Tô Đăng Khoa
Niệm khúc vĩ cầm. Nguồn: Internet
“Trong
u tịch, xương máu bỗng khua vang
Cho ta rơi giữa trời sâu không đáy…”
Cho ta rơi giữa trời sâu không đáy…”
Niệm
Khúc? Khúc nhạc của sự hoài niệm? Thi sĩ vì nhân duyên
gì mà tấu lên Niệm Khúc này? Ngôn ngữ thi ca của Nguyễn Lương Vỵ sẽ đưa chúng ta chạm trán điều gì qua ba đoản khúc trong sự liên hoàn hoài niệm của
bài thơ Niệm Khúc?
Hoài niệm về quá khứ là một việc làm
liều lĩnh, nếu không
muốn nói là nguy hiểm. Nhưng ở đâu có hiểm
nguy, ở đó có sự thoát hiểm. Sự thoát hiểm chính là nguồn lực hiệu quả nhất
giúp con người chuyển đổi nhận thức. Đó chính là vị thầy lớn nhất mà chúng ta
nên học. Nguyễn Lương Vỵ đã liều lĩnh hẹn hò
với cô quạnh và tan vỡ của bóng ma quá khứ để tấu lên bài Niệm Khúc này, và qua đó đã cống hiến cho các độc giả
hữu duyên một Sự Kỳ Ngộ hy
hữu đệ nhất. Nhưng mà Kỳ Ngộ với Ai? Với Cái gì? Làm sao ông đã thành tựu sự Thoát Hiểm
ngoạn mục này? Ta hãy thong
thả theo dõi cuộc hẹn hò của Nguyễn Lương
Vỵ với bóng ma quá khứ khi ông vừa châm lửa mồi
điếu thuốc trên môi, mở màn cho một cuộc hoài niệm
phiêu bồng:
“Hẹn
hò với cô quạnh
Có dịu dàng lắm không?!
Niệm khúc vang màu hồng
Câu thơ vang màu mắt
Mang theo niềm bí mật
Khỏa thân tuyết trắng ngần
Vĩ cầm như lệ ngân
Bay đi cùng nỗi nhớ
Có dịu dàng lắm không?!
Niệm khúc vang màu hồng
Câu thơ vang màu mắt
Mang theo niềm bí mật
Khỏa thân tuyết trắng ngần
Vĩ cầm như lệ ngân
Bay đi cùng nỗi nhớ
Hẹn hò với tan vỡ
Có nói điều gì không?!
Hay chỉ có bão giông
Nghiêng đêm cành khô gãy
Que diêm vừa bật cháy
Dăm chiếc lá vừa rơi
Điếu thuốc ngậm trên môi
Mù sương về trên mái…"
Không
như những cuộc hoài niệm thông thường, trong đó,
kẻ hoài niệm không “hẹn trước”, tức là không có
một sự chuẩn bị, sự huấn luyện tâm thức
cho thật quân bình cho nên bị vùi lấp
trong những con sóng xúc cảm: Có khi bâng khuâng trong tiếc nuối về việc lẽ ra
nên làm, hoặc bàng hoàng ưu hận trước những đổ vỡ
khôn hàn: “phải chi ngày ấy…”. Ở đây, thi sĩ đã ý
thức rất rõ việc mình đang làm. Ông đã có “hẹn trước” cùng với cô quạnh và tan vỡ. Nhưng trong cái tan vỡ, cô quạnh đó, ông vẫn làm cho độc
giả “dự cảm” được dòng mạch ngầm “bí mật” đang vang vang và thật như
thanh khí thường hằng (cái-đang-là) của sự sống:
“Niệm
khúc vang màu hồng
Câu thơ vang màu mắt
Mang theo niềm bí mật
Khỏa thân tuyết trắng ngần…”
Câu thơ vang màu mắt
Mang theo niềm bí mật
Khỏa thân tuyết trắng ngần…”
Khi
khói thuốc mù sương đã tụ về trên mái, là lúc thi sĩ dùng bút pháp dời độc giả sang cảnh giới
khác của quá khứ. (“càn-khôn-đại-nã-di-tâm-pháp”
trong lãng vực thi ca?). Không gian thời gian, dịch chuyển, đưa người khách lạ bước vào ma
trận của cuộc hoài niệm.
