Tố Nghi
Poster phim
Phim Pelle The Conqueror (PTC) dài 160 phút, hình ảnh,
lôi cuốn từ đầu tới cuối. Phim nói tiếng đan mạch (và chút ít thụy điển) phụ đề
anh ngữ. Nhạc phim do Bjorn Itfalt phụ trách và Stefan Nilsson viết nhạc đề.
Các nhà phê bình đều đồng ý rằng, do cốt truyện được thu
ngắn lại, thiếu chữ nghĩa giải thích, chi tiết xử dụng như một loại cận ảnh
xóay mạnh đập thẳng vào mắt khán giả, làm một số cảnh trong phim trở thành dữ dội
bạo tàn nhiều lần hơn trong truyện. Thiên tài của đạo diễn Billy August đã góp
phần đưa tác phẩm văn học PTC lên vòm trời nghệ thuật thứ bảy - và đẩy tên tuổi
tác giả ra thế giới bên ngoài.
Hồi 1 : Di dân
những năm ấy trời làm
đói khổ
kẻ sống.người chết.đều trơ xương
ngày gầy xơ.lất phất mưa phùn
đường bạch dương.chiều không quán trọ
kẻ sống.người chết.đều trơ xương
ngày gầy xơ.lất phất mưa phùn
đường bạch dương.chiều không quán trọ
NXT
Đây là chuyện của Cu Pelle và tía nó, ông Lasse
Karlsson.
Thời gian : cuối thế kỷ 19.
Không gian : đảo Bornholm Đan mạch.
Không gian : đảo Bornholm Đan mạch.
Xoay quanh Lasse và Pelle là các nhơn vật
phụ và những mẩu chuyện phụ của họ. Chuyện
nào cũng hấp dẫn ráo trọi. Vậy mới chết người. Nhưng thiệt ra người chết hổng
nhiều, y hình - để đếm cái coi – chỉ có mỗi 3 trự... rưỡi. Tại sao lại có rưỡi ở
trỏng ha? Thủng thằng chờ đó, trước sau chi cũng tới.
Thụy điển trong thời khắc nớ mất mùa liên miên, dân nghèo
bỏ xứ tràn qua các nước lân cận kiếm sống. Các di dân tứ xứ tới Đ an mạch sanh
nhai khi ấy được đối xử như nô lệ, sổ thông hành bị chủ giữ rịt, chỉ lãnh phần
nhỏ số lương hầu chi tiêu vặt vãnh, phần còn lại được chủ giữ dùm cho tới khi
mãn nhiệm. Bỏ đi trước giao kèo là mất hết tiền, chưa kể sẽ bị coi như sống
ngoài vòng pháp luật và bị cảnh sát lùng truy.
Phim khởi sự
với cảnh một chiếc tàu đầy di dân Thụy điển cặp bến Đan mạch. Thời xa xưa nớ,
tàu còn chạy bằng buồm hay hơi nước, và bến cảng là bờ biển với trần trụi cái cầu
gỗ de ra ngoài để khách hàng từ tàu leo lên rồi đi vào đất liền cho chân tay được
khô ráo Dân địa phương cần người làm cứ
việc tới đó coi giò coi cẳng đám di dân rồi dzớt dzìa. Dĩ nhiên thủ tục di dân
thời nào mà hổng có, hợp đồng thường là 5 năm – có police kiểm soát - sau đó di
dân mới có ‘thẻ xanh’ và được tự do.
Lasse
Karlsson, một nông gia trung niên xấp xỉ 60, goá vợ, bồng thằng con nhỏ 9 tuổi
xuống tàu đi tìm đất hứa. Lasse nói đi nói lại với Pelle – và cũng để tự trấn
an mình - rằng nơi đất hứa ấy, con nít
sướng lắm cà, chỉ ăn rồi chơi, người lớn mới phải mần việc. Chúa nhựt ngày lễ
ta được ngủ nướng, được ăn sáng tại giường (với bánh mì bơ dặm cà phê nóng – cà
phê thiệt) được ăn trưa ăn tối thịnh soạn hết biết luôn (thịt heo trộn nho đút
lò và uống brandy xả láng) Cu Pelle tin bố như tin mười điều răn chúa, bố hổng
nói xạo bao giờ, bố giỏi lắm lận. Bố biết chọn mặt gởi vàng, kiếm người chủ tử
tế mới nhận lời làm mướn.
