Huyền
Chiêu
Tôi
chưa bao giờ đến Quảng Trị nhưng hình ảnh của làng Bích Khê nơi huyện Triệu
Phong qua các nhạc phẩm của Hoàng Thi Thơ luôn làm tôi xao
xuyến.
Một
làng quê có “bóng tre che thôn nghèo”, có “em
tôi áo nâu in đường trăng”, có mẹ
già “run run đi tìm con” (1) người
dân miền Trung ai mà quên được.
Thuở
ấy người dân quê nước mình nghèo nhưng cái nghèo sao quá dễ thương, có lẽ vì mảnh
ruộng bé nhỏ vẫn là của mình và chưa có hợp tác xã:
“Ai nhớ chăng ai
Ai nhớ chăng những
ngày
Những ngày rau cháo
với dưa cà
Quê nghèo vui sống
trong mặn mà
Đời vang lên ngàn câu
ca
Mà tình thấy càng bao
la
Ngàn lòng như chan
hòa”.
Đó
là thuở chưa có đấu tranh giai cấp,dù cuộc sống đạm bạc, trái tim yêu vẫn vô cùng giàu có:
“Ai nhớ chăng ai
Ai nhớ chăng những
chiều
Những chiều gặp gỡ
nhau trên cầu
Nước trời xanh ngắt in một màu
Lặng nhìn nhau hồi
lâu lâu
Rồi tình ta càng ăn
sâu sâu
Mối duyên ban đầu”(2)
Nền
tân nhạc Việt Nam thật may mắn khi lịch sử đưa đẩy thế nào để Hoàng Thi Thơ không tập kết ra Bắc mà lại vào
Nam để chúng ta có được hơn 500 ca khúc thật chất lượng .
Vậy mà cái tên Hoàng Thi Thơ cùng với Phạm Duy đã
bị chôn sống sau 1975 đến mấy mươi năm . Một thế hệ người trẻ ở VN không có may
mắn được tưới mát tâm hồn bằng những khúc nhạc nồng nàn của hai vị nhạc sĩ lỗi
lạc.
Rồi
thời thế lại thay đổi. Ca khúc của hai
ông lại đội mồ sống dậy.
Sáng
nay, trời đã vào thu, trong cái se lạnh của tuổi già, ngồi nghe lại một ca khúc
của Hoàng Thi Thơ bỗng mỉm cười nghiệm
ra nhiều điều thú vị.
Tôi
muốn nhắc đến bản “Một Lần Cuối”.
Người
đàn ông Hoàng Thi Thơ khi rời khỏi ngôi làng có “khói chiều vương vấn mái tranh
nghèo” (2) đã trở thành một Don Juan thứ thiệt.
Ca
khúc “Một lần Cuối” của ông theo ý riêng của tôi sướt mướt bằng mười bài Không Tên của Vũ Thành An gộp
lại.
Hãy
nghe Hoàng Thi Thơ kể lể:
“Anh vuốt tóc em
Anh vuốt tóc em
Một lần cuối cùng rồi
thôi”
Không
tưởng tượng được lời văn hoa mỹ của ông:
“anh vuốt trăng thanh
Trên áo em xanh
Một lần cuối
Như những lần đó xa xôi”
Rồi
ông tiến thêm một bước:
“Anh nắm tay em
Anh nắm tay em
Để thấy đời em lần
cuối
Một lần cuối cùng
thôi em ơi”
Bước
thứ ba là tận dụng sở trường:
“Anh hát cho em nghe
Anh hát cho em nghe
Một lần cuối cùng rồi
thôi”
Bước
thứ tư là hăm dọa:
“Anh chết trong mắt
em
Anh chết trong mắt em
Một lần cuối như
những lần đó xa xôi”
Cuối
cùng nếu nàng vẫn chưa ngã gục ông dùng tuyệt chiêu ít ai nghĩ ra:
“anh khóc trên vai em
Anh khóc trên vai em
Một lần cuối cùng rồi
thôi”
Tôi
tin rằng khó có người con gái nào mà không xiêu lòng trước người đàn ông quá
nhiều kinh nghiệm tình trường này.
Tôi
đã nghe Quang Dũng, Quang Lê hát bài này nhưng đến khi nghe bản thu Chế Linh
hát “Một Lần Cuối” trước 1975 thì mới
thấy Quang Dũng và Quang Lê chỉ là những anh con nít chẳng biết gì về đàn bà.
Ai
cũng biết câu “Đàn ông yêu bằng mắt, đàn
bà yêu bằng tai”.
Đó
là lý do tại sao các nhà văn, các nhà thơ, các họa sĩ khó chinh phục được trái
tim của các giai nhân.
Các
giai nhân thường thích đi shopping chứ có chịu khó ngồi đọc sách, ngâm thơ hay đi
xem tranh ở các gallery.
Lợi
thế thuộc về những lời nỉ non lọt vào tai nàng.
Ngày
xưa nàng Mỵ Nương ở chốn lầu cao. Dinh thự của cha nàng năm tầng bảy lớp tường
rào nhưng không ngăn nổi tiếng sáo của
chàng Trương Chi nương theo không khí
chạm vào trái tim nức nở của nàng.
Nghe
Chế Linh hát “Một Lần Cuối” của Hoàng Thi Thơ tôi nghĩ hai ông đã làm tan nát
trái tim không phải chỉ một nàng Mỵ Nương.
Việt Nam Cọng Hòa tồn tại chỉ 20 năm nhưng đã đủ dưỡng khí để
cho hàng ngàn bài hát ra đời trong tự do, không bị định hướng. Những ca
khúc thuở ấy có hay, có dở, có cao sang,
có bình dân, có nghiêm chỉnh đằm thắm, có lẳng lơ tình tứ, có nói thật, có nói
láo, nhưng sống động như chính cuộc đời.
Huyền Chiêu
tháng 9- 2016
(1) Đường Xưa Lối
Cũ -HTT
(2) Ai Nhớ Chăng Ai -
HTT
No comments:
Post a Comment