“Không
gian đưa tay vẫy
Thời gian nhón gót về
Thời gian nhón gót về
Ngã
tư nằm lóng nghe
Ngã ba rao lạc giọng
Đời lầm than hắt bóng
Phố rách vai hắt hiu
Ta khách lạ thầm kêu
Gọi ta xưa biệt tích…”
Ngã ba rao lạc giọng
Đời lầm than hắt bóng
Phố rách vai hắt hiu
Ta khách lạ thầm kêu
Gọi ta xưa biệt tích…”
Và
thế là cuộc hoài niệm đến hồi gay cấn, không gian, thời gian dồn về trong một niệm.
Người Khách như lọt vào trung tâm cơn bão
giông: “Ngã ba rao lạc giọng / Đời lầm than
hắt bóng / Phố rách vai hắt hiu…” là những hình
ảnh ẩn dụ được Nguyễn Lương Vỵ sử dụng mô tả trạng thái hoang mang và bi
đát của việc rơi vào cơn lốc xoáy của tư tưởng
hoài niệm. Và khách lạ, đã đánh mất chính
mình, đã lạc lối trong ma trận của cuộc hoài niệm: “Ta khách lạ thầm kêu / Gọi
ta xưa biệt tích”. Và đây là đỉnh điểm của sự hiểm nguy: Sự đánh mất chính mình trong chính cuộc hoài
niệm của chính mình. Nhưng ở đâu có hiểm nguy, ở đó có sự thoát hiểm. Và mầu nhiệm
thay, chỗ thoát hiểm khỏi ma trận của cuộc hoài niệm này lại nằm ngay cái “Ngã Tư” của ma trận
trong một câu rất vu vơ: “Ngã tư nằm lóng nghe” (Ngã Tư? Phải chăng đây là cách chơi chữ rất tài tình của Thi Sĩ Nguyễn Lương Vỵ? Ngã Tư còn
có thể được hiểu là một cái Ngã rất riêng Tư, hay cũng có thể là cái Ngã Biết
Suy Tư? “Tôi Tư Duy cho nên Tôi Hiện Hữu?”)
Ngã
Tư này có liên hệ gì chăng với "Con
Đường Ngã Ba" của Bùi Giáng?
Sự
lóng nghe của “Ngã tư nằm lóng nghe” này
có liên hệ gì với sự lóng nghe của viên đá trong
hai câu thơ của Tuệ Sỹ?:
“Đá
mòn phơi nẻo tà dương
Nằm nghe nước lũ khóc chừng cuộc chơi”
Sự biết-lóng-nghe đó, của một “Ngã-Tư” hay của viên “đá mòn phơi nẻo tà dương” là cách thức duy nhất thoát ra khỏi ma trận của sự hoài niệm: Tác dụng của nó là sự nghe ra bản chất đích thực của đời: tức là “sự lầm than” hay cũng chính là Khổ Uẩn trong Tứ Diệu Đế của nhà Phật: “Đời lầm than hắt bóng/Phố rách vai hắt hiu”
Nằm nghe nước lũ khóc chừng cuộc chơi”
Sự biết-lóng-nghe đó, của một “Ngã-Tư” hay của viên “đá mòn phơi nẻo tà dương” là cách thức duy nhất thoát ra khỏi ma trận của sự hoài niệm: Tác dụng của nó là sự nghe ra bản chất đích thực của đời: tức là “sự lầm than” hay cũng chính là Khổ Uẩn trong Tứ Diệu Đế của nhà Phật: “Đời lầm than hắt bóng/Phố rách vai hắt hiu”
Cuộc
hoài niệm nào suy cho cùng chỉ là một cuộc chơi,
theo lối “vui thôi mà” của Bùi Giáng. Nhưng ở đây vui chơi mà Kỳ Ngộ. Mà cuộc Kỳ Ngộ này mới thật là ngoạn mục: Nó thành tựu
được là nhờ sự biết lóng nghe của cái “Ngã Tư” đã hoàn toàn thuần thục an trú trong u tịch:
“Phải
đâu trong u tịch
Xương máu bỗng khua vang
Âm âm âm khuất oan
Âm âm âm ưu hận
Phải đâu trong vô tận
Những trận gió thâm tình
Âm âm âm trắng tinh
Âm âm âm đỏ ối…”
Xương máu bỗng khua vang
Âm âm âm khuất oan
Âm âm âm ưu hận
Phải đâu trong vô tận
Những trận gió thâm tình
Âm âm âm trắng tinh
Âm âm âm đỏ ối…”
Trong
u tịch, thi sỹ bỗng “Nghe Ra” hay “Kỳ Ngộ” một điều kỳ
diệu: Xương máu bỗng khua vang… và cả những trận gió
thâm tình, những Âm âm âm khuất oan / Âm âm âm ưu hận, và cả những
âm âm âm sắc màu trắng tinh và đỏ ối!?
