Hồ
Đình Nghiêm
Thi phẩm
của Trân Sa
đời
ta đâu phải là cây mục
trôi
với rong và rã với rêu
đời
ta đâu phải là ga xép
đứng
chờ đỗ lại một tàu xiêu.
Bài
trên có tựa là “Tĩnh”. Còn dưới đây, thơ mang tên “Động”. Sắp chung một trang,
được viết vào năm 1983.
đôi
khi gió bão qua ngang núi
chim
bay cuồng nơi ẩn trú đâu
đôi
khi cỏ dại gai đầy lối
ngựa
ngửng đầu ngơ ngác ngó quanh.
Biên
giới giữa Tĩnh và Động, cái sự lọt vào, thứ trạng thái nhập nhằng ấy dường như
không hiện diện trong thơ Trân Sa. Cô mềm lòng khi đứng bên này đường và cô cứng
rắn khi đặt chân sang tới lề bên kia. Con người Trân Sa chẳng chấp nhận cái nửa
vời. Nắng chan hoà trên từng câu thơ, đôi khi chữ chết chìm dưới một bầu trời
sũng nước. Tôi đọc, không nhìn ra cái ui ui của thứ thời tiết tức giông nắng trốn.
Ra ngô ra khoai, chẳng ỡm ờ!
Từ
chỗ tôi ở đến thành phố Trân Sa trú ngụ cách nhau 6 giờ lái xe. Mưa ở Montréal
mà nắng vàng ngập phố Toronto. Cách trở bao nhiêu cây số mà trái khoáy vậy? Tôi
mua vé xe lửa (không tàu xiêu) và lần khác thì leo lên xe đò băng đồng vượt suối.
Chúng tôi gặp nhau đúng ba lần (sự bất quá tam). Vậy thì cuộc hội ngộ còn lại
là do “người về từ Toronto” tạo nên. Ba lần, trải dài qua tháng năm của thời điểm
1989 và 1990. Ôi, mới đó mà đã sang một thế kỷ rồi ư?
Trân
Sa hơi gầy, hình như ngày cũ ở Nha Trang. Trân Sa nói giọng Huế chưa phai nhạt
nước sông Hương, trầm, hơi khản tiếng; thứ chất giọng mà tôi nghĩ những người
hát nhạc Jazz đều sở hữu. Tóc cắt ngắn, thật ngắn. Mang gương cận thị. Thích uống
cà phê đen đậm đặc và ngồi bên nhau chừng hơn nửa giờ, hai đứa đã đốt khói bay
20 điếu thuốc trong chiều tà. Nhìn Trân Sa, tôi dấu ý nghĩ là cô đã vô tình chở
trí nhớ tôi về lại Huế năm xưa, hồi tôi gặp nhà văn Trùng Dương theo nhật báo
Sóng Thần đi viết bài tận vùng địa đầu giới tuyến. Ngồi với anh Đinh Cường
trong Đại Nội có thể đón nhận cơn địa chấn lan về do hoả tiễn lẫn đại pháo chăm
trút xuống cổ thành Quảng Trị. Có chút gì đọng trên gương mặt Trân Sa làm gợi tới
Trùng Dương? Cái kính to trên gương mặt gầy tóc ngắn? Những cọng khói ẻo lả từ
tay bay lên? Và văn chương. Và lên đường. Và nhập cuộc. (Có thời Trân Sa làm chủ
biên tờ Trăm Con, đăng tải thơ văn nhiều bài đặc sắc nhưng chẳng thọ lâu do bởi
những ngộ nhận, ngay tại Toronto).
