Tố Nghi
Tranh siêu thực. Nguồn: Internet
Tình không suy tư hổng thèm tính toán, và có vẻ như dần
dà đang trở thành một hiện tượng xã hội được mùa!
Tuần trước chuyển vào trại bịnh bà R. Sauvé. Hồ sơ có một
khúc của social worker mơ hồ tới khó hiểu : Ma đầm sống với chồng, thỉnh thoảng
qua ở nhà bạn trai, cũng có khi ông bạn trai nọ qua nhà bà ở lại .... Một câu
văn thiệt sự bí lù, tối tăm còn hơn đêm trừ tịch, làm mệ tu
bíp quê mùa ấm ớ, rọi đèn halogen mà ngó vẫn hổng ra.
Bịnh nhơn được wheelchair tới, có con gái đi theo. Cả hai
mẹ con đều ngăn nắp tươm tất, rõ ra là người khá giả. Chừng hỏi tới chuyện
"weekend leave" thì đứa con gái bối rối, rồi nó xin phép má đặng huỵch
tẹt vấn đề. Vụ ni tưởng chỉ có trong sách vở tiểu thuyết thời thượng, nào dè có
thiệt ngoài đời.
Con nhỏ nói vầy: Trong chặng đường đi chung của ba má nó,
hổng rõ đã xảy ra chuyện chi, bị khi nớ nó còn nhỏ, rồi thì ba má mạnh ai nấy
quẹo cua đi riêng, nhưng vẫn tiếp tục sống chung dưới… mái ấm. Hồi đầu nói sống
vì con gái, chừng đứa con gái ấy đã lớn, lập gia đình và có con (một bé trai
lên 8) thì tình trạng vẫn tiếp tục, bị không ai thích thay đổi ráo nữa. Má nó
có tình nhơn, ba nó cũng có tình nhơn. Họ gặp nhau theo hạn kỳ thoả thuận trước
giữa 4 phe, đặng tránh vụ cả bốn người "chung một mái nhà". Nghe hết
hồn hông trời!
Nay thì bà già ấy đã 77 tuổi, chồng bà 84. Và mọi chuyện
vẫn theo nền nếp cũ không đổi. Tui hỏi con nhỏ: Vậy rồi nếu có weekend leave
thì má em đi đâu, rồi chừng discharge mà không autonome tự lo được nữa thì đi
đâu? Con nhỏ ngẩn người: Ồ, chuyện bịnh tật mới mẻ quá thành cũng chưa tính tới,
nhưng nếu biết trước thì chắc rồi thu xếp cũng ổn thoả. Nghe mà sanh lòng ái ngại
! Hổng rõ thu xếp ổn thoả nớ sẽ ra sao thế nào, chớ còn cả hai ông chạy qua chạy
lợi, chia nhau trông chừng một bà là chuyện hổng tưởng. Vì rằng một hai ngày,
ba bốn buổi thì còn đặng, chớ kéo dài cả tháng cả năm ngó chừng khó.
Người ta rất có thể vì tình vì nghĩa mà gồng mình cáng
đáng hy sanh cho cái thuộc về mình (trong nghĩa sở hữu heng). Nay cái ấy ta chỉ
được giữ có một nửa, rồi biểu hy sanh tới chết thì khó à nha - trừ phi bà ấy ngồi
trên đống tiền, và dùng tiền để mua tất cả! Cô đồng sự trẻ ngửa mật lên trần
nhà mơ màng: Thường thì người yêu sẽ cáng đáng xếp à, vì sống vậy thì cái tình
với người chồng hẳn đã hết. Tui biểu nó: Thê cái tình với người tình vẫn còn
nguyên à ? Rồi ngộ nhỡ người tình ấy cũng có vợ nhà y chang cụ chồng nọ thì sao
?
Đám đồng nghiệp nghe chuyện hỏi tới: Vậy rồi cô con gái
có sống như bố mẹ không? Tui cũng tò mò mà hổng dám hỏi, hỏi nó phang búa tạ vô
đầu là còn phước, nó thảy miếng giấy thưa ra y sĩ đoàn rút bằng hành nghề, rồi
còn ra toà hộ lãnh phạt vạ bồi thường do gây tổn thương tâm lý là... chết cha!
Thiệt là "chuyện tình không suy tư" nên rồi sẽ
khó mà có đoạn kết. Nói nào ngay, hôn nhơn kiểu ông ăn chả bà ăn nem thì có biết,
nhưng nem chả ăn trường kỳ như vầy thì có lẽ... đây mới nghe là lần thứ nhứt. Xã
hội tiến hoá, không rõ là đi lên hay đi xuống nữa lận! Tình đôi lứa là loại
tình không thể chia trong nghĩa "không hay tất cả". Chia cách nào
cũng là mất mát, hổng mất một phần mà mất hết lận kìa, cho cả người chia lẫn
người bị chia !
