - theo như lời Stéphanie đứa con gái: il veut sa place et encore plus... lửng lơ vậy, ai muốn hiểu sao thì hiểu)
- Stéphanie đã 45 tuổi rồi (nhưng ngó rất trẻ), là luật sự toà hộ. Chồng nó, một kép gốc greek là luật sự toà hình. Thành ra... giấy tờ pháp lý tụi nó rành rẽ. Nếu Gilles bắt đầu cập với R. Sauvé từ 20 năm nay, thì thời khắc ấy, Stéphanie đã 25 tuổi, vậy không có vụ tía má nó tiếp tục ở lại với nhau vì con. Gilles tới nay vẫn còn hôn thú với vợ.
- Khi tính tới chuyện có thể bà Sauvé sẽ không thể trở về ở căn nhà cũ, vì là split level, bà leo cầu thang hổng nổi. Chưa kể chồng bà, ông Helmut đã 84, không thể lo cho bà đậng nữa. Hồi mệ social worker hỏi tới thì... lòi ra việc rắc rối căn nhà hiện nay : Căn nhà hổng biết mua hồi nào, do bà đứng tên và ông Helmut trả mọi chi phí trong ngoài, thành trên nguyên tắc, mỗi người có nửa phần hùn trong trỏng.
- Stéphanie trách nhiệm hồ sơ của bà tại bịnh viện, nghĩa là quyết định mọi việc. Điều này dẫn tới rối rắm pháp lý: Nó không có miếng giấy procuration lận lưng (tức giấy ủy quyền hở - Tui chưa kịp ngó tự điển nữa lận) thành không có quyền gì ráo, theo đúng luật pháp. Bà Sauvé lại rất tỉnh táo để tự quyết định mọi việc cho mình.
Rồi nảy sanh cớ sự nghỉ phép cuối tuần. Thứ bảy chúa nhựt bà muốn về nhà ông Gilles. BS của bà hổng có quyền lắc, bá thích đi với ai là chuyện của bà, nhưng Stéphanie hổng chịu. Đứa con gái tới nhà thương, đóng cửa phòng nói điều phải quấy với má nó. Kết quả sau cùng: Thứ bảy bà về với chồng (có Helmut và Stéphanie tới đón) rồi tối về nhà thương ngủ lợi. Sáng chúa nhựt bà về nhà Gilles và ở tới tối. Trong tuần... nghe kỹ nè nha... buổi trưa có chồng già tới thăm viếng, buổi tối có nhơn tình cũng già (trẻ hơn chồng chút xíu) tới hủ hỉ. Sướng quá sướng!
Tui than thở: Chời ơi chời, sao hậu vận người ta tốt quá, hổng bù với bên này, chỉ có một ông duy nhứt! Rồi nghe tướng công trả lời: Đàng nào cũng kiếm, thôi cứ kiếm vài người một lượt, để người này kẹt còn có người kia. Nếu phải tiền các bạc bù nhớ báo cho chồng sửa soạn mấy tấm séc sẵn heng má nó!
Xin hết.
TN