Chúng
tôi ngó phố phường, miệng mồm thì bận cà phê thuốc lá, nói chung là vụng về
không biết tìm cách trao đổi lời qua tiếng lại. Mà nghĩ cũng chẳng cần thiết bởi
vì cả Trân Sa và tôi dạo đó đều viết rất hăng. Mê muội gửi bài tới các tạp chí
văn học. Đã đọc của nhau và vai đâu vai như giờ này cũng do chữ nghĩa tác thành
để làm nên cuộc xúi dại, hơi ngây ngô, hơi khờ khạo. Ngoài thơ, những truyện ngắn
của Trân Sa tựu trung đều là những hạt cát quý, lấp lánh (chẳng rành Hán Nôm
nhưng tôi vẫn diễn dịch tên Trân Sa ra thế). Ý tưởng lạ, cách dựng truyện và
không khí trong đó luôn để lại một thứ gì gần với xót xa. Một dụng công cố sắp
xếp lại những đổ vỡ. Hạnh phúc vốn từ đau đớn mà phát sinh. Truyện ngắn “Giữa
Những Hàng Ghế Trống” là một ví dụ. “Về Già Tôi Sẽ Đi Tu” là một chứng minh
khác.
Tôi
nghĩ, ngồi bên nhau mà người ta ít nói, gần như câm lặng, cũng nên được xem là
họ đã hiểu lòng nhau. Nếu cho đó là nguỵ biện, thì có thể thưa rằng, e chúng
đang bận suy tưởng, mỗi người tự truy đuổi riêng một nỗi niềm để về nhà dựng được
một áng văn ghi dấu, đãi đằng nhau.
Chỉ
ba lần, nhìn sâu vào mắt nói trong vô ngôn, rồi Trân Sa thầm lặng bỏ đi, biền
biệt, mất dấu. Hỏi thăm bạn bè ở dưới đó, không một ai hay. Chưa già, chắc chắn
là Trân Sa chẳng “Tôi sẽ đi tu”. Chợt nhớ lại bài thơ “Bơ Vơ” của người đang lẩn
trốn vào bóng tối:
Phật
ở bên tay trái
Chúa
ở bên tay phải
Đối
diện: một rừng người
Phía
sau lưng: vực thẳm
Ngó
xuống: toàn hư vô
Bàn
chân tôi đứng lại
Giữa
vô cùng bơ vơ
Xác
thân chỉ tồn tại
Những
nhịp sầu rất thơ.
Nhớ
luôn cả bài “Bạn Xưa”:
trong
giấc mơ người ám ảnh tôi
sáng
hôm nay trời đất buồn rầu
tôi
thay áo bước vào đời sống
quá
khứ nặng bàn chân thế sao
tôi
ở đây hồn ở đâu đâu
một
cánh hoa lạc loài trong đầu
đem
gửi tặng người qua trí tưởng
thấy
môi ai cười khô héo thôi.
Tới
ngang đây, tôi đành “nhớ” thêm các bài thơ khác của Trân Sa. Tôi mượn Trân Sa để
gửi theo chút tâm tình mà mình chẳng đủ lời để thổ lộ. Tôi vẫn tự nhận tôi mãi
kém thua bạn tôi. Và về già có thể tôi sẽ đi tu, tại gia. Ngồi diện bích, hồi
tưởng: Chúng tôi đã có một thời như thế. Hồn nhiên trong sự già cỗi. Dấn thân
trong hoạn nạn. Mê muội trong phụ rẫy. Tàn hơi trong lãng công. Chỉ còn nỗi nhớ
trong thất lạc. Và chỉ còn thơ văn làm bồi đắp thứ tình bạn không tuổi tác. Một
buổi điểm tâm Xanh.
