Thơ quỳnh & Hoàng Xuân Sơn
Trần Thị Nguyệt Mai
Cách đây hơn 30 năm
tôi mới được dịp xem hoa quỳnh nở, tình cờ trong một ca trực đêm tại cơ quan.
Từng cánh quỳnh như chờ đợi kẻ tri âm bung ra tỏa hương thơm dịu nhẹ. Hoa
trắng, sang trọng, đẹp. Chỉ nở một lần rồi tàn tạ.
“Thơ Quỳnh” của Hoàng
Xuân Sơn có phải cũng như đóa quỳnh kia chỉ dành cho người tri kỷ?
để thơ thấm vào máu
máu nở ra quỳnh hoa
có khi hồn ẩn dã
hương vỡ như khóc òa
máu nở ra quỳnh hoa
có khi hồn ẩn dã
hương vỡ như khóc òa
(ngọc văn, thơ và quỳnh hương)
Tôi đã tìm thấy ở thơ
Quỳnh những tâm sự của nhà thơ:
đêm gọi khẽ một
phương đời yêu dấu
mở mắt ra trời nắng nhẹ đi rồi
mầu son nhạt trên môi hồng ẩn náu
cuộc tình buồn cho bến giạt thuyền trôi
mở mắt ra trời nắng nhẹ đi rồi
mầu son nhạt trên môi hồng ẩn náu
cuộc tình buồn cho bến giạt thuyền trôi
(gọi khẽ)
“Một phương đời yêu dấu”. Có
phải đó là những ngày xưa, khi chúng ta còn có quê hương, dù lúc đó quê hương
chưa thanh bình, đạn vẫn rơi và bom vẫn nổ, ánh hỏa châu vẫn soi sáng đêm
đen? Nhưng sao những ngày đó quá dấu
yêu, thơ mộng khi người đối với người rất chân tình:
chẳng có đua tranh
người kẻ chợ
tình thật như nhiên suối nước ròng
hằng tâm bỗng nụ cười man mác
tràn lòng than lửa rực hừng đông
tình thật như nhiên suối nước ròng
hằng tâm bỗng nụ cười man mác
tràn lòng than lửa rực hừng đông
(hồi văn)
Rồi trận hồng thủy
của thế kỷ ập đến. Kẻ bại trận ngậm ngùi. Đối với họ, quê hương bây giờ là đêm
đen. Bởi, trước mắt, tương lai của chính họ là một thứ bóng tối kinh khiếp. Khi
mọi công việc, mọi lựa chọn đều lấy một chữ "hồng” làm căn bản, còn “chuyên"
chỉ là thứ yếu, khi mọi thứ tự do đã bị bóp nghẹt, và người cũng lẩn tránh
người vì e dè, nghi kỵ:
phẫn nộ nhiều khi
cũng rợn buồn
lòng người mây đục chốn tà dương
đau ở bụi bờ trăng non mọc
một chút sắt cầm một chút hương
lòng người mây đục chốn tà dương
đau ở bụi bờ trăng non mọc
một chút sắt cầm một chút hương
(hồi văn)
Không có tự do, không
có tương lai, họ đã “bỏ phiếu bằng chân” như ai đó đã ví, tràn ra biển hay đi
bằng đường rừng, vượt biên tìm đến những nơi “đất lành chim đậu” trên khắp thế
giới:
là đi bươn chải không
bờ bến
húc tới. tràn lấp một địa cầu
húc tới. tràn lấp một địa cầu
(sao chẳng là xuân)
Và cũng từ đó bắt đầu những ngày tháng lưu
vong, sống đời xa xứ, ngày tất bật lo cơm áo, để khi đêm về cảm nhận nỗi muộn
phiền và cô đơn muôn thuở:
giấu nỗi niềm trong
đáy ly
mà nghe thuốc đắng
thầm thì chuyện sau
mà nghe thuốc đắng
thầm thì chuyện sau
(như nhiên)
Hay:
có những chuyến tầu
cô đơn rất mực
chưa đi mà khói đã mù
loay hoay cuộc sống bám víu một đường ray
và rồi mình vẫn sống
ngu ngơ. tầm ruồng. cỏ cây già rí
mươi mười lăm năm thây kéo dài ra rả
rồi mình vẫn sống (bám) ra thức gì
vẫn thở rù rì bụi bặm
khẩu động hàng chợ lao xao
cơ động mày mò lặng im một múi giờ vây hãm
cái bóng tâm thần lủi đi
hoang thú miệt mài
gậy mơ đau rần nẻo mộng
(biết làm sao được)
chưa đi mà khói đã mù
loay hoay cuộc sống bám víu một đường ray
và rồi mình vẫn sống
ngu ngơ. tầm ruồng. cỏ cây già rí
mươi mười lăm năm thây kéo dài ra rả
rồi mình vẫn sống (bám) ra thức gì
vẫn thở rù rì bụi bặm
khẩu động hàng chợ lao xao
cơ động mày mò lặng im một múi giờ vây hãm
cái bóng tâm thần lủi đi
hoang thú miệt mài
gậy mơ đau rần nẻo mộng
(biết làm sao được)
Nhưng dù vậy, nhà thơ
vẫn giữ một niềm tin vào một ngày mai tươi sáng:
thôi đừng xóa cơn mê
nồng đương độ
hương còn nguyên cau bưởi chốn quê nhà
hương còn nguyên cau bưởi chốn quê nhà
đừng nhắc tới nỗi
niềm sau đất đá
mai cánh hồng trong nắng ửng ngàn hoa
mai cánh hồng trong nắng ửng ngàn hoa
(gọi khẽ)
Hay:
nắng rồi tan
nắng dầu tan
còn em vô lượng
đá vàng thủy chung
nắng rồi tan
nắng dầu tan
còn em vô lượng
đá vàng thủy chung
(như nhiên)
Vâng, cũng như nhà
thơ, tôi tin rằng sẽ có một ngày:
nắng rồi tan
nắng dầu tan
còn em vô lượng
đá vàng thủy chung
nắng dầu tan
còn em vô lượng
đá vàng thủy chung
Và:
mai cánh hồng trong
nắng ửng ngàn hoa.
Trần
Thị Nguyệt Mai
9/9/2016
No comments:
Post a Comment