Poster of A Touch of Spice
Là
sản phẩm hỗn hợp Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ, A
Touch Of Spice dịch đại là Hương vị cuộc đời (HVCĐ) nghe cho phấn khích.
Tui xin phép lòng dzòng trước khi vào truyện để việc tán thêm trơn.
Thời
cổ đại, đại đế hy lạp Alexander mang quân chinh phạt đất Thổ, sát nhập Thổ vào
phần đất nhà trong hơn hai trăm năm, với tên gọi Bysance. Hy lạp sau suy bại,
mang Bysance hiến cho đế quốc La mã nhằm giữ tình hòa hiếu. Thế kỷ thứ 4, đại đế
Constantin của la mã dời sang Bysance ở hẳn, cải tên Bysance thành
Constantinople. Đế quốc La mã tới đây coi như chia đôi : phương tây và phương
đông.
Cuối
thế kỷ thứ 5, đế quốc La mã phương tây tàn vong - một phần dưới vó ngựa hung nô
Hốt Tất Liệt - Đế quốc la mã phương đông tồn tại với tên gọi đế quốc bysantin.
Thế kỷ thứ 7, tại Ả Rập Saoudite giáo chủ Mahomed thành lập đạo hồi. Hồi giáo
phát triển, lan sang láng giềng chung quanh. Tại Constantinople, đạo Hồi bành
trướng lớn mạnh tới nỗi tiêu diệt luôn La mã phương đông, thành lập đế quốc hồi
giáo empire Ottoman tại đất Thổ vào thế kỷ thứ 15.
Trong
thời bysantin, Hy lạp và Thổ cùng chọn Thiên chúa Chính Thống làm quốc giáo.
Dân chúng di cư lập nghiệp lẫn lộn cả hai bên. Tới thời Ottoman, do chánh sách
cai trị của chánh quyền, dân Thổ cải đạo gia nhập Hồi giáo rất đông và Hồi giáo
trở thành quốc giáo xứ Thổ. Mọi chuyện tới đây vẩn còn êm ả, kỳ thị tôn giáo sắc
tộc, nếu có, chưa lấy gì làm trầm trọng, và chỉ ở mức độ địa phương.
Cuối
thế kỷ 19, đầu 20, tình trạng kinh tế xã hội Thổ thụt lùi, cộng thêm lầm lẫn
tai hại của chánh quyền cai trị - đứng về phía Phổ trong thế chiến thứ nhứt, và
phía Đức trong thế chiến thứ hai - đã đưa Thổ tới bờ vực thẳm. Rồi trong nổ lực
cố gắng hồi sanh, chánh quyền Thổ nhóm ngọn lửa ái quốc trong lòng dân Thổ bằng
chiêu bài tẩy chay kiều bào Hy lạp và đạo Chánh Thống của họ.
Giữa
thập niên 60, Thổ mang binh chiếm đảo Chypres là phần đất thuộc địa tự trị của
Hy, khởi sự cuộc chiến tranh - cả nóng lẫn lạnh - giữa Hy và Thổ. Qua trung
gian Liên Hiệp Quốc, Thổ và Hy ký thoả hiệp hòa bình, Thổ trả về đất Hy khoảng
nửa triệu di dân Hy sống trên đất Thổ (do mải làm ăn nên quyên khuấy vụ nhập tịch)
và rước về trên dưới 2 triệu đồng bào Thổ "khúc ruột ngàn dặm" từ Hy.
*
Nhơn
vật chánh trong phim HVCĐ, theo tui, hổng phải là thằng cu Hy Fanis cùng mối
tình thơ ngây với gái Thổ Saime, nhưng là cụ Vasilis, ông ngoại của nó. Tình tiết
của HVCĐ nhẹ nhàng, cảm động và đầy hương vị cuộc sống thường nhựt của đám di
dân Hy lạp sống lâu đời, hầu như đã mất gốc, trên đất Thổ.