Nhưng dzồi...
tưởng vậy mà hổng vậy. Mướn nhơn công người ta kiếm người có sức lực
kìa, Lasse chẳng còn trẻ gì, lại vướng bận thằng con nhỏ... Nên dzồi... Bãi vắng
từ từ, sau cùng chỉ còn hai cha con Karlsson hổng ai thèm rước. Lasse dặn thằng
cu ‘cứ ngồi yên đó’ rồi vào quán rượu sát bên giải khát giải sầu, chừng ngất
ngưởng bước ra thì... hallelú..ui ya... được thần lưu linh phù hộ nên có job.
Job ở đây tại
nông trại Stone Farm của ông bà Kongstrups. Vào Stone Farm lương 2 tía con nhà
Karlsson 100 krones mỗi năm, bao luôn ăn ở. Công việc của Lasse theo mùa, nặng nề từ tinh mơ tới
mờ tối, cày cấy chăn nuôi đồng áng bửa củi quét dọn, đủ hết hổng thiếu. Pelle
làm thợ vịn cho bố, đồng thời được bà chủ và các nàng thôn nữ làm công sai vặt. Mùa hè Pelle còn được giao trọng trách chăn
đám bò sữa, dẫn chúng ra đồng ăn cỏ. Hai bố con được soạn chỗ ở sát chuồng gia
súc (bò và gà) ngủ trên nệm rơm và ăn chung với các gia nhơn khác trong khu người
làm. Tiền lương dĩ nhiên là rẻ mạt. Công việc nặng nề bất kể thời gian, thực phẩm hàng ngày
lại thiếu thốn - xuân hạ thu đông, lúc
nào cũng là cá cơm herring bảy món liên tu bất tận.
Cũng liều nhắm mắt đưa chân
Để xem con tạo xoay vần tới đâu
(lảy kiều nha, mang văn học Việt ra hù văn học Đan cho nó sợ chơi)
Để xem con tạo xoay vần tới đâu
(lảy kiều nha, mang văn học Việt ra hù văn học Đan cho nó sợ chơi)
Hồi 2. Đoạ đày
đám lưu dân qua vùng
châu thổ
chẳng tìm đâu thấy một
xóm làng
thảo nguyên.tàn khuya
không ánh lửa
trời mịt mùng.muông
thú kêu hoang
NXT
Nông trại
Stone Farm nằm đìu hiu tuốt một hốc bà tó ở đảo. Đìu hiu là vì... chủ nhơn của
nó, vợ chồng Kongstrup, hổng chí thú mần ăn chi dzáo. Chuyện kể hồi nẳm, rằng
Stone Farm được dựng lên cha truyền con nối qua ba đời, mần ăn khấm khá vì chủ
nhơn của nó vốn siêng năng, kiểm soát và trông coi kỹ càng kẻ ăn người ở. Xui cái đời sau đó thinh không
có công tử Kongstrup vớ va vớ vẩn bỗng
xuất hiện và dzớt ngay được cô con gái duy nhứt của chủ nhơn.
Công tử
Kongstrup chẳng những thừa hưởng tiểu thư gái rượu ngàn lượng dzàng mà còn thừa
hưởng luôn cái gia tài kếch xù của gia đình vợ. Kongstrup một sớm một chiều trở
thành chủ nhơn ông Stone Farm cái rụp. Địa chủ Kongstrup ăn không ngồi rồi bèn
buồn tình bận đồ la cà lối xóm, kiếm ruộng gieo thóc giống. Xui cái ruộng nào
lúa cũng nảy mầm tươi tốt trừ... ruộng nhà.
Vì đức ông chồng
ngày càng biền biệt, vợ ông bèn quay sang kết bạn với lưu linh. Bà liên tu bất
tận uống như hũ chìm rồi rỉ rả than khóc. Tiếng khóc than quyện với gió vi vu,
lùa trong lùm cây kẽ lá bay bổng ra xa, làm người hồi hộp yếu bóng vía giật
mình. Lối xóm chung quanh đồn rùm là nông trại Stone Farm có huông (con ma nhà
họ Hứa) và bà chủ Stone Farm vốn là thày pháp thứ thiệt.
Dân làng
không ai thấy bà Kongstrup ra đường, trừ những lúc chồng bà lâu lâu ghé dzìa,
được bà - tóc tai bù xù, áo quần xốc xếch - ra tận thềm nhà đón chào bằng màn
túm lấy cổ áo tru tréo than van.
