Ban
Mai
Nhà văn Ban Mai
Ngày
này 42 năm trước, tôi đang rong ruổi trên đường cái quan chạy về Sài Gòn. Gia
đình tôi và những người dân miền Trung hớt hải tháo thân khi nghe tin bước chân
của quân miền Bắc đang tiến vào Nam. Những người bạn thế hệ tôi ngày ấy ra sao,
những ngày tàn cuộc chiến?
Những
ngày cuối tháng tư, giờ này bà ngoại của Thơ Thơ đang chia gia tài cho con cháu
là những lọ Xyanua, phòng nếu có điều gì. Mỗi người một lọ thuốc trong vắt,
thơm mùi hạnh nhân, thuốc cực độc uống vào vài giây là chết tức khắc, bà nói cầm
chắc thuốc độc trên tay là cầm chắc định mệnh của mình. Bà là vợ của nhà văn
Hoàng Đạo, giòng họ của nhóm Tự lực văn đoàn, văn đàn vang danh một cõi An Nam.
Tôi hiểu tâm trạng của bạn tôi trong đêm cuối ở đài Tiếng nói Tự do trên phòng
chờ lầu 2, tất cả gia đình nhân viên trong đài và văn nghệ sĩ miền Nam tập
trung để được “ bốc” đi, đêm dài dằng dặc, phía dưới đường phố là sự hoảng loạn
của người dân Sài Gòn, mọi người im lặng căng thẳng nghe cả tiếng máy lạnh rì rầm,
bạn phải tìm sách đọc để xua tan sự lo lắng, đọc trong khi những người xung
quanh bắt đầu thiếp ngủ. Cuốn tiểu thuyết “Giấc mơ tuyệt vọng” mà mấy mươi năm
sau bạn không nhớ tác giả là ai, và ai đã dịch.
Đêm
dài lắm, đêm rạng sáng ngày 30 tháng 4 tôi và mấy đứa em còn nằm trên vệ cỏ ven
đường Bình Thuận trong chuyến di tản vào Nam, ba mẹ thao thức canh đàn con, tôi
nhìn thấy những chiếc xe tăng bật đèn sáng treo cờ sao vàng nửa đỏ nửa xanh, những
người lính miền Bắc mang ba lô đang hành quân trên đường. Tiếng xe tăng rít
trên đường nhựa vẫn còn làm tôi rợn người.
Đêm
dài lắm, đêm của Hương sốt li bì nằm bẹp trên thuyền vượt biển, đường Vũng Tàu
về Sài Gòn đã bị cắt trên Cầu Cỏ Mây, Hương và chị Hồng Châu đã gỡ hình trong
album cho vào túi cá nhân nhét cạnh gói cơm sấy và hai bộ quần áo. Trước đó ba
Hương chở gia đình ra ngoài Cầu Đá Vũng Tàu, chỗ bài võng cong, mẹ Hương khóc
vì chị Tú phải ở lại không đi được. Chiếc ghe trôi đi lúc 4 giờ chiều ngày 29
tháng 4, các thuyền ghe lớp lớp nối đuôi nhau đến tàu Hạm đội 7 Hải quân Hoa Kỳ.
Những
ngày cuối cùng của cuộc chiến, đêm dài lắm, dài như xác những người lính Cộng
hòa ngã xuống trong cuộc triệt thoái cao nguyên Ban Mê Thuộc, Pleiku, trên liên
tỉnh lộ 7 và cuộc rút quân khỏi tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn. Tôi thấy
máu và máu chảy dài trên từng con chữ, trong hồi ký “Ngày N+...” của Hoàng Khởi
Phong và “Tháng ba gãy súng” của Cao Xuân Huy. Tôi thấy thịt xương của những
chàng trai trẻ nước Việt tôi bị băm nát, bầy nhầy dưới xích xe tăng, xác người
nát tan trên biển, đầu người trôi nhấp nhô, cô gái lõa lồ điên loạn trên boong
tàu. Sóng biển đỏ ngầu máu.
6h
sáng 30/4 gia đình Thơ Thơ cùng những người bạn ở đài Voa xục xạo tin tức trên
radio, lúc đó họ mới biết đêm qua phi trường Tân Sơn Nhất đã bị pháo kích dữ dội,
và họ đã bị bỏ rơi.
