Saturday, September 2, 2017

HƯƠNG VÀ THƠ VÀ NHẠC


Tố Nghi

Poem paiting.
Un  oiseau poursuit une abeille et la baisse.
Par Jean Miró

Làm thơ vất vả khó khăn lắm cà, nhưng hổng hiểu sao (y hình…) nhơn loại thích chọn lối đoạn trường mà đi. Dòm chi cho xa, ngay trong Phố văn này nè, rất nhiều thơ và rất ít văn - cho dù... viết dễ òm hà, cứ viết miết trước sau chi cũng thành... nhà dzăng, tui đã từng được dạy dỗ như thế, nên vẫn triền miên với giấc mơ có thể sẽ thành hiện thực.
Lâu lâu nghe các thi nhơn than vãn rùm trời, rằng "rặn" miết hổng ra thơ. Rặn ở đây là trong nghĩa sanh nở, mang tánh sáng tạo văn học, chớ hoàn toàn hổng phải sanh lý bài tiết của nhà tư tưởng ngôn ngữ da trần tục tầm thường (là tui heng)
Rồi thơ là gì ? Thưa tiếng là rặn để ám chỉ một hành động ngoại khổ tới diệu kỳ, chớ thiệt ra thơ hổng phải chất lỏng, cũng hổng chất dzắn luôn. Thơ là một loại tinh dầu dễ bay hơi. Nó là một hợp chất có hương, thoáng cái bốc hơi ngay tắp lự, y chang dầu thơm dzậy.
Cái dzồi... để giữ nó lợi, nhơn loại mới dùng chữ nghĩa và nốt nhạc như một chất nền hay xúc tác chi đó (khúc này tui tra tự điển chưa ra, phải thành khẩn khai báo vậy) đng nhốt cho chúng đứng yên ở vị trí cân bằng bền. Hồi chữ nghĩa đuợc xướng lên, hay nốt nhạc được hát lên, tình trạng cân bằng bền bị phá vỡ, thế là thơ thoát cũi xổ lồng, tự do bung ra, cất cánh bay cao.
Dầu thơm có nhiều loại nhiều mùi, chưa kể là... để mê hoặc khứu giác nhơn loại, các chiên-da hóa học còn thích pha trộn lung tung cho đám hương trong trỏng níu kéo xếp hàng tuần tự bốc lên, xong lại dùng mớ chữ nghĩa tinh xảo tới diệu kỳ, để đặt cho chúng nhửng tên mơ hồ hấp dẫn, cái kiểu... thủ hương (note de tête) tâm hương (note de coeur) hay vĩ hương (note de... queue) chẳng hạn. Khi đặt tên cho đám hương hỗn hợp ấy, vô tình hay cố ý, người ta đã dùng xạ hương phun vào con chữ để kéo dài thêm tình trạng mê hoặc say đắm.
Hương và thơ và nhạc, do đó là bạn tam hành, thành mới có câu... hữu xạ tự nhiên hương, để chỉ những thi sĩ nhạc sĩ có tài - vậy chớ ta đứng sát bên họ, nhỉnh mũi hít lấy hít để cũng hổng ngửi ra chi ráo - ca sĩ có tài hổng nghe có mùi, nhưng bù lợi có tiền và có rất khẳm.
Suy luận tương tợ kiểu ấy, ngôn ngữ có thể chứa thơ, ngôn ngữ có thể chứa nhạc và ngôn ngữ có thể chứa hương. Nhạc và thơ hay dở ra sao thường khi phải chờ một chập cho thẩm thấu đặng đầu óc phân tách tổng hợp rồi kết luận. Nhưng hương nặng mùi thì thoắt cái đã có ý kiến liền ngay.
Nên dzồi… hổng bao giờ ta nghe nước mắm có chất thơ chất nhạc. Cùng lắm nó cũng chỉ có thể được ca ngợi gián tiếp là mùi vị quê hương - cũng hương đấy nhưng quê thấy bà - Mùi vị quê hương khác với mùi vị hương quê, bởi trong hương quê có hoa đồng cỏ nội - hôm qua em ra tình về, hương đồng cỏ nội bay đi ít nhiều - Hương quê thường chỉ thoang thoảng ngất ngây chớ hổng bàng hoàng hốt hoảng như... quê hương.
Bởi vậy mới có lời bàn về "câu thơ thi xã, con thuyền nghệ an". Giả dụ như lời bàn này có thiệt thì... có lẽ các thi nhơn của cái xã được nhắc tới, khi ấy hẳn đang xúm nhau ngồi trên thuyền thăm viếng Nghệ an, ngửi ra hương trong gió và tức cảnh sanh tình...
Xin hết -hổng thôi lại... hết hương
TỐ NGHI

No comments:

Post a Comment