Nguyễn
Lương Vỵ
Thi
sỹ Võ Chân Cửu biết làm thơ từ khi còn tuổi thiếu niên (13, 14 tuổi). Làm thơ từ
rất sớm, nhưng sức thơ lại vượt xa cái tuổi của mình, mà thơ lại hay, thơ thứ
thiệt nữa thì thật là hiếm và quý.
Võ
Chân Cửu in tập thơ đầu tay, Tinh Sương, năm 1972, cách nay trên 40 năm.
Lúc ấy, thi sỹ vừa tròn 20 tuổi. Nay ngồi đọc lại Tinh Sương, tôi vẫn
còn niềm rung cảm, xúc động mạnh như thuở nào.
Tinh
Sương,
đúng như tên gọi, một giòng thơ lung linh, trong veo trong vắt, nhất khí từ bài
đầu đến bài cuối. Âm vang, có một chút gì đó hiu hắt, lành lạnh, trầm trầm. Sắc
màu, có một chút gì đó vừa ảo diệu, vừa mênh mông. Chữ trong mạch thơ, hình như
thi sỹ cố ghìm lại những tiếng nấc thảng thốt của buổi đầu đời, khi bắt đầu cảm
nhận được cái cô liêu, côi cút, bơ vơ của kiếp người.
Tinh
Sương,
tuy với số lượng thơ chắt lọc (25 bài), phần lớn là thơ bốn chữ (6 bài), thơ
năm chữ (12 bài), còn lại là thơ sáu chữ (4 bài), thơ bảy chữ (1 bài) thơ song
thất lục bát (1 bài) và một tiểu trường ca Quẩy Đá Qua Đồng, viết theo lối
hành cổ phong với phần mở đầu và phần khép lại bằng thể thơ lục bát. Về ngôn ngữ,
thi pháp, Võ Chân Cửu đã chứng tỏ được một bản lĩnh vững vàng, tầm cỡ ngay từ
thời tuổi trẻ:
Nàng
đội nón cời
Đi
về phương bắc
Thẳng
đứng mặt trời
Soi
không thấy mặt
(Vô
Tình)
Nhịp
hai, bốn chữ, bốn câu. Hình ảnh, tứ thơ rất lạ. Nàng nào vậy? Nàng Thơ? Bốn câu
mở đầu của tập thơ, chơn chất, hồn nhiên, nhưng lạnh lùng quá đỗi."Soi
không thấy mặt". Câu thơ cuối hun hút bóng hình, buông xuống một
âm trắc dứt điểm nghèn nghẹn, thảng thốt. Nàng Thơ vô tình ư? Không hẳn. Nàng
Thơ thách thức thi sỹ đó thôi! Thi sỹ lập tức hồi đáp:
Trăm
năm bá láp
Nghìn
năm điêu tàn
Đi
về Tịch Hạp
Soi
bóng trăng ngàn.
(Soi
Bóng)
Vỡ
lẽ ra, Soi Bóng trong cõi Tịch Hạp thì sẽ thấy rõ mặt nhau. "Bóng
trăng ngàn" chỉ là biểu tượng thôi. Tâm thức của thi sỹ tự soi
lấy cái bóng “kép” của mình. Cõi Tịch Hạp
là mái nhà xưa, nơi chốn ban sơ của Âm
và Sắc, nơi chốn hỗn mang của thiên địa
mịt mù. "Khởi kỳ thủy là Lời"
(Kinh Thánh) hay "Khởi kỳ thủy là Âm"
(Nguyễn Lương Vỵ)? Hỡi Nàng Thơ huyền ảo kia! Vậy nên:
Sớm
về phía mây tụ
Chiều
tới nơi mây tan
Phải
nơi nầy chốn cũ
Trên
mặt đất còn hoang
Trời
rộng đau gió hú
Ôi
hư không tràn lan.
(Một
Ngày Bộ Hành)
Thi
sỹ cứ bước đi, bước đi. Nhịp một nhịp hai nhịp ba trùng trùng duyên khởi. Cái
bóng của thiền sư Không Lộ ở đâu đây? Trường khiếu nhất thanh hàn Thái Hư – (Hú
dài một tiếng lạnh hết cõi Hư Không). Thi sỹ hẵn là đồng thanh tương ứng, đồng
khí tương cầu. Cái "nơi nầy chốn cũ" là cái nơi chốn nào trong tiền kiếp phôi pha?
