Tố Nghi
Mùa thu & Quạ
Ưng nói mà nói được là vui tới bến luôn ! À, thì tui đang
nghĩ tới mệ bắc kỳ, bệnh nhơn cũ. Cô có chút nhan sắc, tuy trên 50 nhưng vẩn
còn ưa nhìn, bề ngoài tỉ mỉ chưng diện, móng tay để dài sơn đỏ, tóc nâu bồng bềnh
ngang vai, y chang đào hát hàn quốc.
3 năm trước, cô nhập viện do tai biến mạch máu não, right
stroke. Thằng con cô cỡ tuổi con tui, hiền lành dễ thương hết biết, chẳng bù với
má nó, một cái đài phát thanh tràng giang phát sóng không hề mệt mỏi - công suất
dám hơn tui nhiều bực -
Vào ra thăm cô là những người đồng hương, đồng xứ, đồng cảnh
ngộ. Chúng ríu rít với nhau bằng một thứ tiếng việt tui hiểu hổng ra, đã lơ lớ
lờ lợ về dấu, lại còn khác hẳn từ vựng. Đại khái là chúng nói tiếng Hải phòng.
Tiếng này so với tiếng Hà nội xưa thì một trời một vực. Các cô cậu hải phòng ấy
rổn rảng tự nhiên như người hà nội (bây giờ), tỉnh rụi mở máy với volume hết cỡ.
Bữa mô chúng đi thăm nhau là y phép cả trại bịnh náo nhiệt như nhóm họp chợ trời.
Thằng bánh tí con cô hổng nằm trong thành phần ấy, nó nhỏ
nhẹ từ tốn, mà rồi hai mẹ con nói chi tui cũng hổng thể đoán ra. Có những lúc
cô xoắn lấy nó, nả đại liên từng tràng "tiên sư bố tiên sư cha" (là
terms tui nghe ra đặng), rồi tỉnh bơ bợp tai nó. Thằng bé đỏ mật tía tai lạng
ra sau đậng tránh cái tát. Ngó vui hết biết. Chúng nói với nhau tui hổng hiểu
đã đành, chừng nói với tui, tui cũng hổng hiểu nốt. Với bà mẹ, tui phải hỏi tới
hỏi lui "có phải thế không", còn với thằng con thì tui chịu thua -
sau phải gọn lẹ tiếng anh vì mất thời giờ bộ đội quá xá !
Theo như hồ sơ của social worker, mẹ con cô đi từ Hải
phòng sang Hồng kông, trước khi định cư ở Vancouver mé tây lục địa. Cả gia đình
làm trong nhà hàng cho một đồng hương cũng gốc hải phòng. Rồi... xảy ra chi đó,
ông chủ dọn nhà sang Montreal mé đông, dẫn hai mẹ con cô theo. Tui hỏi thằng cu
vậy chớ mẹ con cháu mần chi trong cái nhà hàng nọ, nó trả lời ông chủ xỉ đâu
làm đó. Thiệt là một câu nói gợi trí tò mò. Tui hỏi cô vậy em làm chi, cô nói
cô giữ con cho ông chủ. Hỏi tới thì... con ông đã ngoài 20 mà cũng chẳng bịnh tật
chi để cần vú em nữa lận. Lại một câu nói gợi trí tò mò thêm nữa.
Sau cùng tự sự con cô lén khai ra cho tui như sau : ông
chủ sang mé tây mở nhà hàng làm kiểng, nghề chánh của ông là trồng cỏ. Và ông
mướn mẹ con cô trông nom cơ sở "canh nông". Hồi chẳng may xảy ra việc
băng đảng lấn đất giành sân với nhau, cảnh sát mở cuộc truy lùng bố ráp, ông chủ
phải tung hê bỏ của chạy lấy người, sang mé đông mở nhà hàng và canh nông như
cũ. Mẹ con cô theo sang, tiếng tây tiếng u hổng có chữ lận lưng.