Ông
ngoại Bánh Tí Fanis có cửa tiệm bán hương liệu nấu ăn. Ông hẳn phải là một nhà
hiền triết dồi dào vốn sống, từ chuyện nêm nếm gia vị cho tới việc đời, sang
luôn việc tinh tú thiên văn - gastro liền với astro một vần – Cụ Vasilis đứng trong tiệm thong thả cân đo
gia vị nấu ăn kèm theo những lời khuyên hữu ích đượm màu sắc triết lý. Triết lý
của cụ Vasilis có lẽ chỉ là triết lý vụn, hổng cao xa chi dzáo, nhưng ngó chừng
thấm thía hữu sự dzô cùng, nhứt là khi nó liên quan tới đám gia vị trong bếp…
Tiêu
có vị cay, tỉ như jupiter mặt trời chiếu sáng khắp nơi, tiêu đi với món ăn nào
cũng hạp.
Vị
của quế vừa ngọt vừa chua, như gái đẹp Venus dấm dẳng.
Nghệ
có vị nồng y chang... sao hỏa, nồng tới nỗi ăn nó người ta sẽ thu mình vào vỏ ốc
ưu tư. Nên rồi nếu như muốn có trao đổi qua lợi, thịt viên nên trộn quế thay ngh ệ tuy là trái vị, vì rằng trái đúng lúc sẽ
làm mở lòng ra.
Muối
mặn, tăng khẩu vị thức ăn. Cuộc đời cần có muối cho thêm đậm đà - thành ra thường
khi trên bàn ăn nào cũng có lọ tiêu lọ muối, chớ hổng thấy hũ đường hũ dấm bao
giờ -
Nhưng...
cái thông thái của cụ Vasilis hổng dừng lợi ở đám hương vị. Cụ khuyên thằng bé
con: Khi phải nói, cháu hãy nói về những chuyện hổng thấy, vì bao giờ chúng
cũng hào hứng hấp dẫn hơn những cái thấy được và thấy rõ ràng. Hổng biết nghe vậy
mà bánh tí có hiểu hông nữa nha, nhưng tới tuổi teen thì nó nghe gái khuyên tiếp
- một cô gái đượm mùi quế, nghĩa là rất... venus - chớ nên nói với đờn bà rằng
ánh sao tưởng đang tỏa sáng trên bầu trời kia thiệt ra chỉ là dư âm của một
thiên hà đã tắt - nghe dzậy nàng ghét lắm cà, rồi mất đào như chơi –
Cụ
Vasilis có thằng con thuyền trưởng, sống trên biển nhiều hơn trên đất liền. Kép
thuyền trưởng tâm sự loài cua biển thế này lúc lòng dạ ngổn ngang : Khách viễn
du có hai loại, loại nghía bản đồ và loại nghía gương (ngó kiếng). Nghỉa bản đồ
chờ giờ khởi hành. Nghía gương đợi phút trở về. Chờ khởi hành vì người ta nôn
nóng thích ra đi. Chờ trở về vì ra đi đã làm người ta ớn ợn.
Cậu
của Fanis chọn nghề hàng hải do yêu nếp sống giang hồ. Nhiều mối tình đi qua, mối
nào mối nấy nhuộm sắc màu hương xa, hoa rất thơm và cỏ rất lạ. Nhưng hào hứng
viễn du là chuyện ban đầu, đi miết rồi thì cũng mệt cũng nản, kép thuyền trưởng
treo tấm kiếng tổ chảng trong phòng lái, vừa ra khơi là ngó liền tắp lự. Đang
chán ngán vậy thì... thinh không có người mai mối cho một cô gái nhà lành, trâm
anh thế phiệt là khác, chỉ phiền cái chuyện bếp núc hầu như cô mù tịt. Ngoài
món trứng chiên, cô hổng biết mần món chi khác nữa. Trong một phim có tựa
Kouzina nghĩa là bếp núc thì những cô gái kiểu nớ khó có thể lấy được chồng,
khó nữa là đám anh em nhà chồng (hụt) vốn rảnh ăn, nâng thức ăn lên ngang hàng
(hay trên cả...) nghệ thuật, chánh trị và tôn giáo !