Tuy
chênh lệch đôi ba tuổi, nhưng Trân Sa tìm đến thơ văn trước tôi một chặng đường
dài. Có bài làm năm 1973, 1975, lai rai về sau… Nhưng tôi yêu thơ Trân Sa ở thời
điểm mà tôi vừa đến góp chung một tiếng nói. Chẳng hạn như bài “Đối Thoại Trong
Một Cuốn Tiểu Thuyết” được viết vào tháng 11, năm 1988:
Họ
nói về những bầy chim gẫy cánh giữa trời
về
những con người chôn mặt mình trong đất
về
cuộc đời giữa những còn và mất
về
tương lai trống không và hiện tại chôn vùi
Họ
nói về một vầng trăng chết đuối ngoài khơi
về
một tình yêu không còn trong trí nhớ
về
cái chết và về niềm hãi sợ
về
hoang đảo cô liêu chỉ có một người
Họ
quên nói với nhau về những tiếng cười
về
những ban đêm không thể còn bóng tối
về
không-một-trái-tim-nào-có-tội
về
không-ai-là-dã-nhân khi còn biết thương đời
Họ
bận rộn nhỏ lên nhau giọt lệ ngậm ngùi
nên
quên nói với nhau những lời hy vọng
Họ
mải miết với quá nhiều phủ nhận
nên
không còn gì ở giữa những đôi môi.
MỘT
tâm
hoa nở rộ khắp mùa
thương
em búp nhỏ bao giờ ra bông
tay
ai khuấy nước trên sông
thương
em gợn sóng tan vào hư vô
a
ha địa ngục tang bồng
ta
quăng cực lạc nhập vòng tử sinh
bước
chân lạc lõng u minh
môi
cười bình lặng tỉnh điên cũng là
bao
giờ em hiểu ra ta
ý
thân nhất thể ta là chính em.
(4/88)
LẠNH
tôi
đã đi rồi tôi đến đâu
không
về. nhất định chẳng về đâu
trời
ơi. sao đất vô cùng lạnh
dưới
một dòng sông gãy nhịp cầu.
(1987)
NHỚ
đã
ra đi
đã
qua đường
tình
xưa
còn
động
vết
thương ngọt ngào
đã
quay lưng
đã
tay chào
hôm
nay
còn
nhớ
hôm
nào,
rưng
rưng.
(6/86)
NGƯỜI
đêm
nâng
ly café
thấy
Nét Đẹp Em Người Da Đen
buổi
sáng
châm
điếu thuốc
hồng
Lửa Ấm Anh Người Da Đỏ
trưa
một
ly sữa nhỏ
mát
rượi Diễm Phúc Người Da Trắng
chiều
tĩnh
lặng
Tôi
Người Da Vàng trực nhận mối tương quan
đầy
thân ái
nhân
loại bao la
dưỡng
sinh và huỷ phá
Tôi
xin yêu Người
Da Đen Da Đỏ Da Trắng Da Vàng
Tôi
xin vô cùng yêu Anh yêu Em yêu Tôi
Dù
sao.
(1984)
NỖI NHỚ
yêu
từ cái thuở
trăng
còn Rằm
thuở
Hoa
đơm
nụ mới
đầu
năm
bao
nhiêu
Thu
rụng
Đông
tàn úa
Xuân
Hạ
còn
nguyên
nỗi
nhớ
Xanh.
TÂM TRẠNG
có
khi rớt xuống huyệt
có
khi bay lên trời
có
khi đùa mải miết
có
khi sầu không nguôi
có
khi tôi yêu người
có
khi lòng lạnh nhạt
có
khi hát yêu đời
có
khi gần tự sát
có
khi ngồi nghĩ mãi
điều
vô lý đời mình
có
khi chợt kinh hãi
lặng
lẽ kiếp nhân sinh.
BAO DUNG
lặng
im mà ngó
mưa
về
ngó
trời đất
sụp
gần
kề hai chân
lặng
im
rơi
lệ xuống
thầm
trái
tim nhẫn nhục
ôm
chầm bão giông
từ
đêm
địa
chấn tới gần
lặng
im nghe
tiếng
chim gầm mái hiên
lặng
im nghe
tiếng
khóc phiền
lặng
im nhìn
những
sắc hình
rụng
phơi
lặng
im
môi
hé
nửa
vời
tiếng
bao dung
thoảng
giữa
trời bụi che.