Cô cao máu, cao mỡ, cao đường, nghĩa là đầy những cái cần
và đủ để gây stroke. Nhưng cô thiệt là hổng "care", ù ù cạc cạc không
thể hiểu và cũng không muốn hiểu. Cô chê cơm nhà thương, bắt thằng con phải bới
cơm mang vào, toàn đồ thứ dữ, hổng bịnh bảo đảm ăn cũng thành bịnh. Rồi cái đài
phát thanh hải phòng ấy (có dàn nhạc giao hưởng bên ngoài thỉnh thoảng tới giúp
vui) đã ồn ào huyên náo cả trại bịnh, tới nỗi người ta rên rỉ "Nô ơi Nô, bữa
nào ẻn hóa câm, tụi tui sẽ khui champagne" – Nô là tui heng -
Nay thì cô ấy câm thiệt ! Cô mới nhập viện trở lợi, left
stroke với aphasia, nghĩa là... hết nói luôn, nghe chi cũng hiểu ron rót, nhưng
nói hổng đặng. Đài phát thanh phát sóng hổng ra, sóng dài sóng ngắn chi cũng
nín rít. Cô ngồi wheelchair chầm chậm qua lại chờ người tới thăm, và lặng lẽ tỉ
tê khóc. Cô không còn là bịnh nhơn của tui lần này, nhưng chắc là cái duyên cái
nghiệp vẫn còn, nên rồi tui cứ bị di và bị dính.
Lần đầu là do tai nạn : Trong khi lấy máu làm test, chẳng
may con bé y tá bị kim đâm trúng, thế là mọi việc rối tinh lên. Chúng lôi cô ra
làm HIV và hepatitis. Rồi chúng hỏi cô một loạt những câu hỏi ruồi bu, về số luợng
kèm theo tình trạng của các partners, và về việc... safe sex. Khổ cái... tiếng
anh cô hổng hiểu, phải qua trung gian thằng con. Thằng nhỏ đỏ mặt tía tai không
dịch nổi thành lời cho má nó hiểu.
Rồi... người ta réo Nô theo lời thỉnh nguyện của thằng nhỏ.
Nô biểu tụi bay cứ chích máu rồi gởi, khỏi điền mẫu đơn, ghi người bịnh aphasia
là đủ. Nhưng cái đám nọ cứ bài bản dãy nảy, rằng mẫu đơn hổng điền thì hổng có
test, hổng có test là hổng có hồ sơ, mơi kia mốt nọ dính HIV từ đó ra sẽ hổng
được bồi thường tai nạn... bla bla bla... Nô ơi làm phước để đức lợi cho con. Tới
đây thì Nô buộc lòng phải bận quần áo vào nhà thương thông dịch, nghĩa là ký miếng
giấy cho làm test mà hổng cần có ... "sex sử"
Nghề thông dịch tưởng tới đó là xong, dè đâu sau còn phải
hành tiếp : Nô ơi Nô, vì lòng thương xót chúa vô biên, làm ơi tới dùm. Nô hớt
ha hớt hải chạy tới, tưởng người bịnh lên cơn tim silent heart attack, dè đâu lại
là chuyện thằng kép của người bịnh - lần nhập viện trước, nàng còn độc thân, lần
này thì đã có kép - Kép hổng ai xa lạ, chính là chàng cắt thịt ngoài chợ á
đông. Chàng ốm ốm roi roi, dến một cập bông tai tổ chảng, kèm thêm cả đống cà
rá dây chuyền. Cũng một giọng hải phòng lờ lợ khó nghe, và mỗi đầu câu nói lại
kèm thêm một tiếng đệm súc tích rất là du dương êm ái. Xúc động thấy rõ trên
nét mật, trong ngôn ngữ hành vi, ... "cái
con y tá da đen beo béo ấy ngu quá bác ạ, cho vợ em uống không đúng cách, nước
vừa lạnh vừa lỏng, nên vợ em khóc quá, tiên sư cha nó, cái con đần độn ấy, bác
đuổi mẹ nó đi, trước sau gì rồi em cũng cho nó một trận...bla bla bla..." Trong
khi ấy thì bà "vợ em" tay viết tay ra dấu, tức ta tức tưởi mũi dãi
lòng thòng. Ngó vừa tội nghiệp vừa buồn cười, bi hài hết nước!
Thích nói mà nói không ra, cho dù chỉ là ngôn ngữ tối thiểu
đặng truyền đạt những căn bản thường nhựt. Quá khổ chớ chi nữa ! Chừ hổng phải
là thích nữa nhưng là cần. Đài phát thanh đứt sóng và có thể sẽ... đứt luôn ! Lúc rời trại, tui nói với đám lâu la nơi đó : Bữa nào tụi em
khui champagne nhớ chừa cho qua một ly heng. Rồi nghe chúng trả lời : Champagne
có rồi mà chưa khui, chờ lủy aphasia luôn rồi khui ăn mừng một thể ! Giê Su Ma,
thiệt là một đám vô nhơn - Chắc phải nhờ bác N. giáo dục chúng dùm chuyện thu cảm.
Xin cám ơn bác trước.
TỐ NGHI
No comments:
Post a Comment