Trong
u tịch, xương máu Kỳ Ngộ cùng xương máu.
Xương máu đã Nghe Ra xương máu.
Trong
u tịch, ngôn ngữ đành bất lực. Ở đây, trong u tịch:
xương máu hòa tan trong âm thanh, âm thanh rền vang xương máu, tất cả được phổ trong một Niệm Khúc liên hoàn
bất tận. Thật là một sự Kỳ Ngộ Hy Hữu Đệ Nhất
trong cái ma trận của sự hoài niệm của cái
“Ngã-Tư”!
Cơn
bão lớn của bóng ma quá khứ, thường sẽ nhận chìm người hoài niệm
trong sự hối tiếc khôn kham, nay đã tan biến, vì
dấu hỏi nghi vấn nay đã xóa tan. Biệt Ly và Kỳ Ngộ đã trở thành
không-hai như hai mặt của một bàn tay. Người
khách lạ chẳng còn nghi, thõng tay trôi vào luân hồi.
“Niệm
khúc hay dấu hỏi
Chẳng cầu mong đáp lời
Ta đi như ta trôi
Như luân hồi vậy đó…”
Chẳng cầu mong đáp lời
Ta đi như ta trôi
Như luân hồi vậy đó…”
Ta
đi như ta trôi / Như luân hồi vậy đó. Lời thơ thật bình dị, chân thật, và
đẹp biết bao! Đi như trôi trong cuộc đời, đó là
biểu hiện của bậc chân tu ẩn sĩ ở đời.
Sự
thoát hiểm trong ma trận của sự hoài niệm cho người khách lạ một nguồn sống mới dồi dào sinh lực.
Thi Ca và Âm Nhạc
vốn không đủ sức diễn tả
hết sự mầu nhiệm của sự Kỳ Ngộ này, trở nên lạnh
câm, lạnh ngắt, chỉ còn lại tình thương yêu và lòng bi mẫn gửi gấm không những chỉ giữa hai dòng chữ,
và giữa những con dấu sắc huyền:
“Nhương
sao trong lá cỏ
Tìm bóng trong hạt mầm
Câu thơ buông lạnh câm
Câu hát buông lạnh ngắt
Biệt khúc hay dấu sắc
Thương dấu huyền bơ vơ…”
Tìm bóng trong hạt mầm
Câu thơ buông lạnh câm
Câu hát buông lạnh ngắt
Biệt khúc hay dấu sắc
Thương dấu huyền bơ vơ…”
Sự
hẹn hò, sự tan vỡ, và niềm cô quạnh, tất cả hiện
rõ chân tướng trong một chuổi nhân duyên tuần tự của
chính nó. Sự háo hức lúc hẹn hò, cõi lòng tan
hoang lúc tan vỡ, hay sự gậm nhấm niềm cô quạnh
lúc chia xa, khi đầy đủ nhân duyên thì tự nó sẽ
đến, khi hết duyên hãy để cho nó tự trôi đi. Xin đừng bao giờ níu
kéo. Vì lẽ? Hẹn hò như sợi tơ, như bọt nước. Cuộc hẹn hò nào chung cuộc cũng ly tan, sợi tơ nào cũng mong manh dễ đứt, bọt nước nào cũng tan vỡ.
“Hẹn
hò như sợi tơ
Chẳng bao giờ níu được
Hẹn hò như bọt nước
Ta chờ như ta rơi
Rơi rơi rơi rơi rơi
Giữa trời sâu không đáy…”
Chẳng bao giờ níu được
Hẹn hò như bọt nước
Ta chờ như ta rơi
Rơi rơi rơi rơi rơi
Giữa trời sâu không đáy…”
Cuộc Kỳ Ngộ trong Niệm
Khúc của Thi Sĩ NLV giúp tác giả và độc giả nhận ra nhau, nhận ra cái Ta-ảo tưởng trong ma trận của cuộc hoài niệm, và cùng lúc
đó được Kỳ Ngộ cùng cái Ta chân thật: Đó là cái Tánh
Linh ẩn trong xương máu này nhưng biết lóng nghe những vui buồn, và những hoài
niệm hiện khởi từng phút từng giây.
TÔ ĐĂNG
KHOA
Ghi Chú: Bài Thơ Niệm
Khúc - Trích trong thi tập Tám Câu Lục Huyền Âm, NXB Q&P
Production 2013 của Nguyễn Lương Vỵ.
No comments:
Post a Comment