Trần
Anh Chương
Làm sao. Tranh Trương Vũ. 2011
GIỚI
THIỆU CỦA TRƯƠNG VŨ
Bài thơ gởi theo đây
là của Trần Anh Chương. Năm 1975, Chương mới 13 tuổi và lớn lên ở Huế. Học rất
giỏi. Nhờ sự vận động của một số trí thức, văn nghệ sĩ gốc Huế có quyền hành ở
Hà Nội nên sau khi tốt nghiệp trung học được học bổng sang Tiệp Khắc học về vật
lý nguyên tử. Ở Tiệp Khắc, Chương tham dự vào các sinh hoạt tranh đấu cho tự do
ở Đông Âu. Được sự giúp đỡ của một số giáo sư Tiệp Khắc, Chương trốn sang Ý,
sau đó sang tỵ nạn ở Canada, tiếp tục học rồi lấy Ph.D. ở đó. Hiện Chương sống
với gia đình ở Maryland. Thời còn Talawas, Chương có viết một số bài chính luận
sâu sắc dưới bút hiệu Trần Anh. Cách đây hai tháng, Chương đưa gia đình về thăm
lại Praha. Những thầy bạn cũ không còn bao nhiều. Những người đã giúp mình năm
xưa, những gương mặt lý tưởng của một thời của Tiệp Khắc hầu hết đã mất. Số còn
lại đã về hưu, hoặc an phận hoặc mỏi mệt. Nước Tiệp đã hoàn toàn thay đổi,
"tự do" không còn là vấn đề. Vấn đề bây giờ là cơm áo, là điều kiện vật
chất, là những nhu cầu thời thượng,... Bài thơ này được viết ra trong tâm trạng
đó.
Trương
Vũ
tự
do
Lúc
anh mười tám tuổi
Tự
Do là điều xa lạ
Anh
sống trong căn nhà đầy bóng tối
Anh
đi qua những con đường đá
Còn
vương vệt máu và nỗi đau: Praha, Budapest, Warszawa
Những
mùa đông ảm đạm
Qua
những quãng trường anh hùng
Đầy
bóng hình những tay đao phủ
Nhiều
đêm anh mất ngủ
Vượt
biên, lưu đày, ngục tù anh sợ
Nhưng
Tự Do, hãy cho anh khóc bằng mắt em (*)
Làm
anh sống
Làm
anh nhớ
Những
ngày đáng sống !
Những
bông tuyết rơi
Những
cuộc đời tơi tả
Tự
Do đem cho anh những người xa lạ
Bỗng
thành anh em bè bạn trong nhà
Nỗi
đau làm anh
Thành
người tử tế
Và
như thế anh đi vào đời
Để
yêu em ! Tự Do
Mấy
mươi năm sau anh về chốn cũ
Người
lái taxi nói Tự Do bây giờ ê hề
Cái
nhân dân cần là cơm áo
Câu
nói làm mưa trong lòng
Những
người xưa không còn nữa
Ai
đi với anh trên đường khát vọng
Một
thời đã qua
Em
ơi, Tự Do !
TRẦN ANH CHƯƠNG
Praha 2017
(*)
Thơ Thanh Tâm Tuyền
Hãy cho anh khóc bằng
mắt em,
Những cuộc tình duyên
Budapest
Anh một trái tim em một
trái tim
Chúng kéo đầy đường
chiến xa đại bác
No comments:
Post a Comment