Bài
của Khuất Đẩu
Chằng
chịt như kênh rạch miền Nam, mênh mang như sông nước Cửu Long, non 3000 câu lục
bát kết thành một chuỗi dài 200 khúc, từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2008 , Kiệt
Tấn đã làm nên một mùa nước nổi ngập tràn phù sa hoài niệm ở ngoại ô Paris.
Và
ông mở đầu con nước nổi bằng những câu lục bát dị thường:
bỗng dưng biển động
non đoài
khiến dòng lục bát chảy
hoài không ngưng
bỗng dưng chớp động
lưng chừng
khiến dòng lục bát
trong rừng chảy ra
bỗng dưng là bỗng
dưng là
điên khùng lục bát ta
bà đảo điên
bỗng dưng lục bát triền
miên
ầm ầm lục bát khắp miền
núi sông
triền miên lục bát
xuôi dòng
mưa xuống sa mạc ngàn
bông dị kỳ
Sa
mạc đó không phải Sahara hay Gobi mà chính là lòng ông khô héo sau hơn 40 năm
lưu lạc xứ người và ngàn bông dị kỳ cũng chính là:
hương rơm mùi rạ ngất
ngây
lá dừa ai đốt thơm
hoài tuổi thơ
….
sáng trăng ngoại nướng
bánh phồng
củi nổ lách tách rộn
lòng cháu cưng
Và ông tưởng chừng về
lại chốn xưa:
về đây ta lại về đây
về dòng sông cũ ngất
ngây lặng tờ
lục bình mấy cụm trơ
vơ
cá trồi ăn móng đợi
chờ trăng lên
hương dạ lý ngát bên
thềm
hiu hiu gió thoảng êm
êm tre hiền
….
về đây thở chút hương
thừa
nghe vai sương nặng
nghe mưa trong hồn
Những
tên đất tên miền hiện ra trong trí ông nối tiếp tưởng chừng bất tận:
bạc liêu cái tắc hàm
luông
bước qua bến cát bình
dương bước về
xe lên trà nóc lai
khê
thu qua cồn phụng tết
về bến tre
xuống đò mỹ thuận đợi
xe
mùa xuân xá lỵ mùa hè
mận xanh…
Trong
truyện ngắn nổi tiếng Đêm Cỏ Tuyết, bố ông là một ông già chịu chơi, giờ xuất
hiện dưới dạng lục bát cũng ngộ nghĩnh không kém:
đợi
mùa tháng bảy mưa ngâu
chặt
cây dừa lão bắc cầu thăm ba
đem
cho ba một con gà
một
xị rượu đế để mà nhậu chơi
nhậu
rồi ba chửi khơi khơi
chửi
con khỉ đột chửi chơi đỡ buồn
chửi
thằng chú tắm ở truồng
khiến
cho bà thím trong buồng thất kinh
một
cơn mưa đá thình lình
khiến
cho thằng chú bầm mình sưng cu
Nhưng
nhớ về mẹ, ông có những câu mộc mạc rất ấm lòng:
gác
tay lên trán mơ mòng
nhớ
bà từ mẫu hết lòng nuôi con
đêm
đêm thức suốt mỏi mòn
xức
từng mụt ghẻ cho con mau lành…
trái
tim bồ lúa ta bà
từ
bi hột lúa di đà nam mô
bồng
con diện kiến ni cô
xin
bùa linh hiển cam lồ con đeo
Ông
cũng không quên chuyện Phạm Công Cúc Hoa mẹ ông kể, truyện Tàu, truyện Huyền
Trân… và nhất là các đào kép cải lương:
thùng
thùng trống giục cải lương
năm
châu phùng há văn hường thanh nga
điêu
thuyền lữ bố á a
hồ
quảng lệ thủy ngân nga mút mùa
râu
rồng vuốt thị oai vua
“bớ
tam quân” hét trống khua tùng xèng.
Và
chỉ bốn câu lục bát, ông đã vẽ nên cảnh Tuyết tắm truồng dưới trăng mê ly hơn cả
Kiều khỏa thân trước Thúc Sinh:
ngọc
thân mỹ thể một tòa
vú
thơm lấp lánh trăng ngà tắm khuya
anh
ơi buông áo em dìa
kẻo
không ngõ tối đầm đìa sương sa.
Phụ
bản Kiệt Tấn
Nhưng
những câu lục bát sau đây mới khiến hơi thở Nguyễn Mộng Giác phải rướn cong:
vú
non tròn trĩnh vun bầu
đôi
mông săn chắc lũng sâu dậy thì
gò
tình cỏ dợn lâm ly
hỏi
anh anh muốn em thì xin cho
Như
ông viết trong “Mở lời”: “Lục bát điên viết về bất cứ đề tài nào, viết tùy hứng
và buông thả cho vần điệu lôi cuốn… Viết chơi cho đã thèm. Hạ hồi phân giải.