Vợ chồng Kongstrup không mảy may ngó ngàng chi tới chuyện
mần ăn, mọi việc trong ngoài tháo khoán cho vị quản lý (cai thợ) và tên tà lọoc
nhí toàn quyền làm mưa làm gió.
Ông cai "vào trong lẫm liệt ra ngoài
hung hăng" ngon lành chỉ thua mỗi ông chủ, thuộc loại "mềm nắn rắn
buông" (term ni mới học xài liền cho nhớ), hiếp đáp được ai là ông hiếp
đáp liền. Tà lọot nhí theo thày học nghề và học luôn những đức tánh cai cần thiết.
Chẳng những thế nó còn triển vọng hơn thày một bực trong việc hành hạ người cô
thế - nạn nhơn trong số ấy có tía con Pelle. Thương hết biết !
Hy vọng
tương lai của ai thế nào hổng biết, chớ
của Lasse thì nhỏ hìu tới tội nghiệp : Một mảnh đất dung thân, cơm áo hàng ngày
– chúa nhựt ăn sang hơn và có quyền ngủ nướng - cu Pelle được thong thả cắp
sách tới trường... đaị khái ước mơ tầm thường hổng cao sang chi dzáo trọi.
Nhưng dzồi cuộc sống khắc nghiệt nơi xứ người đã làm Lasse hết còn nghị lực lẫn
sức lực để bảo vệ mình lẫn thằng con nhỏ
Đã xảy ra một
biến cô làm lung lay lòng tin tưởng của Pelle nơi bố : cu Pelle bị tên tà loọt
doạ một mẻ mém té đái trong quần, nó còn bị tà lọt cho ăn roi lia chia tới đi hết
nổi và té xấp trên vũng nước trong tiếng hò reo nhạo báng của xung quanh. Rồi
được Erik nhảy xổ vào cứu, được Karna ẵm dzìa. Lasse đang bửa củi gần đó, nghe ồn
ào chạy tới, tay còn cầm cái rìu. Mém nữa dám có án mạng nếu như ông cai hổng
nhào tới kéo Erik ra cho thằng đồ đệ co giò chạy thoát.
Lasse hứa sẽ
giết kẻ thù để rửa hận cho con, nhưng rồi ngay bữa sau, khi cái tên tà loọt nớ
vào chuồng bò nạt nộ chuyện mấy con bò sữa đứng sai chỗ (vì Lasse hổng biết chữ,
nên hổng đọc được tên bò viết trên cột) thì Lasse rụt rè dạ vâng rối rít (yes
sir., yes sir.. )
Thì sao ha ?
Thì Pelle khóc tới trời sầu đất thảm chớ chi nữa, Lasse mới tâm sự an ủi Pelle
: Con ơi bố còn sống đây cũng chỉ vì con thôi, nhưng bố đã già rồi, cánh tay
này có còn sức nữa đâu, ngay cả để vung ra một nắm đấm !
Vậy chớ rồi
Pelle cũng tìm được an ủi với rất nhiều người tốt xung quanh : cô Karna nè, chú
Erik nè và nhứt là Rud, thằng bạn nối khố.
Karna xấp xỉ
40 là thợ vắt sữa. Cô tròn trịa phúc hậu và đang tìm kiếm (chưa ra) ý trung
nhơn, dĩ nhiên cô hổng ngó xuống Lasse dzồi, vì Lasse thiếu tiêu chuẩn...
cô chê Lasse không “dangerous enough”
Erik đâu đó
cũng trên 30, tánh khí hiên ngang không cúi luồn khuất phục, ngay cả với giai cấp
thống trị. Erik điển hình cho giai cấp bị trị vùng lên chống áp bức, đòi hỏi tự
do và bình đẳng - như là giờ nghỉ ngơi phải được tôn trọng, khẩu phần thực phẩm
phải upgrade hạp lý hạp tình v.v. Và Erik cà khịa với cai thợ liên miên.
Erik có một
giấc mơ lớn trong đầu sắp thành tựu: Chờ
đủ hai năm nữa hết giao kèo lao động, lãnh mớ bạc rồi mua cái vé tàu sang Mỹ
sang Tàu, những vùng đất hải hồ. Erik hứa sẽ dẫn Pelle theo để cùng chinh phục
thế giới. Trong Pelle giấc mộng viễn du manh nha thành hình, và giấc mộng này
ngày một lớn.