Đứa nào nói với bạn "anh yêu em cách khác, yẽu cô ấy
cách khác (vợ hay người tình ha), thì bạn phải hiểu rằng... "anh ở với em
(vợ nhà) vì nghĩa, nhưng với cô ấy vì tình" Trong trường hợp ngược lại
thì... "cô ấy" phải nhìn ra vấn đề, rằng "vợ là tình - cả tình
yêu lẫn tình nghĩa - còn với người khác chỉ là dục thôi ! Cái thằng lẻo mép nọ,
nghĩ cho cùng, có muốn binh cũng hổng đậng, bị nó chỉ muốn phì phèo thuốc lá cà
phê trong nghĩa ẩm thực lợi dụng, còn thì... nó không yêu ai ráo. Nó chỉ yêu
chính nó mà thôi !
Bà con nghe tiếp heng... Một sáng lên trại bịnh thăm bà đầm
Sauvé thì tui đụng một ông già, ông tự giới thiệu "I am Helmut, her
husband", thấy hai người chuyện trò cũng thân mật chớ hổng tới nỗi, rồi được
một chút thì ông ra dzìa. Tới trưa, lên trại lại đụng một ông khác, còn chưa biết
là ai thì ông nhào tới bắt tay tui mần màn mình ên ăn nói " I am THE lover
of 20 years". Nghe lạnh tóc gáy hông trời! Óc tò mò của tui vùng dậy đòi
quyền sống, thế là tui tỉnh bơ kéo ghế ngồi hầu chuyện người bịnh và người tình
! Mọi việc sáng sủa dễ hiểu ra, theo chiều hướng giải thích của họ.
20 năm trước, cơm đã hổng lành và canh rất hổng ngọt, rồi
thì hai vợ chồng quyết định mạnh ai nấy đi, nhưng vẫn tạm thời... chung một mái
nhà, chờ đứa con gái duy nhứt của họ trưởng thành xong tính tiếp. Ông có tình
nhơn, bà cũng có tình nhơn, thoải mái cởi mở theo... thời khóa biểu ! Ông có
thay nhơn tình không thì hổng biết vì không hỏi. Nhưng bà vẫn chỉ một người đó
thôi.
Căn nhà ở khu upscale do bà đứng tên (có thể là nhà của
bà hổng chừng), nhưng mọi trang trải chi phí cho căn nhà hoàn toàn do ông chồng
đảm trách. Pre-nup, nếu có, không rõ thế nào, nhưng có vẻ như là... không ai muốn
dọn ra ráo sau hai chục năm đã đường ai nấy đi. Hiện tại thì... người tình của
bà có lẽ, có thể... đang độc thân tại chỗ. Ông ta có ấp riêng trong một khu an
dưỡng tư nhơn. Chuyện bà sẽ ở đâu thì không rõ, chưa rõ. Chuyện week-end leave (friday-sunday) cũng không rõ, chưa rõ luôn.
Liệt nửa người, bà không thể leo
7 bực thềm cửa để vô nhà, và 18 bực thang để lên tới phòng ngủ. Ấp của cô con
gái lại ở tầng 3 trong một building bự (cũng upscale luôn) nhưng cô bận rộn
công việc làm và thằng con nhỏ. Tui hỏi người tình "vậy bà có thể về nhà
ông week-end được không", thoạt tiên ông nói được, nhưng ngần ngừ khi nghe
update tin tức, rằng rất có thể sẽ là chuyện đường dài! Mọi việc lại dậm chơn tại
chỗ. Rồi ông ta nửa đùa nửa thật, hỏi tui một câu xanh dờn "making love có
cữ không, và nếu có thì trong bao lâu". Tui cũng nửa đùa nửa thật trả lời
"tha hồ, không kiêng chi dzáo, sức chơi sức chịu, gần đất xa trời rồi,
kiêng cữ chi cho mất thì giờ bộ đội".
Không khí cởi mở hẳn sau câu trả
lời hưng phấn hạp ý đôi uyên ương sắp xuống lỗ nọ. Tui hỏi người tình: Sao
không dọn vô ở chung với ma đầm cho tiện việc sổ sách, 20 năm dzồi còn gì? Ông
ta trả lời: Đâu được nà, bả còn chồng con, mà tui cũng còn một vợ 3 con và 5 đứa
cháu, làm sao đặng ! Rồi... vợ của
người tình, và bồ của ông chồng, cả hai có cũng kẹt đường gia đạo hay không thì
hổng rõ, chưa rõ nhưng sẽ rõ.