MEN MÙA HẠ
chiều
mang tiếng nói đi theo gió
mang
theo ngọn nắng khuất về tây
có
chi trong nắng mà tôi nhớ?
một
giọng cười hay sợi tóc bay?
có
chi trong tiếng mà tôi nhớ?
một
chút ân cần một chút vui?
có
chi như mật trên môi đó
ngọt
với muôn người hay chỉ tôi?
có
chi như thể trong vườn lạ
nở
một nhành ôi đẹp bất thường
có
chi xanh mượt như cây lá
vẽ
lại trần gian vốn thật buồn
có
chi như thể hương mùa hạ
tiễn
một mùa đông đã quá dài
ô
hay cứ tưởng tim thành đá
lại
đập hồn nhiên mấy nhịp sai
cứ
đến rồi đi rồi trở lại
cứ
cho tôi nhớ hết đêm này
ngày
mai cứ nắng đừng mưa nhé
cứ
vẫn ngọt ngào như bữa nay
chiều
mang tiếng nói đi theo gió
mang
theo ngọn nắng khuất về tây
có
chi trong nhớ mà tôi ngỡ
men
nồng chưa chuốc vội vàng say…
Những
bài thơ hiển thị ở trên, tôi nhặt ra từ hai thi tập “nàng thơ” ký tặng năm xưa
(đã qua thế kỷ rồi sao?): “Thơ Trân Sa” (Tập Họp xuất bản năm 1989) và “Điểm
Tâm Cho Người Tình” (Tân Thư xuất bản năm 1990). Cả hai thi tập đều không ghi
đôi dòng tiểu sử tác giả và những trang thơ giờ này thảy đều úa màu. Thứ sắc
màu vàng vọt có trong thơ Nguyễn Tất Nhiên:
“Nắng bờ sông như màu trang vở cũ
Thuở học trò em làm khổ ai chưa?”
Tôi
từng khổ và tôi đang hối hận. Giá mà ngày ấy thực hiện được một buổi chuyện trò
cùng bạn, để tìm hiểu do đâu, ngọn nắng nào đã soi rọi vào, tác thành nên những
hạt cát lấp lánh có tên gọi Trân Sa. Bởi chăng chúng ta đều bị cuốn vào thứ đời
sống hối hả chuyện mưu sinh. Không thể cưỡng chống, chẳng thể nghe theo lời Bùi
Giáng:
“Áo cơm bỏ lại bên đời
Bỏ tan lìa mộng bên lời tử sinh”.
Bạn
còn đâu đó ở Toronto? Hay “khi về già tôi sẽ trở lại chốn xưa”? Sài Gòn, Phan
Thiết, Đà Lạt hay Nha Trang? Thành phố mà nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng từng gọi:
“Hang động của tuổi thơ”. Có lẽ bạn chẳng hay biết “chuyện nhỏ” về tai ương mà
tôi từng hứng trong mùa Đông khắc nghiệt chốn này. Khi ấy, tôi gượng cơn đau,
nhớ thơ bạn vụt hiện:
“đi
ngang bãi tuyết
thấy
đời dễ thương
ngã
trong đám tuyết
ôi
lạnh khôn cùng”.
Mùa
đông lại sắp về, tôi chống gậy đi tới quán cà phê cũ kỹ mà chúng ta từng ngồi
hun khói. Tôi nhớ lại nhân dáng bạn, khuôn mặt bạn, đang ngồi ghế đối diện. Ừ,
nỗi nhớ hiện ra “giữa những hàng ghế trống”. Tôi chép lại thơ bạn, một cách thiếu
sót, cũng là một cách làm ấm lại. Chúng ta, chẳng ai có cảm tình về một khoảng
trống cả. Phương ấy, bạn còn khổ tâm chêm đầy vơi những câu thơ? Và quan trọng
hơn, bây chừ lòng bạn đang Tĩnh hay đang Động?
“Chỉ
một chút
thoáng
động
trên
ngọn
cỏ ướt mưa
ngoài
ngắt xanh biển rộng
con
cá nằm
ngủ
trưa.
HỒ ĐÌNH NGHIÊM
song thập, 2017
No comments:
Post a Comment