Hồi 3 : Bằng hữu
áo vắt vai.đi qua rừng sim
lội trong cỏ may ngập đầu gối
mê con chuồn chuồn đỏ bay ngang
thương bầy dê con trên đồi vắng
bước nhẹ tênh.quên thời khổ hạnh
đời trôi đi.tưởng đời lặng câm
bỗng tiếng đàn ai trong gió thoảng
NXT
Người vác đờn
ra khảy lưng tưng làm cuộc đời "lặng câm" của Pelle bừng sáng chính
là Rud không khác. Bữa đó, Pelle lùa đám bò sữa ra đồng nội, nhưng vì non
"tay nghề" nên lóng cóng. Rồi vị cứu tinh Rud xuất hiện, truyền kinh
nghiệm trị bò cho Pelle.
Chúng trở
thành bạn thân và sau này còn là bạn học. Cái trường làng chỉ có duy nhứt một lớp
với ông giáo già độc thân thường trực ngủ gà ngủ vịt trên ghế - vì hổng có chuyện
chi mần, lâu lâu thức giấc quất vài roi vào đám trẻ, chơi nhiều hơn học, đặng...
tái lập trật tự
Như tất cả
các bực cha mẹ bình thường khác của thế giới, bố Lasse cũng nắm tay dẩn Pelle đến
trường trong buổi học đầu tiên, và cũng dặn dò thằng con đủ chuyện "khăn bố
nhét trong túi nè, vào lớp con hì mũi trong trỏng hén - nhưng ngoài lớp thì hỉ
ra ngoài rồi chùi bằng tay cũng đặng..."
Nhưng Pelle bị
đám trẻ bullying (lạy chúa xin dủ lòng thương xót, bullying con hổng biết tiếng
việt đích xác là chi, bắt nạt hay ăn hiếp) và kỳ thị dữ lắm (cút xéo về xứ đi,
cái đồ thụy điển dơ dáy) tới nỗi có lần nó còn bỏ học ôm tập vở ra ngoài tuyết
nằm ngó trời. Thành ra rồi tỉnh bạn của Rud khi ấy hẳn phải là một ân sủng.
Rud sàn sàn lứa với Pelle. Mẹ nó, thôn nữ di
dân thụy điển họ Pihl, trước kia là nhơn công Stone Farm, rồi chẳng may lọt vào
mắt xanh của địa chủ và thỉnh thoảng được Kongstrup pha cà phê cho uống giải
lao, uống miết một hồi thì đeo ba lô ngược. Tuy không nhìn nhận chánh thức thằng
con nhưng Kungstrup cũng thu xếp cho mẹ con Rud ra ngoài nông trại, sống lây lất
với tí đỉnh tiền còm cấp dưỡng.
Rud đi học bữa đực bữa cái, nó có thể biền biệt đi một
(hay rất nhiều) ngày đàng, mà hổng học được sàng khôn nào ráo trọi, vì trí
thông minh của nó nhứt định dặm chơn tại chỗ. Nội chạy kiếm nó thôi, má nó cũng
đủ phờ người, nên lâu lâu vài ba bữa là bà Pilh lần vào Stone Farm réo địa chủ
Kongstrup đấu tố, rồi y như phép bị gia nhơn tống cổ ra ngoài cổng nông trại.
Cả Pelle và Rud đều nuôi dưỡng ước mơ. Pelle mơ giấc mộng
lớn, hải hồ chinh phục thế giới. Rud mơ giấc mộng con, thành hề gánh xiệc lòng
vòng đi hát rong.
Hồi 4 : Nghĩa
tình
tìm nhau.trăng đã về động cổ
tìm nhau.tìm nhặt chiếc khăn rơi
tìm nhau.khi qua đình ngả nón
tìm nhau.khi qua đình ngả nón
tìm nhau.khi qua cầu áo bay
tìm nhau.đến phai hương tàn lửa
vị quế nồng.nghĩa nặng tình sâu
tìm nhau.đến phai hương tàn lửa
vị quế nồng.nghĩa nặng tình sâu
Trong PTC có một mối tình đẫm máu (dà, máu thiệt)
và nước mắt. Tình đầu và tình sầu, đau khổ trái ngang... ôi tình chỉ đẹp khi
còn dang dở, nhưng dang dở kiểu này thì dã man quá xá !
Thợ của nông
trại Stone Farm được bao ăn ở nên Stone Farm có cái nhà bếp và nhà bàn thiệt bự
(à... term nhà bàn này anh Cu hẳn là phải biết hén). đồ ăn thức uống được mua sỉ
và mang thẳng tới Stone Farm cho đám ‘hoả đầu quân’ lo liệu (à... hỏa đầu
quân, chừ VC nó kêu là anh nuôi chị nuôi).