Câu hỏi vu vơ hoang địa, tịch mịch vọng lời đáp. Đây rồi:
Lên
đồi theo gió rượt
Cao
cao nghìn bóng mây
Mây
chạy dài sau trước
Bóng
hư linh thì lướt
Hồn
vạn kiếp thì bay
Một
chút bụi tà huy
Nằm
trong lá lung lay
Ngoa
ngoe như mới đẻ
Rung mình lên thật nhẹ
Mười
lăm năm qua rồi
Sương
trắng ngập qua đồi
Ngõ
về như muốn ngợp
Muốn
gọi, chưa ra lời
Bóng
tà bay cái vụt.
(Tà
Huy)
Tuổi
mười tám đôi mươi đắm mình dạo chơi trong cõi tịch mịch của buổi tà huy, nhìn
thấy và lắng nghe. Không kịp gọi thì "bóng tà bay cái vụt". Nhạy cảm
trong từng cái thấy cái nghe, hạt bụi cũng có linh hồn, cũng có dáng dấp sinh
linh ngoa ngoe quẫy đạp. Là ta đấy ư? Là em đấy ư? Lời chưa kịp gọi, chưa kịp hỏi,
cái vụt của chớp nháy không gian thời gian kia đã chia biệt rồi!
Theo
mây đi một buổi
Trời
đất nhẹ phiêu phiêu
Va
đầu tưởng đụng núi
Chỉ
đụng bóng sương chiều
Một
mặt trời lầm lũi
Trên
trần gian tiêu điều.
(Đường
Vô Núi)
Tứ
thơ thản nhiên, lạ lẫm, pha chút ngông cuồng của tuổi trẻ. Không hề gì! Cô liêu
và cô độc quá thôi! Vô núi là vô cái cõi tịch mịch sấm rền. Thi sỹ chỉ biết:
Vô
núi nghe núi rền
Tự
hỏi rồi tự đáp
Về
ù tai cả đêm
Canh
tà chỉ buồn ngáp.
(Thâu
Đêm)
Bài
ngũ ngôn tứ tuyệt hình như có tiếng đồng vọng của Trúc Lâm Yên Tử? Trong sấm
sét rền vang của tịch mịch, thi sĩ hốt nhiên vỡ lẽ ra, "tự hỏi rồi tự đáp".
Tự đáp rồi thì "Về ù tai cả đêm". "Buồn ngáp" là
để hóa giải cái "ù tai" hay là niêm hoa vi tiếu
sau cái "buồn ngáp" ấy? Bài thơ hay là bài kệ? Chẳng biết nữa.
Thi sỹ hay thiền sư? Lại càng chẳng biết luôn. Chỉ biết rằng: Thi sỹ đã sớm chạm
vào cõi vô ngôn kỳ bí nhất của kiếp người. Vô ngôn đâu hẵn là không lời! Xin mời
bạn đọc chậm rãi và tưởng tượng thêm tiếng mõ cầm canh hòa điệu theo:
Chùa
cổ bên sông
Mưa
lồng chính điện
Mưa
dìu mái cong
Về
thăm năm cũ
Rã
chút hương tàn
Trên
bia mộ hoang
Trên
cành đa phế
Hồn
đựng bình vôi
Và
trong ngẫu tượng
Than
đất than đá
Than
cỏ than cây
Cùng
con dế nhỏ
Gáy
suốt đêm dài
Gáy
suốt mười năm
Chết
vùi dưới rễ
Còn
mãi kêu em
Bên
kia bờ sậy
Sông
là nắng mai
Ủ
lòng em nhạt
Gáy
suốt mười năm
Nở
hoa bát ngát
Em
đeo trong tim
Em
cài lên ngực
Một
mai hết rồi
Em
biết còn ai
Gọi
vầng trăng đục
Chở
tình lên mây
Mây
tan mây hợp
Mây
trắng đầy trời
Tan
nát nửa đêm
Xoáy
theo tiếng mõ
Vọng
từ muôn xưa
Hiện
con bướm nhỏ
Đậu
bâu áo phai
Ru
trong nắng tịnh
Nước
mắt như mưa
Cuốn
hai bờ mắt
Mắt
khép một bờ
Em
thấy trăm năm
Một
tiếng chuông đồng
Em
thấy nghìn năm
Một
câu chiêu niệm
Em
nhìn vạn kỷ
Một
vùng như sương
Chùa
cổ bên sông
Mưa
mưa không cùng
Mưa
mưa kỳ cựu
Những
ngày nước dâng
Mưa
êm nhập định
Từng
mảnh rêu phong
Anh
quên kinh kệ
Ra
chảy với sông
Tìm
em vạn ngả
Bạc
áo nâu sồng
Kiệt
trên đời cũ
Ơi
em vô hình
Một
đời bay vụt
Hỏi
em bóng dáng
Sông
nước chập chùng
Nước
xô thiên địa
Chùa
cổ bên sông.
