Phan
Tấn Hải
I ran toward my house. By Yoshiko Michitsuji
Chúng
ta đang đứng bên những bờ vực núi lửa. Không chỉ là đứng trước cơ nguy của những
trận khủng bố, với những chiếc xe chở đầy bom phóng tới, hay với các phi cơ
hành khách nổ giữa bầu trời. Liên tục nhiều năm, lúc nào cũng nghe Bắc Hàn hăm
dọa biến Seoul thành biển lửa, và bây giờ là lời hăm dọa mưa bom nguyên tử hướng
về Hoa Kỳ.
Trong
tuần qua, lại nghe tin Trung Quốc hăm dọa tấn công Việt Nam nếu không chịu
ngưng khoan dầu ở một lô ở Biển Đông. Hòa bình như dường không thể có trong cõi
này. Thực sự hy hữu là những ngày hòa bình.
Trong
tuần này, cũng là những ngày tưởng niệm các trận bom nguyên tử ở Nhật Bản – khi
Hoa Kỳ dội 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima ngày 6 tháng 8/1945, và xuống
Nagasaki ngày 9 tháng 8/1945. Kết quả ước chừng là hơn 200 ngàn người chết tại
hai thành phố này, và là một trong các nguyên nhân buộc Nhật Bản đầu hàng. Phần
lớn người chết là thường dân trong thành phố. Họ là người già, là phụ nữ và trẻ
em. Vì hầu hết chiến binh đang ở các chiến trường.
Dội
bom xuống các thành phố đúng hay sai là chuyện của các nhà chính trị, các nhà đạo
đức. Với người đã chết, không còn chuyện gì đúng sai nữa, chỉ là một thế giới
im bặt, không cả một hơi gió thì thầm, không cả một tiếng thở dài than vãn. Một
thời tuổi trẻ của tôi, đứng nhìn quanh mình là núi rừng Ban Mê Thuột trong
tháng 3/1975, khi thấy bầu trời hoàng hôn rực đỏ chợt nhớ một cuốn phim về
Hiroshima. Chữ viết là của người sống. Và thơ là chữ viết cho những người đã biến
mất. Có lúc, tôi đã tìm giấy bút làm thơ.
MƯA
BOM NGÀY MỚI LỚN
Hiroshima – có phải ai đã gọi
đã nhắc tên tôi ngày mặt trời
nổ
có phải tia bom chưa tắt nổi
trong mắt tôi còn kinh ngạc
mở
trừng trừng xác người ngập
lối
các trận mưa bom sáng trưa
chiều tối
bám chặt hồn tôi như hơi thở
Hiroshima, Sài Gòn, Hà Nội
có phải mưa bom đầy trí nhớ
còn đau trong tim ngày ngày
tháng tháng
mắt em có thấy xa nơi cuối
gió
không lời, lặng lẽ, im vắng.
Ngày
15 tháng 8 năm 1945, Đế quốc Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện Khối Đồng minh và
ký vào văn kiện đầu hàng ngày 2 tháng 9 năm 1945, chính thức chấm dứt Chiến
tranh thế giới thứ hai.
Sau
đây là một vài bài thơ để ghi nhớ về các trận bom nguyên tử 1945. Phan Tấn Hải chuyển
ngữ từ Anh sang Việt.
Sadako
Kurihara (1913 – 2005) là một nhà thơ, nhà văn và là nhà hoạt động hòa bình
thoát chết từ trận bom Hiroshima. Bài thơ nhan đề “Chúng Ta Hãy Là Những Bà Đỡ”
dựa vào kinh nghiệm của bà trong một hầm trú bom sau trận bom. Thực tế, bà đỡ sống
sót và sau đó gặp lại em bé mà bà giúp đưa vào đời. Bản Việt dịch dựa theo bản
Anh dịch của Richard Minear. Bài thơ như sau.
CHÚNG
TA HÃY LÀ NHỮNG BÀ ĐỠ! MỘT CHUYỆN CHƯA KỂ VỀ TRẬN BOM NGUYÊN TỬ
Đêm, trong hầm một tòa nhà
bê tông đã trở thành đổ nát
Các nạn nhân trận bom
nguyên tử chen chúc trong phòng
Bóng tối phủ khắp – không
có cả một cây đèn cầy
Bốc mùi của máu tươi, mùi
khó chịu của sự chết
Nỗi gần gũi của những người
toát mồ hôi, những tiếng rên
Từ tất cả những thứ như thế,
một tiếng nói kinh ngạc:
“Em bé đang ra đời!”
Trong hầm trú địa ngục đó,
Vào giây phút đó, một thai
phụ trẻ sinh nở
Trong bóng tối, không một
que diêm, phải làm gì?
Quên những cơn đau riêng,
người ta lo cho cô.
Và rồi: “Tôi là một bà đỡ.
Tôi sẽ giúp bé chào đời.”
Người mới nói, bản thân đã
bị thương nặng, trước đó vài khoảng khắc đã rên đau đớn.
Và như thế, một đời sống mới
khai sinh từ bóng tối của hầm địa ngục đó.
Và như thế, bà đỡ đã chết
trước khi mặt trời mọc, vẫn còn tắm trong máu.
Chúng ta hãy là những bà đỡ!
Chúng ta hãy là những bà đỡ!
Ngay cả nếu chúng ta mất mạng
mình để làm như thế.
Bài
thơ “How could I understand?” (Làm sao tôi có thể hiểu?) của Michael R. Burch,
một nhà thơ Hoa Kỳ có tác phẩm in trên nhiều báo và tạp chí. Bản Việt dịch của
bài thơ như sau.
LÀM
SAO TÔI CÓ THỂ HIỂU
Làm sao tôi có thể hiểu
ánh sáng đó
có thể
đau đớn?
.
Hình ảnh đó
có thể
hiển lộ ra?
.
Làm sao tôi có thể hiểu
cái giá của
sự ngu dốt của tôi,
hay hình ảnh
mặt trời nổ hoa?
.
Ai nơi đó để bảo tôi
rằng tôi cũng
có thể là một trong những
Người Đã Biến Mất?
.
Bài
thơ 3 dòng sau đây của Shigemoto Yasuhiko, viết để nhớ lại trong một ngày chứng
kiến bom nổ Hiroshima khi ông là cậu bé 15 tuổi. Bài thơ hài cú có bản Anh dịch
của David McNeill.
Ngày Hiroshima –
Tôi tin là có xương người
Dưới những vệ đường.
.
Bài
thơ sau đây của Carrie Richards, nhan đề “Hiroshima”…
HIROSHIMA
một hồ nước bất động
phản chiếu bầu trời tuyệt đẹp
nơi chiến tranh một thời nuốt sửng mặt trời –
lướt trên những vết thương xưa cũ
trong khi chim bồ câu bay ngược gió.
PTH
No comments:
Post a Comment