Anna, một
thôn nữ đằm thắm dịu dàng (trong phim thấy vậy. Hổng biết cô có đẹp không nữa lận
? Và hổng biết vì sao lại chưa lọt vào thị trường láo liên của địa chủ
Kongstrup ?) cùng với Karna giữ nhiệm vụ bếp núc (và vắt sữa bò) cho Stone
Farm.
Một bữa hai
cha con tiểu thương gia Koller đánh xe ngựa mang cá tới nông trại giao hàng. Cá
được người làm xúc từ xe vào những cần xé, rồi vác vào sân trong, gần cạnh bờ
giếng cho Anna và Karna đánh vảy moi ruột.
Thinh không
Koller bố sai Koller con đi kiếm cho ông miếng nước uống. Cậu Nils Koller thư
sanh nho nhã chớ hổng cục mịch thô sần như đám trai tráng thợ thuyền nông trại
- và cậu vốn thuộc ‘diện’... con ngoan.-
Nils mang cái ca ra giếng rồi được Anna kéo nước chế vào dùm. Ah… thần
ái tình Cupidon bỗng trờ tới thắng cái két, rồi rút cung bắn liền hai mũi tên
dzàng.
Thì dòm cái
biết liền chớ sao nữa, rằng hai đứa nó ‘tình trong như đã mặt ngoài còn e’, cậu
Nils tỉnh bơ đưa ca nước lên miệng uống một hơi cạn láng, quên luôn ngoài kia
ông bố đang khát nước la làng. Rồi thì
có màn ‘khách đà lên ngựa người còn dõi theo’ (câu kiều ni tui hổng nhớ rõ mà cứ...lẩy
đại, xin bà con châm chước dùm)
Ngày chúa nhựt,
Anna lên đồ đi dự lễ .Tại sân nhà thờ, Anna đụng Nils rồi hoảng hốt làm rớt chiếc
khăn tay, và được Nils – tìm nhau. tìm nhặt chiếc khăn rơi - cúi xuống lượm
dùm. Bốn mắt nhìn nhau, chẳng nói một câu... Bố Ole Koller chạy ra thấy, túm liền
lấy thằng con ngoan, bớp cho nó một bạt tay đích đáng. Anna nức nở khóc, ú té
chạy... Thương quá xá !
Nhưng... hổng
tìm nhau đặng trong buổi lễ, thì chúng củng có cách tìm nhau chỗ khác vậy. Mùa
đông giá buốt chập chùng, Anna lén lút lội tuyết ra ngoài gặp Nils, và có lần bị
Pelle trông thấy. Mùa xuân tới, do cùng
có ‘ý đồ’ trộm trứng đặng ‘cải thiện’ cái bao tử, Pelle đụng độ Anna bụng mang
dạ chửa trong chuồng gà ở bìa nông trại
Anna khóc
ròng tâm sự, rằng "bố anh ấy sẽ không bao giờ chấp nhận chị đâu, chị ở đây
chờ sanh nở xong rồi sẽ tính, chị xin em đừng nói với ai " Anna chuyển dạ
ngoài đồng cỏ, giữa đám lau cao ngang ngực. Hẳn là phải khó khăn dữ lắm, vì thấy
Anna lê lết quằn quại rên xiết, còn Nils thì lăng xăng vừa kéo vừa hôn người
yêu dấu vì hổng biết giúp cách nào! Tội quá xá tội !
Cảnh kế tiếp
: đám phụ nữ trong làng đang trò chuyện
giặt dũ bên sông thì thấy thi thể một hài nhi còn cuống rún nổi dập dềnh, chiếc
khăn cuộn – khăn đội đầu của Anna – vướng
vào khóm sậy gần đó. Rồi Anna được chức
trách sở tại mang xe cây tới Stone Farm Farm chở vào bót thụ hình - tội chửa
hoang hay tội giết người, hay cả hai ? –
Tuy đứa bé
được rửa tội và được chôn trong khuôn viên nhà thờ, nhưng ngay tại sườn đồi bên
cầu gần đó, Pelle đắp đá làm một nấm mộ nhỏ cho linh hồn đứa trẻ sơ sanh. Nils
ra ngồi gần "nấm mộ linh hồn" ấy, lượm đá bỏ túi quần. Một bữa....