(Chùa
Cổ Bên Sông)
Theo
tôi, đây là bài thơ xuất thần nhất trong Tinh Sương. Thi sỹ viết như nhập
đồng, thơ chảy trôi một mạch như khúc đồng dao, nhịp theo tiếng mõ thánh thót
như những giọt sương trời, vang vang, lắng lắng. Chùa cổ, sông, là biểu
tượng đầy ẩn dụ: Động và tĩnh, xa và gần, mộng và thực, dìu dặt âm vang, quyện
vào nhau trong tiết điệu lung linh, chập chùng, trùng điệp. Bài thơ có thể tụng
(gọi một cách phiêu bồng là "thi tụng") với nhịp ngân nga trầm bổng, hay
có thể hát lên một mình trong đêm thanh vắng. Tụng hay hát, nhả giọng khoan
thai từng chữ, câu chuyện kể sẽ ánh lên một âm vang và sắc màu vừa thực vừa mộng.
Tụng hay hát, sẽ bật lên tiếng ca xang bi mẫn giữa bóng đời dâu bể trầm luân.
Em là ai? Là duyên nghiệp trùng trùng, là vết thương tâm "bạc áo nâu sồng/kiệt
trên đời cũ" của kiếp người ảo hóa mong manh. Bài thơ thấm đẫm
mùi Đạo mà ngan ngát hương Đời, nên không có chỗ dừng. Càng tụng, càng hát,
càng lung linh âm vang và sắc màu, "Sông nước chập chùng/Nước xô thiên địa/Chùa
cổ bên sông…"
Tinh
Sương
còn có bài thơ 5 chữ, Quê Nhà, 148 câu, là bài thơ khá dài hơi, ý tứ hàm
súc, nội lực thâm trầm. Tôi nghĩ, thi sỹ đã cảm ứng và phát tiết, khai mở và
sáng tạo thêm mạch ngầm sâu thẳm mà 2 câu thơ của Huy Cận chưa nói hết: "Một
chiếc linh hồn nhỏ/Mang mang thiên cổ sầu". Phải chăng, đó cũng
là thiện duyên đối với những tâm hồn đồng điệu. Đồng điệu, nhưng đường bay trong
cõi văn chương, mỗi người mỗi ngả riêng tây. Quê nhà, một nơi chốn nào
đó trên mặt đất đìu hiu, vòng quay sinh tử dập dìu, đến rồi đi, đi rồi đến,
mong manh phận người bụi bặm, hẩm hiu trăng tàn nguyệt tận trong giọng nói lời
chào, "Mây bay từ thiên cổ/Cùng nhau trời đất tan/Ta một linh hồn nhỏ/Vơ vẩn
miền Đại Hoang."
