Huyền
Chiêu
Mấy dặm sơn khê. Hình Internet
Vậy
là đã 42 mùa 30 tháng tư đã trôi qua! Vậy là người dân miền Nam đã sống với “Cách Mạng” gấp đôi lần sống với Việt Nam Cộng Hòa.
Những
đứa trẻ sinh năm 1975 nay tròn 42 tuổi.
Và
chúng chẳng hiểu gì về cái thuở Nam Bắc là hai nhà.
Hai
nhà có một cái hàng rào là sông Bến Hải.
Chúng
không biết gì, không hiểu gì nhưng ông bà cha mẹ chúng thì vẫn cứ nhớ hoài cái
thuở nhà Nam chưa thấm mùi “thống nhất”.
Nhớ.
nhưng chẳng biết phải làm gì ngoài việc nghe lại, hát lại những ca khúc được sáng tác trước 1975 như một
cách phản kháng thầm lặng.
Tôi
có ông cậu út học giỏi, đàn hay, các cháu và các cô gái trong làng rất ngưỡng
mộ.
Đang
làm thư ký tòa tỉnh, ông bị gọi đi lính.
Mỗi
lần về phép, ông thường ôm đàn hát nghêu ngao:
“Mình ba đứa hôm nay
gặp nhau
Nâng ly cà phê ngát mùi hương ngọt ngào
Nâng ly cà phê ngát mùi hương ngọt ngào
Chiều
thu về gió lạnh đìu hiu
Thấy tâm tư dạt dào, thấy buồn buồn làm sao (1)
Thấy tâm tư dạt dào, thấy buồn buồn làm sao (1)
Qua
những ca khúc cậu tôi thường hát, qua những câu chuyện ông kể cho các cháu nghe, chúng tôi
chẳng hiểu ông ôm súng ra chiến trường mục đích để chiến đấu vì cái gì, kẻ thù
của ông là ai.
Ở
trường, phần lịch sử cận đại, không ai
dạy cho chúng tôi vì sao nước Việt phải bị chia đôi. Môn triết không dạy về
Marxism cùng mối nguy của nó.
Chiến
tranh nổ ra, miền Nam của chúng tôi phải chiến đấu với một kẻ thù diện mạo rất mù mờ. Người dân miền Nam hiểu rất ít về
chủ nghĩa Cộng Sản.
Một
hôm mọi người ngơ ngác thấy lính Mỹ ào ạt đổ bộ vào miền Nam như những con
Robot cầm súng .
Trong
khi người dân miền Bắc gọi Liên Xô, Trung Quốc một cách thân thiết là “Người
anh em”.
Mỹ
vào miền Nam chỉ có quán Bar là thân thiết.
Hàng
triệu người miền Nam, hàng trăm ngàn lính Mỹ đã chết.
Tình
hình nước mình mà người dân chẳng hiểu tại sao mình lại phải chịu đựng những
điều khủng khiếp đến vậy.
Một
hôm, đột nhiên những chiếc xe MP biến
mất trên phố xá, các quán bar đóng cửa, bộ đội xuất hiện và cậu tôi phải đi cải
tạo tận miền Bắc.
Xin
khỏi kể lại những thay đổi, những đau thương của miền Nam mùa “giải phóng”
Sau
5 năm cải tạo, cậu tôi trở về ngồi quấn
mô tơ cho mợ đi buôn quạt máy cũ bán cho bộ đội.
Sau
khi sang Mỹ diện HO, thỉnh thoảng cậu tôi viết báo kể lại một quá trình chống
cộng lừng lẫy thời trước 75.
Tôi
ngờ ngợ nghĩ rằng cậu tôi là người chống Cộng sau 1975.
Ra
chiến trường cậu bắn giết vì không muốn
chết. Thế thôi, chẳng có lý tưởng gì.
So
với người lính miền Bắc luôn mang “Đôi mắt hình viên Đạn” luôn được kêu gọi “Nhắm quân thù mà bắn”, cậu
tôi luôn hoang mang tuyệt vọng:
“Đường hành quân nắng
cháy da người
Tuổi vui thiếu vui
Vẫn thương mình
thương đời
Nhiều khi trong giấc
mộng mồ hôi kêu tên em, kêu chỉ một tên”. (2)
42
năm đã qua. Cậu tôi đã qua đời. Các nhạc sĩ Trúc Phương, Nhật Trường, Châu Kỳ,
Nhật Ngân… cũng đều theo nhau khuất núi.
Điều
ký lạ là những ca khúc cách mạng đã góp
phần vào cuộc “Giải phóng miền Nam”
không biết từ lúc nào đã biến mất trong tâm tưởng của người dân Việt. Người ta không còn hát “Bác Cùng Chúng Cháu
Hành Quân”, “Cô Gái Vót Chông”, “Chiếc Gậy Trường Sơn”…
Trong
khi những ca khúc buồn bã, không hề mang tính chiến đấu mà cậu tôi thường hát
dù từng bị nhổ bỏ, vẫn cứ len lỏi vào đời sống,
kỳ diệu như những cây bồ đề mảnh mai trong khe hở của vách tường.
Cậu
ơi, ước gì cậu còn sống để trở về mái nhà xưa ôm đàn hát lại bài hát năm nào:
“Nhớ gì từ ngày anh xa mái trường Nhớ gì từ ngày anh vui lên đường
Lối gầy về nhà anh hoa phượng thắm
Màu xanh áo người thương
Nắng chiều đẹp quê hương
Hay nhạc buồn đêm sương (3)
HUYỀN CHIÊU
30 tháng 4 2017
(1)Ly Cà Phê Cuối Cùng -Minh Kỳ
(2) Bông Cỏ May –Trúc Phương
(3) Trăng tàn trên hè phố- Phạm Thế Mỹ.
No comments:
Post a Comment