Pelle lùa bò ra đó nằm ngó trời đất mông lung, nhìn thấy Nils
mới trách móc. Pelle bảo Nils, rằng linh hồn thằng nhỏ vẫn còn vướng vất quanh
sông, lẩn khuất trong khói chiều bốc cao, vì nó đã không được rửa tội khi còn sống,
rằng chính cha mẹ nó đã giết nó chết... Nils ôm mặt nức nở ‘em ơi, kẻ sát nhơn
chính anh thôi’...
Có lẽ nỗi
đau đớn thống khổ ăn năn không dứt đã dẫn Nils tới cái chết đậm sắc màu cao đẹp
ít lâu sau đó.
Hồi 5 : Hy sinh
ôi.tình xưa.như nhãn và sen
dẫu tình phai khi chưa kịp hẹn
thì khuya sau.xin trăng hạ huyền
tiếp truyền đi những lời non biển
(NXT)
Nỗi đau đớn, buồn sầu, thống khổ, ăn năn,
triển miên không dứt đã dẫn tới cái chết đậm sắc màu cao đẹp của Nils.
Từ Tomellia Thụy điển, bố con cu Pelle đặt
chơn tới đảo Bornholm Đan mạch tại bến… "nhà rồng" - cái bến tàu duy
nhứt ở đảo - Nếu hổng cập bến đó thì tàu phải đậu xa xa, rồi dùng xuồng mà đi
vào bãi. Vì thời tiết mùa đông khắc nghiệt dễ dàng làm nước đóng băng, nên thỉnh
thoảng đã thấy trôi lạc từ đâu đó tới đảo, những chiêc xuồng nhỏ với các thuyền
nhơn ngồi chết cóng y chang tảng nước đá dựng đứng. Non nước ấy coi như hết thuốc
chữa, nhưng... gặp cơn biển động thì trong đảo sẽ gởi xuồng cấp cứu ra giúp đỡ
ngay.
Giúp cách nào? Dà đội cấp cứu mang trên
xuồng cuộn dây cáp bự và chắc. Đầu sợi cáp sẽ được móc vào cột buồm của chiếc
tàu, đầu còn lại được nối vào một cây cột bự dã chiến dựng lên ở trên bãi. Sợi
cáp khi ấy tòng teng y chang dây phơi áo quần trong vườn. Rồi một cái thúng bự
- có thể kéo lướt qua lại dễ dàng - được mắc vào dây để chở người từ thuyền vào
tới bãi.
Hôm ấy biển động mạnh khiến một chiếc
tàu xui xẻo không cách chi vào được bãi. Sóng to gió lớn còn làm rách luôn cả
cánh buồm. Đội cấp cứu đành đứng dòm chớ không ai dám mang ghe ra ngoải. Rồi
thinh không Nils nhảy ra mần màn xung phong. Xui cái... cứu được người vừa xong
thì... cái cột buồm của tàu gãy cái rụp... Ông Ole Koller chỉ còn biết đứng
trên bãi tuyệt dzọng ngó ra...
Mấy bữa sau, xác Nils trôi dạt
vào bờ, được bố vớt lên bồng vào ngôi trường làng, khi ấy đang có lớp học. Ông
Koller đặt xác Nils trên bàn thày giáo, vuốt đầu vuốt tóc hôn hít con mà thương
khóc.
Như đã nói, trong PTC chỉ có ba người chết hè,
vậy mà hai trong số ấy đã là máu mủ gia đình Koller thì quả là có... hơi nhiều.
Cái chết thứ ba là của ông giáo già… chết
tình cờ, không hận thù, ngồi chết như mơ... (nhạc cải cách). Thường thì ông vẫn
ngủ gà ngủ vịt trên ghế. Bữa đó ông lại ngủ có hơi say và hơi lâu, đầu ngửa ra
dựa vào tấm bảng sau lưng. Tới giờ tan lớp, học trò lay ông dậy (thày ơi, tới
giờ về rồi thày...) mới hay ông đã tắt thở tự lúc nào. Một cái chết bất ngờ quá
xá nhẹ nhàng thanh thản!
Ủa… vậy còn cái cái chết "rưỡi"
nữa đâu - rưỡi nghĩa là một nửa ha - À... đây là một cái chết vừa bi vừa hài,
xôm tụ thứ thiệt, sẽ được trình chiếu trong hồi kế tiếp.
(xem tiếp kỳ tới)
TỐ NGHI
Mời xem phim ở đây
https://gomovies.to/film/pelle-the-conqueror-18895/watching.html?ep=569135
(dannish-english subt)
This comment has been removed by a blog administrator.
ReplyDelete