Cũng
sáng sớm hôm ấy, ba Vũ lái xe chở cả nhà thoát thân đến phi trường Tân Sơn Nhất,
Vũ sợ hãi nhìn người thanh niên lái xe honda mặt đầy máu la lớn “tụi nó chiếm
Tân Sơn Nhất rồi”, ba Vũ tuyệt vọng quần xe khắp nẻo đường Sài Gòn mong thoát
thân, nhưng cả nhà không biết rằng hai tuần sau ông sẽ mất, nhà Vũ rồi sẽ bị tịch
thu, khu biệt thự ở Thủ Đức cũng sẽ không còn nữa.
Cũng
sáng hôm ấy, chiếc xe chở gia đình tôi vào cửa ngõ Sài Gòn lánh nạn cũng là lúc
Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, mẹ sợ hãi khóc nức nở ngày miền Nam sụp đổ,
ba chết lặng ngồi im không nói một lời, chị em tôi ngơ ngác nhìn bầu trời trong
xanh.
Với chúng tôi những người miền Nam ngày đó, “thế giới sau 30 tháng 4 không rõ ngày tháng nữa”.
Với chúng tôi những người miền Nam ngày đó, “thế giới sau 30 tháng 4 không rõ ngày tháng nữa”.
Tháng
4 năm 2017
Bạn tôi nói, hè này sẽ trở về thăm quê hương, lâu rồi không biết có còn nhận ra ai, bạn lo lắng, không biết tụi trẻ sau này có biết vì sao tụi mình ra đi, vì sao đất nước mình như vậy?
Thời hậu chiến và sau hậu chiến đói khổ triền miên, cay đắng, đau đớn rồi cũng lùi vào quá khứ, thời mở cửa và hậu mở cửa cũng đang thay đổi hằng ngày, nỗi buồn, niềm đau rồi cũng sẽ lắng để tuổi trẻ ngày nay có một niềm tin mới, một cuộc đời mới.
Bạn tôi nói, hè này sẽ trở về thăm quê hương, lâu rồi không biết có còn nhận ra ai, bạn lo lắng, không biết tụi trẻ sau này có biết vì sao tụi mình ra đi, vì sao đất nước mình như vậy?
Thời hậu chiến và sau hậu chiến đói khổ triền miên, cay đắng, đau đớn rồi cũng lùi vào quá khứ, thời mở cửa và hậu mở cửa cũng đang thay đổi hằng ngày, nỗi buồn, niềm đau rồi cũng sẽ lắng để tuổi trẻ ngày nay có một niềm tin mới, một cuộc đời mới.
Sáng
nào tôi cũng ra biển sớm, trăng non vẫn còn nằm chếch về hướng Tây.
Mùa
này, buổi sáng công viên đã nhộn nhịp. Điệu cha cha cha tươi trẻ của các cô tập
nhịp điệu làm tôi nhún nhảy theo, đi lướt qua sân bóng chuyền của mấy ông bà
trung niên, là góc sân bóng rổ của các nhóc tuổi teen. Sáng nay lá bàng rụng đầy
lối, làm các cô quét rác vừa quét vừa than, thỉnh thoảng tiếng chổi sàn sạt làm
tụi chim sẻ đậu bên lối cỏ bay vút lên.
Xuống bậc cấp, tôi đi bộ ven bờ. Cát ẩm mịn dưới đôi chân trần, tôi nghe tiếng cát mềm vỡ xốp dưới bàn chân, dấu chân còng khắp bờ cát, những con còng gió vụt thoáng vụt hiện nhanh như cắt. Biển mát lạnh, sáng nay sóng lớn làm bờ cát dựng đứng như bức tường thành. Và không gian khoáng đãng của đại dương bao trùm lấy tôi. Trên cao bầu trời trong vắt, mùi của biển mặn nồng.
Mặt trời ửng hồng nhô trên đầu núi, nơi ông Trần Hưng Đạo tuốt gươm về phía Bắc, khi đi bộ dọc bờ biển trở về, một cảnh tượng làm tôi chú ý. Phía xa tôi là hai người phụ nữ đứng lặng dưới con sóng, cả hai quay mặt nhìn thẳng ra biển như đang tưởng niệm người đã khuất. Người đàn bà luống tuổi tóc hoa râm búi cao, mặc quần lĩnh đen áo bà ba tím, người phụ nữ bên cạnh có lẽ tầm 40 tóc tém, khoác ba lô. Mới nhìn, ai cũng biết ngay họ không phải là khách du lịch đến tham quan ngắm cảnh biển. Nhìn cái cách họ chắp hai tay đứng cúi đầu, hoàn toàn bất động trong một khoảng thời gian. Tôi lặng người, có điều gì tràn ngập trong lòng tôi. Có phải họ là hai mẹ con từ xa đến? Biển đoạn này vắng, 42 năm trước trên bờ biển này sư đoàn 22 của lính Cộng Hòa đã tử nạn rất nhiều, trong số đó có ai là chồng, là cha của họ.