Khép
lại Tinh Sương, bài thơ Quẩy Đá Qua Đồng, gồm 120 câu, là một tiểu
trường ca độc đáo. Khổ đầu, khai mở bằng 10 câu lục bát để vào chuyện. Tiếp
theo, 102 câu phá thể theo kiểu một bài hành cổ phong. Cuối cùng, khép lại bằng
8 câu lục bát. Như một câu chuyện kể, một huyền thoại nơi một vùng địa linh nào
đó (không biết có phải là nơi chôn nhau cắt rốn của thi sỹ, hư cấu thêm, muốn
ký thác tâm sự chăng?) Trong bài thơ, đá là một vật linh, cất lên tiếng nói, tiếng
ngâm ngợi, ca xang giữa thinh không. Giọng đá u trầm:
Soi
cái hình ta, hề
Minh
mông
Soi
suốt thiên thu, hề
Thinh
không
(…)
Trứng
con thần ưng
Phơi
trên non chóp
Ta
nằm muôn năm
Sao chưa thay lốt
(…)
Ta
uống tinh sương hề bao nhiêu hớp
Thốt
với bao la hề khuya hay trưa
(…)
Con
thần ưng ơi con thần ưng
Con
trăn tinh ơi con trăn tinh
Ngươi
chơi cùng ta hề
(…)
Sao
ta chưa bay lên cao hề
Trời
xanh xưa hẹn ta hề
Trời
xanh nay lừa ta hề
Đất
trích chiêm bao
Cho ta hát ngao hề
Đá
tâm tình với thần ưng và trăn tinh. Đá hát cho thần ưng vỗ cánh. Đá múa cho
trăn tinh phun ngọc. Rồi khi cao hứng, đá bèn:
Bày
ra một cõi chưa từng có hề
Trời
xanh ghen hề đất ghen hề
Thần
ưng và trăn tinh đã bỏ đi. Đá tiếp tục độc thoại, tra vấn về bản thân, về mặt đất,
trăng sao…Đá hát một mình, đá chơi một mình, đá nghe một mình, đá mộng một mình
giữa bốn bề hư không lặng ngắt nhưng vẫn còn nặng lòng với nhân gian:
Trời
xanh Nam Hải
Khói
vi vu
Soi
động hư vô
Mờ
nhạt một bầu
Lặng
ngắt mênh mông
Câu
ca câu hát
Nghe
ta xoay vòng
Thiên
địa về đâu
Đá
lắng tiếng ca, bài thơ khép lại:
Nằm
nghe đá hát vô minh
Thơ
thay con mắt ngó rình hóa công
Bóng
ai quảy đá qua đồng
Sầu
xưa uất nặng giữa lòng nhân gian.
Giọng
nói, giọng hát u trầm của đá. Giọng của quỉ thi Lý Hạ đấy chăng? Tôi cũng chẳng
biết nữa. Chỉ biết đây là một bài thơ kỳ dị, lạ lùng, ý thơ ảo diệu mùi vị Đạo
học Đông phương huyền hoặc trong cái ý huyền
chi hựu huyền. Thi sỹ ngơ ngác trước thềm sương của vũ trụ, rồi rùng mình
hóa thân vào đá, đá hóa thân thành huyết lệ trùng trùng trong tiếng ca xang giữa
bóng đời dâu bể trùng trùng. Bài thơ hóa thành mây trắng, bay đi về chốn tuyệt
mù. Đọc bài thơ, nghe rờn rợn sống lưng, nghe óc tuôn trào nỗi nhớ không lời,
không tên, không tuổi.
Tinh
Sương,
cũng là tinh huyết của thi sỹ.
Đại
Mộng là
tiếng ngân dài của Tinh Sương. Thi sỹ tiếp tục tra vấn, hồi tưởng bằng
những ẩn dụ tượng trưng với những bài thất ngôn tứ tuyệt, lục bát bốn câu trầm
tĩnh, đĩnh đạt hơn, sâu lắng hơn. Đặc biệt, một bài thơ khá dài, 58 câu, với 3
khổ điệp khúc dặt dìu trong một buổi Sáng Thinh Không:
Một
con chó con, một vừng trăng sáng
Hai
cõi trời im, một vùng biển cạn
Một
con đường đèo sương đục lô nhô
Một
chiếc hồn ma quẩn quanh vạn cổ
(…)
Một
con chó con, một vừng trăng sáng
Hai
cõi trời im, một vùng biển cạn
Một
chiếc hồn đơn mấy bè mây nổi
Hai
con ngựa trắng một chiếc xe tang
(…)
Một
con chó con, một vừng trăng sáng
Hai
con ngựa trắng, một chiếc xe tang
Đất
lành gió phủ mây trong mát
Vạn
cổ nghe chăng, dưới gót nàng.
