Huyền
Chiêu
Ánh trăng. Tranh minh họa của Huyèn Chiêu
Nhắc
đến nhạc sĩ Nhật Ngân, tôi chỉ nhớ tình khúc “Tôi Đưa Em Sang Sông”.
Khó
có chàng trai 18 tuổi nào khác viết được một ca khúc làm xao xuyến người nghe
đến vậy. Những ca khúc viết về chiến tranh của ông không khắc khoải, ám ảnh
tôi bằng dòng nhạc Trúc Phương. Những
“Xuân Này Con Không Về, Thư Xuân Trên Rừng Cao, Lính Xa Nhà…” của ông nhẹ nhàng
quá.
Cho
đến khi clip “Một Mai Giã Từ Vũ Khí” hát bởi hai thầy chùa trẻ được tung lên
mạng tôi mới có dịp nghe hết bài hát đã được Nhật Ngân sáng tác cách đây gần
nửa thế kỷ.
Xin
lan man một chút về chuyện vì sao tôi dùng chữ “thầy chùa” ở đây.
“Thầy
chùa” đối với tôi gần gũi, thân thiện hơn cách gọi khác như “sư thầy”, “nhà sư”
“đại đức”….
Thuở
bé, tôi sống trong một ngôi làng nhỏ nhưng lại có đủ các cơ sở tôn giáo. Đi ngang chùa, thấy bóng ông già áo nâu hiền
lành, lụm cụm quét sân, mẹ tôi nói “ông già đó là thầy chùa”. Người mặc áo dòng đen được mọi
người gọi là “Cha Nhà Thờ”, vị Mục sư
Tin Lành thuở ấy được gọi là “Thầy Giảng”, nhà thờ Tin Lành được gọi là “nhà
giảng”.
Dù
được gọi bởi những cái tên rất dân dã, người dân quê tôi rất kính trọng các bậc
tu hành.
Thời
nay ở đất nước tôi chính tà lẫn lộn, chùa chiền lắm khi là chốn thị phi.
Không
biết hai thầy chùa trẻ trong clip là thật hay giả, ngụ ở chùa nào nhưng tôi
cũng xin cám ơn hai thầy đã nhắc cho tôi nhớ lại một ca khúc mà đáng lẽ tôi
không nên quên.
Đã
hơn bốn mươi năm trôi qua, những nắm xương trong “Mộ bia kín trong nghĩa địa
buồn” (1) đã hóa thành tro bụi và những đồng đội còn sống sót “Qua Cơn Mê” cũng
đã lần lượt rời xa cõi trầm luân.
Nhưng
những âm thanh khắc khoải từ những tâm trạng bi thương của người lính miền Nam
sao vẫn còn đây…
Những
lời ca ấy đã từng bị nhốt vào ngục tối, rồi bị quên lãng bởi một thế hệ sinh ra
không có ý niệm gì về chiến tranh. Cho nên sao khỏi ngạc nhiên khi “Một Mai Giã
Từ Vũ Khí” bỗng dưng trở về trên đôi môi của những người chưa bao giờ cầm vũ
khí.
Nghe
ca khúc ấy, tôi ngậm ngùi cho một thế hệ thanh niên miền Nam quá ngây thơ về
cuộc chiến, quá tin tưởng vào tình người.
Được
biết nhạc sĩ Nhật Ngân viết ca khúc Qua Cơn Mê và Một Mai Giã Từ Vũ Khí sau khi có hiệp định
Paris kết thúc chiến tranh Việt Nam năm 1972 . Giấc mơ hòa bình của người lính Nhật
Ngân thật trong sáng:
“Tình người sau cơn
mê vẫn xanh
Dù bao tháng năm đau thương dập vùi
Trường quen vắng bóng mai ta lại về
Cùng theo lũ em học hành như xưa” (2)
Dù bao tháng năm đau thương dập vùi
Trường quen vắng bóng mai ta lại về
Cùng theo lũ em học hành như xưa” (2)
Hạnh
phúc biết bao khi quê hương không còn
lửa đạn để người lính buông súng, cùng người yêu làm một chuyến viễn du trong
hân hoan và nước mắt mừng vui.
“Cùng nhau ta sẽ đi
Sẽ thăm bao nơi xưa
Vui một thuở lênh
đênh
Ta sẽ thăm từng người
Sẽ đi thăm từng đường
Sẽ vô thăm từng nhà” (2)
Chuyến
đi cũng có khi làm trái tim nặng trĩu:
“Rồi anh sẽ dìu em
tìm thăm
Mộ bia kín trong
nghĩa địa buồn
Bạn anh đó đang say
ngủ yên
Xin cám ơn! Xin cám
ơn! Người nằm xuống” (1)
Chiến
tranh gây đau thương chết chóc, ai mà chẳng ghét. Hòa bình đến ai mà chẳng
mừng.
Sau
cuộc chiến Nam Bắc ở Mỹ, những tướng lĩnh hai chiến tuyến đã bắt tay nhau trong
tinh thần thượng võ và tất cả các binh sĩ hai miền đều được đối xử bình đẳng
trở về với cuộc sống đời thường. Người văn minh đều hiểu rằng khi chiến tranh xảy
ra cả hai phía đều thua.
Những
điều tốt đẹp ấy đã không đến với đất nước Việt Nam bất hạnh.
Anh
lính miền Nam từng ôm giấc mơ đẹp:
“Trường quen vắng
bóng mai ta lại về
Cùng theo lũ em học
hành như xưa” (2)
Không
ngờ rằng sau chiến tranh, anh cũng được đi học, nhưng học ở một nhà tù dạy bài
học người là kẻ thù của người.
Một Mai Giã Từ Vũ Khí của Nhật Ngân đã
được hát lại nhiều lần trên những sân khấu lộng lẫy ở hải ngoại. Nhưng trong
không khí ngột ngạt của Việt Nam, bài hát trong clip của hai thầy chùa trẻ đã
làm tôi vô cùng xúc động. Bởi từ lâu lắm rồi thanh niên nước tôi đã không còn
biết tự hỏi vì sao mà trên khắp đất nước này “Mộ bia kín trong nghĩa địa buồn”.
Và
tôi tin rằng hai nhà sư trẻ - bây giờ tôi mong hai vị là những nhà sư chân chính - đã hát bài hát này thay lời
kinh, cầu cho khổ nạn đất nước sẽ qua đi và những oan hồn, uổng tử cũng sẽ siêu
thoát theo tiếng chuông chùa.
“Chuông chùa làng xa,
chiều lại vang
Bếp ai lên khói ấm
tình thương
Bát cơm rau khói ấm
tình quê
Có con trâu
Có nương dâu
Thiên đường này mơ
ước bao lâu. (1)
Tôi
cũng tin rằng linh hồn nhạc sĩ Nhật Ngân đang mỉm cười khi biết rằng lời nguyện
cầu hòa bình của ông đang vang xa tận chốn thiền môn.
Tháng ba 2017
HUYỀN
CHIÊU
1. Một Mai Giã Từ Vũ
Khí – Nhật Ngân
2. Qua Cơn Mê - Nhật
Ngân
Hai
thầy chùa hát bolero
No comments:
Post a Comment