Xuống bậc cấp, tôi đi bộ ven bờ. Cát ẩm mịn dưới đôi chân trần, tôi nghe tiếng cát mềm vỡ xốp dưới bàn chân, dấu chân còng khắp bờ cát, những con còng gió vụt thoáng vụt hiện nhanh như cắt. Biển mát lạnh, sáng nay sóng lớn làm bờ cát dựng đứng như bức tường thành. Và không gian khoáng đãng của đại dương bao trùm lấy tôi. Trên cao bầu trời trong vắt, mùi của biển mặn nồng.
Mặt trời ửng hồng nhô trên đầu núi, nơi ông Trần Hưng Đạo tuốt gươm về phía Bắc, khi đi bộ dọc bờ biển trở về, một cảnh tượng làm tôi chú ý. Phía xa tôi là hai người phụ nữ đứng lặng dưới con sóng, cả hai quay mặt nhìn thẳng ra biển như đang tưởng niệm người đã khuất. Người đàn bà luống tuổi tóc hoa râm búi cao, mặc quần lĩnh đen áo bà ba tím, người phụ nữ bên cạnh có lẽ tầm 40 tóc tém, khoác ba lô. Mới nhìn, ai cũng biết ngay họ không phải là khách du lịch đến tham quan ngắm cảnh biển. Nhìn cái cách họ chắp hai tay đứng cúi đầu, hoàn toàn bất động trong một khoảng thời gian. Tôi lặng người, có điều gì tràn ngập trong lòng tôi. Có phải họ là hai mẹ con từ xa đến? Biển đoạn này vắng, 42 năm trước trên bờ biển này sư đoàn 22 của lính Cộng Hòa đã tử nạn rất nhiều, trong số đó có ai là chồng, là cha của họ.
30/4/1975
tôi và gia đình có mặt tại Sài Gòn đúng buổi sáng chiến tranh kết thúc, bao
nhiêu năm đã trôi qua. Từ một cô bé 12 tuổi, giờ đây tôi đã là một thiếu phụ
trưởng thành. Nhìn lại những chặng đường thăng trầm của đất nước biết bao điều
để nói. Cả hai miền Nam - Bắc máu đã đổ nhiều rồi, xin đừng khơi thêm hận thù.
Bạn bè tôi thắc mắc, sao tôi không viết cái gì nhẹ nhàng hơn, sao thường viết về
chiến tranh, viết về người lính... có lẽ cô bé 12 tuổi di tản từ Quy Nhơn vào
Sài Gòn trên quốc lộ 1 hơn một tháng trời đã chạy trên những xác người, đã chạm
vào cái chết nên nó ám ảnh tôi đến suốt cuộc đời.
Tình
cờ, trong một lần nghiên cứu đề tài liên quan đến chiến tranh Việt Nam, tôi lật
lại lịch sử, tôi tìm đọc tất cả các tài liệu viết về chiến tranh Việt Nam ở từ
hai phía, chính từ đó tôi khám phá sự thật lịch sử Việt Nam không như tôi học,
không như tôi nghe, sự thật và giả dối làm tôi kinh tởm. Điều đó, bắt tôi phải
nhìn lại mọi việc, nhìn nhận lại mọi vấn đề.
Nói
như ông Trịnh Công Sơn trên xác chết anh em sự vinh quang phải dấu mặt. Không
ai ca khúc khải hoàn trên thịt xương của cùng người Việt Nam.
Chỉ
mong rằng, những ngày tháng tư này chúng ta hãy nói đến tình yêu thương để
tương lai thế hệ trẻ bước vào đời bằng trí óc độc lập, biết lắng nghe và biết
phản biện, biết tự tin trên đôi chân mình hội nhập cùng thế giới, thoát khỏi
quá khứ tật nguyền.
Tôi hy vọng vì một thế hệ trẻ tươi sáng hơn.
Tôi hy vọng vì một thế hệ trẻ tươi sáng hơn.
BAN
MAI
Quy Nhơn, 4/2017
Quy Nhơn, 4/2017
No comments:
Post a Comment