Hồ
Đình Nghiêm
Mấy bữa rày trong nước người ta ra sức dẹp sạch vỉa hè cho thông thoáng. Thấy gì lấn choáng lề đường liền giải toả đập phá. Xôn xao đôi ba hôm rồi êm. Êm một hai ngày lại có thứ khác bày ra để chộn rộn. Họ lôi năm (5) bản nhạc vàng từng cho phép trình diễn ra, tái thẩm định rồi quy kết có vấn đề. Bản “Con Đường Xưa Em Đi” của nhạc sĩ Châu Kỳ (1923-2008) là một trong năm bài bị cấm đoán.
Ca
sĩ chuyên nghiệp hoặc thành phần hát hay không bằng hay hát bèn có cớ ngứa cổ.
Hát lui hát tới, từ đầu chí cuối vẫn thông giọng: Ủa, ca từ mộc mạc ngần ấy nào
có gì tồn đọng vướng mắc nhỉ? Chẳng có bóng dáng đinh tặc. Đường đang êm sao
khi không mang cục gạch ra chêm ngoài lộ dị hén!
Cách
chơi nọ là 1 trong 1000 luật lệ hiện hành mà quy định 1001 dẫn tới cách nói:
Biết chết liền! Cớ sự bùm xùm ấy đẻ ra một dị bản, hát hỏng tìm chút nguôi
ngoai:
Con đường xưa em đi
nhiều năm đã đi rồi
bỗng chiều nay cấm
đi.
Biết rằng không cho
đi
khách qua đường cứ đi
sợ gì không dám đi?
Những đường không cho
đi
người ta vẫn đi hoài
cấm, càng thêm khoái
đi.
Có đường không cho đi
cấm đi người vẫn đi
hỏi tại sao cấm đi?
Từ
một bài hát hiền khô giờ đây đổi “tông” coi bộ căng. Chất vấn. Thách thức. Chỉ
buồn cho nhạc sĩ Châu Kỳ chẳng ngờ đứa con tinh thần của mình bi chừ đang tam
sao thất bổn, nhắm lối đoạn trường mà đi. Nhà văn Lỗ Tấn viết: “Con đường tự nó
không hiện hữu mà do những bàn chân người tác thành". Đại lộ hay tiểu lộ
cũng rứa cả. Cái “dụ” này chắc nhà thơ Nguyễn Đăng Thường chuyên đi lề trái ở
phố London hẳn rành sáu câu. Người từng có những lời thơ khác lạ, soạn riêng
cho những bài nhạc đã lỗi nhịp. Chẳng hay người có vấn vương “con đường xưa em
đi”?
Con
đường xưa tôi đi, giờ đây đổi tên rồi, chân ngại không dám qua. Quành qua con
đường mới, biển dựng sóng chận đầu, đành lòng bước lên ghe. Con đường tôi đang
đi, tàu lạ giăng hai hàng, hải tặc mãi hăm he, nhưng mà tôi không ke, khi muốn
tìm tự do, nữ thần kia làm le…
Thế
đấy, phải coi trời bằng vung mới có ngày được đội vòng nguyệt quế khúc ruột
ngàn dặm. Con đường xưa tôi đi, ngày nay về đi lại, ngõ hồn dâng tái tê. Ghé
chân ăn bún chửi, phở quát bên kia đường, ngậm tăm rơi tiền boa. Con đường xưa
tôi đi, hình như bóng cây nhiều, sao giờ này nắng chan. Cuối đường có người
thương, mái tóc dài đã cắt, hỏi rằng đến thăm ai?
Lan
man chuyện đổi lời nghĩ về những dâu bể, bao cuộc hí trường, tự dưng lòng thắt
lại bởi vẻ đẹp ẩn trốn trong thơ. Thơ Joseph Huỳnh Văn (1942-1995) còn đó nỗi
sầu khổ dịu dàng. Thơ mộng lẫn đớn đau. Chép lại đôi đoạn để mường tượng đang
dẫm chân vào một con đường khác, cách xa những lao xao cố quận mãi chực vây
khổn.
Ai
cầm dưới nguyệt ai như mây
cỏ
hoa rất lệ ngát hiên tây
ai
xoã tóc xanh, ai đầm áo
nửa
đêm ngất tạnh cầm buông dây
ôi
nửa đêm sầu, sầu ngất tạnh
sầu
như cầm. nguyệt tàn về đâu…
em
đẹp như cách mạng
vành
khăn tang thắm đỏ giữa chiều vàng
em
đẹp như nát tan
thuở
bình minh
rạng
rỡ xa nhau
ôi
vừng dương
vùng
sầu
em
đẹp như hoàng hôn đổ máu
thầm
giấu tên chúng ta
…….
đêm
giấc mơ vội vàng tảng sáng
đẹp
muộn màng
ôi!
những người kiêu hãnh chẳng ngày mai
đẹp
tàn phai.
Vẻ
đẹp vốn muôn màu. Con đường xưa em đi mãi giấu bao kỷ niệm và kỷ niệm đẹp tàn
phai. Nguyệt tàn về đâu? Chẳng hay biết. Ai giam được bóng trăng? Ai che được
mặt trời? Ai nhốt kín một cơn gió? Hoài công! Con đường xưa tôi đi, giờ đây
người xuống đường, khản giọng đòi quyền sống…
Những
đường không cho đi. Người ta vẫn đi hoài. Cấm đi người vẫn đi. Cái đẹp chờ đích
tới.
Hồ
ĐÌNH NGHIEM
No comments:
Post a Comment