Tiếp theo là... cả bà lẫn nhơn
tình đều viện dẫn triết lý sống tân tiến, rằng mode nớ nay lan tràn lắm dzồi,
đây là giải pháp hạp lý hạp thời, vì... điều chỉnh giấy tờ tốn phí tiền của
(cho luật sư) thời gian, mà sau cùng... hổng thay đổi chi dzáo. We are living
"à la française"! Tui ngẩn người, ủa tây chừ sống vậy à, tui sang tây
hoài mà sao hổng hay dzậy? Cái thì bà đầm gân nọ mới nói "Thế chuyện
François Mittérand đốc không nghe hở, chả có vợ nhưng vẫn sống và có con với nhơn
tình, cả thế giới đều hay đều biết". Tui nói với bà Sauvé: Đám thực dân
nghe bà vơ đũa cả nắm chúng hết hồn, dám có đừa sẽ hùng hồn cãi, rằng trò đó phải
gọi là... à la canadienne heng - anyway just a joke, who am I to judge you and
your french way
Nghe tiếp nha: Có lần tui đụng một hơi cả người chồng lẫn người
tình, họ đến thăm bà cùng một lượt. Kép lão ngồi sát bên, phụ đào già cất thức
ăn. Người chồng ngồi xa xa phía bên kia bàn, thản nhiên ngó hai đứa nó âu yếm
nhau rất mực. Người vợ kiêm đào già quay bên này bên kia nói chuyện với cả hai,
nhưng hai người đờn ông nọ thì tránh nhìn thẳng vào nhau, mà cũng không nói
chuyện với nhau nữa lận! Cụ chồng vừa điếc vừa mắt mờ, bằng lái xe đã bị thu hồi,
để tới thăm vợ già, chàng phải bắt taxi.
Ngó chừng đây là chuyện thời sự
cao cấp. Rồi cái đám đồng sự của tui mới advice, rằng you chờ đó đi, trước sau
chi hai kép ấy cũng sẽ xáp lá cà, verbal lẫn physical, có lẽ you nên báo cho
security biết trước đậng ngừa hậu hoạn. Tui mới trả lời chúng: Có phải là tranh
cử tổng thống mỹ đâu mà cãi lộn, còn như uýnh lộn thì... nếu hai khứa lão nớ
còn sức, có lẽ ta cũng nên để chúng choảng nhau một trận hầu giải toả ấm ức từ
20 năm.
Rồi... ông chồng bắt taxi ra về
xong kéo phôn kêu cho con gái báo cáo. Đứa con gái mới phôn cho tui, giọng ầm ừ
trong cổ họng, tui nghĩ nó... đang khóc!
Chuyện tình già update, tóm tắt như vầy;
- Gilles tự xưng là người tình 20
năm, cái kiểu hổng khảo mà khai, vì Gilles muốn có thế đứng - theo như lời
Stéphanie đứa con gái: il veut sa place et encore plus... lửng lơ vậy, ai muốn
hiểu sao thì hiểu)
- Stéphanie đã 45 tuổi rồi (nhưng
ngó rất trẻ), là luật sự toà hộ. Chồng nó, một kép gốc greek là luật sự toà
hình. Thành ra... giấy tờ pháp lý tụi nó rành rẽ. Nếu Gilles bắt đầu cập với R.
Sauvé từ 20 năm nay, thì thời khắc ấy, Stéphanie đã 25 tuổi, vậy không có vụ
tía má nó tiếp tục ở lại với nhau vì con. Gilles tới nay vẫn còn hôn thú với vợ.
- Khi tính tới chuyện có thể bà
Sauvé sẽ không thể trở về ở căn nhà cũ, vì là split level, bà leo cầu thang hổng
nổi. Chưa kể chồng bà, ông Helmut đã 84, không thể lo cho bà đậng nữa. Hồi mệ
social worker hỏi tới thì... lòi ra việc rắc rối căn nhà hiện nay : Căn nhà hổng
biết mua hồi nào, do bà đứng tên và ông Helmut trả mọi chi phí trong ngoài,
thành trên nguyên tắc, mỗi người có nửa phần hùn trong trỏng.
- Stéphanie trách nhiệm hồ sơ của
bà tại bịnh viện, nghĩa là quyết định mọi việc. Điều này dẫn tới rối rắm pháp
lý: Nó không có miếng giấy procuration lận lưng (tức giấy ủy quyền hở - Tui
chưa kịp ngó tự điển nữa lận) thành không có quyền gì ráo, theo đúng luật pháp.
Bà Sauvé lại rất tỉnh táo để tự quyết định mọi việc cho mình.
Rồi nảy sanh cớ sự nghỉ phép cuối
tuần. Thứ bảy chúa nhựt bà muốn về nhà ông Gilles. BS của bà hổng có quyền lắc,
bá thích đi với ai là chuyện của bà, nhưng Stéphanie hổng chịu. Đứa con gái tới
nhà thương, đóng cửa phòng nói điều phải quấy với má nó. Kết quả sau cùng: Thứ
bảy bà về với chồng (có Helmut và Stéphanie tới đón) rồi tối về nhà thương ngủ
lợi. Sáng chúa nhựt bà về nhà Gilles và ở tới tối. Trong tuần... nghe kỹ nè
nha... buổi trưa có chồng già tới thăm viếng, buổi tối có nhơn tình cũng già
(trẻ hơn chồng chút xíu) tới hủ hỉ. Sướng quá sướng!
Tui than thở: Chời ơi chời, sao hậu
vận người ta tốt quá, hổng bù với bên này, chỉ có một ông duy nhứt! Rồi nghe tướng
công trả lời: Đàng nào cũng kiếm, thôi cứ kiếm vài người một lượt, để người này
kẹt còn có người kia. Nếu phải tiền các bạc bù nhớ báo cho chồng sửa soạn mấy tấm
séc sẵn heng má nó!
Xin hết.
TN
No comments:
Post a Comment