Nói như Bùi Giáng: “Cho vui vậy mà”.
Không
chỉ nói như, mà còn viết như. Gọi Bùi Giáng là đại ca. Và ông đã “giỡn mặt” Bùi
Giáng như vầy:
nhớ
ông Bùi Giáng lâm bồn
đẻ
ra bao lá hoa cồn tốt tươi
ông
cười từng nụ đười ươi
chuồn
chuồn châu chấu rợp đời lăng xăng
mê
kim cương thẩm thúy hằng
miên
trường thái thậm ai bằng được ông
khoái
marilyn ngoáy mông
brigitte
vú lớn thoắt vòng eo thon
đạm
thanh diệp thúy sài gòn
ngàn
thu rớt hột có còn hiển linh
Và
nếu Bùi Giáng đọc được khúc lục bát này chắc phải khóc òa vì không ngờ có một hậu
sinh khả úy đến như vậy:
em
về ải hạng mai sau
gặp
ông bàng giúi nhớ chào đại ca
biếu
ông nửa ký trăng tà
bốn
chai hồng hạnh bó hoa sương mù
nửa
đêm trời xỉn trăng lu
làm
thơ cồn lá lu bù quàng xiên
lục
bát điên lục bát điên
điên
khùng lục bát khùng điên điên khùng
“sè
sè đứng đái bên đường
rầu
rầu ngọn cỏ nửa hường nửa xanh”
mưa
nguồn thúy dựng em anh
cỏ
cây mình mẩy trổ quanh liên tồn
ngàn
thu rớt hột làng thôn
mọc
lên châu chấu thu bồn suối khe
thơ
ông lén đọc sau hè
mỏi
chưn ngồi xuống em tè ổng coi.
Chính
vì viết tùy hứng và buông thả cho vần điệu lôi cuốn mà trong dòng lục bát phù
sa, ta bắt gặp những vần điệu vừa thô mộc vừa tí tởn chỉ có ông Kiệt (không có
Trụ) mới có thể viết được:
cô
em bán bưởi liếc tình
bưởi
lớn đủ cặp cô mình có không?
vô
duyên anh chớ đèo bòng
bưởi
lớn là bưởi của chồng em cơ
Cứ
như hò đối đáp trên sông Hậu vậy.
Còn
đây là giọng điệu ca dao rất cà rỡn:
em
ngồi cầu nhỏ vo cơm
con
cá nó rỉa con tôm thụt lùi
con
lươn ngó thấy tức cười
cười
lên một tiếng đất trời vui theo
Và
đây là giọng điệu ba gai của lính chịu chơi miền Nam:
trời
bày chi cuộc binh đao
để
ta xít lại gần nhau hít hà
anh
đây vốn “tư rà rà”
ôm
em ghì siết sẽ “ra từ từ”
Thực
ra Lục Bát Điên là những gì tác giả đã viết bằng văn xuôi như Nụ cười tre trúc,
Em vịt vàng, Em điên xõa tóc, Đêm cỏ tuyết… Giờ ông thử đưa vào lục bát vì cái
tật mê làm thơ như mê đàn bà, để lai rai ngâm ngợi cho đỡ rầu (chữ của ông, hay
đúng hơn là của cha con nhà ông). Nửa đùa nửa thật, ông bảo ông có cái tật làm
thơ vừa dài vừa dở. Nhận xét đó có lẽ đúng với những ai mê thơ lục bát của Huy
Cận hay Hồ Dzếnh. Nhưng theo tôi, cái thời “Tô Châu lớp lớp phù kiều/ trăng đêm
Dương tử mây chiều Giang nam” đã xa rồi. Giờ là thời của tràn lan internet, đọc
rất nhiều mà chẳng nhớ bao nhiêu. Thì thôi, hãy cứ buông mình xuôi theo dòng lục
bát hơi điên điên một chút, khùng khùng một chút còn hơn là toát mồ hôi leo lên
những “đỉnh cao” hậu hiện đại đến mệt phờ mà chẳng được gì.
Tôi
viết những dòng này cũng chẳng phải để vinh danh hay để bốc thơm ông. Ông đã gọi
tôi là “bạn ta”, thì tôi cũng nói (nhỏ) để ông biết rằng, cái điên của ông
trong Lục Bát.
Điên
cũng đã đến mức thượng thừa như đại ca bàng giúi của ông.
04/4/2017
Khuất
Đẩu
No comments:
Post a Comment