(Sáng
Thinh Không)
“Nàng”,
biểu tượng cho cái Đẹp hiu hắt của trần gian? Hay bóng ma thiên cổ thoáng ẩn
thoáng hiện, mệnh hệ của kiếp người hư ảo mù tăm? Vết thương tâm đầu đời, vận
vào hồn cốt chữ nghĩa, thấm vào mệnh của thi sỹ?:
…Sáng
thinh không, sáng dưới chân nàng
Trong
lòng vạn đại đã tan hoang
U
minh rờn rợn lên vai tóc
Bóng
tà vạn thuở đã bay ngang
Sáng
thinh không, sáng lặng ngát hương
Êm
ả trần gian chợ phố phường
Một
bàn tay vẫy trên non tuyết
Một
tiếng cười vang cả bốn phương…
(Sáng
Thinh Không)
Tôi
đọc và nghe khí lạnh toát ra trong từng con chữ! Bài thơ đã vượt lên cái sự hay
bình thường. Bài thơ đã đạt đến cái đỉnh lặng và lạnh của khắp cõi nhân gian.
Thi ca đã chết trong thời đại cơ khí gầm gào? Tôi cũng chẳng biết nữa! Nhưng
khi được đọc những giòng thơ như trên, tận đáy lòng tôi đang dậy lên một niềm
bi mẫn khôn cùng."Cái Đẹp cứu chuộc thế giới",
Fyodor Mikhailovich Dostoevsky, nhà văn người Nga
đã nói như thế, trong tác phẩm nào đó mà tôi quên mất. Tôi rất tin, rất đồng cảm
với câu nói trên, cho dẫu là niềm tin nầy hình như không có thật trong thời buổi
nhiễu nhương nầy, đầy rẫy những điều hung bạo và hiểm ác.
Ngả
Tư Vầng Trăng
và những bài thơ khác trong tuyển tập, hương Đời nhiều hơn, thấm đẫm hơn. Giữa những
lao xao thăng trầm thế sự, thơ buông tiếng thở dài trước những đổi thay chẳng
biết nên vui hay nên buồn. Hình như thi sỹ đã dự cảm được những thương đau, khổ
nạn của đất nước và dân tộc trong thời đại ngày nay?!
"Ta
bước lên đường kêu gọi mãi/Nhớ người bạn cũ thuở anh niên…" (thơ Xuân Diệu). Ôi
cái thuở anh niên đẹp ngất, một lần qua đi rồi thôi, không có chốn quay về! Góc
biển xưa, khung trời cũ hanh hao. Qui Nhơn ngập tràn nắng gió, mộng mị của một
thời. Nơi ấy, tình bạn thơ trong sáng hồn nhiên, nay chỉ còn lại những vệt nắng
xanh lung linh trong tâm tưởng.
"Trước Sau Đều Của Riêng Mình". Câu thơ duy nhất, thi sỹ ghi ở trang đầu của tuyển tập
Thơ. Trước Sau như Một. Riêng mình. Riêng cái mối Nhất Dĩ Quán của một đời thơ. Thi sỹ, kẻ thọ mệnh điêu linh, mỗi
người mỗi kiểu, cô liêu cô độc ngút ngàn. Có còn chăng là tiếng đồng vọng của cố
nhân bên trời lận đận. Những trận gió bay đi mịt mờ tuổi dại, nhưng vẫn còn đây
những giọt nắng của buổi sơ đầu hạnh ngộ giữa tôi và thi sỹ. "Quỷ
ma đưa mãi lời thiên cổ/ Hiu hắt nghìn thu lạnh khí đồng…" 2 câu
thơ trong bài thơ thi sỹ đã viết tặng tôi cách nay hơn 40 năm. Tôi chẳng
bao giờ dám quên!
Calif.,
cuối đông 2011, hiệu đính 09.2016
NLV
Ghi
chú:
-
Võ Chân Cửu (tên thật: Văn Hưng). Sinh năm 1952. Quê quán Qui Nhơn, Bình Định.
Nhà thơ, nhà báo, nghiên cứu phê bình văn học. Hiện sống tại Sài Gòn.
-
Tác phẩm Thơ đã in của Võ Chân Cửu:
. Tinh Sương - NXB Thi Ca, Sài Gòn, 1972.
. Đại Mộng - NXB Nhị Khê, Sài Gòn, 1973.
. Ngả Tư Vầng Trăng - NXB Trẻ, Sài Gòn, 1990
. Trước Sau - Tuyển Tập Thơ - NXB Thư Ấn
Quán, New Jersey, 09.2011
No comments:
Post a Comment