Lập
gia đình mà hổng yêu, lấy cốt cho có thì hổng nên chút nào, nên rồi... trong ngày ra mắt
gia đình chồng tương lai, nàng dâu tương lai được thằng cháu chồng (hụt) dạy nấu
(và nêm nếm gia vị) món ăn ông bố chồng (cũng hụt) vốn ưa thích. Fanis cố ý
dùng sai gia vị để phá hỏng đôi lứa hổng thể là uyên ương ấy. Lấy người vợ
không yêu đã là hổng nên, thêm vào đó con vợ còn đoảng quá xá đoảng thì hẳn
quãng đời trên đất liền chắc chắn tối hù, thà rằng ở trên boong tàu vắt vưởng
ngoài khơi vậy mà sáng sủa hơn !
*
Trước
những biến cố chánh trị giữa hai phần đất đối nghịch : quê hương Hy và đất tạm
dung Thổ, cụ Vasilis luôn tìm cách tự trấn an, rằng... "giao tình thiếu
xung đột cọ xát, y chang tiệc cưới thiếu nhạc, tẻ nhạt dzô cùn ". Xung
hoài và xung lâu, rồi đâu cũng sẽ vào đấy cả. Nhưng....đâu đã không thể vào đấy,
và Thổ quyết định trục xuất các di dân Hy (tuy sống lâu đời nhưng…) thiếu quốc
tịch thổ. Ông Iakovidis, tía của Fanis, nằm trong nhóm này. Má Fanis và gia
đình bên ngoại song tịch (cả Hy lẫn Thổ) nên được phép ở lại, nhưng bà gạt lệ dẫn
con theo chồng hồi hương.
Quê
hương cũ có lẽ luôn luôn là chốn để trở về - và về theo kiểu... rụng lá, lá rụng
về cội ! Gia đình bè bạn cụ Vasilis - ngay cả những trự đã có quốc tịch Thổ -
đáp xe lửa về Hy ráo hết. Cụ Vasilis chọn ở lại, rồi lâu lâu từ Thổ, cụ chụp
quang tuyến cái cần cổ có vết thương (chiến tích khi tham gia đệ nhị thế chiến
dưới màu cờ sắc áo binh nghiệp Thổ) gởi ra ngoài hỏi ý kiến thiên hạ. Đất Hy là
chốn trở về, đất Thổ là nơi sanh sống, bao lâu cụ Vasilis còn sống thì cụ cứ ở
lại đất tạm dung Thổ, chỉ trở về Hy để gởi nắm xương tàn.
Lúc
rời Thổ, Fanis y hình mới 7-8 tuổi, chừng về lại Thổ thì nó đã gần 40 có lẽ, là
giáo sư thiên văn lỗi lạc tại đại học Athena. Trong từng ấy năm, cụ Vasalis vẫn
buôn bán trong tiệm, mãi cho tới khi hết xí oách tiệm mới dẹp. Suốt thời gian
này, hai ông cháu chỉ liên lạc với nhau bằng điện thoại. Cụ Vasilis hứa sẽ qua
Hy thăm thằng cháu ngoại, nhưng dzồi cách nào đó, chuyến đi luôn luôn bị hủy
vào giờ chót. Chuyện trục trặc trắc trở này được ông con rể Iakovidis giải
thích như là... thiệt lòng cụ hổng muốn bỏ Thổ mà đi.
Rồi
cái đám hy hồi hương nớ ra sao hở ? Thưa là... Ở lợi hổng đặng, mà ra đi cũng
chẳng dzui gì. Quê hương cũ có lẽ chỉ đẹp trong tâm tưởng. Ông Iakovidis vỡ mộng,
rưng rưng ngấn lệ kể với vợ con: Istanbul mới thiệt sự là phố thị, có đâu như
cái đất Hy trước kia cứ ngỡ là tươi đẹp này ! Rồi ông tiết lộ lời khuyên của
đám nhơn viên sở di trú Thổ để khỏi bị trục xuất : cải đạo Chánh Thống theo đạo
Hồi, ông có 5 phút để quyết định - 5 phút dài bằng 5 thế kỷ - Tại Thổ, đám di
dân nớ là người Hy, chừng dzìa Hy chúng bỗng trở thành người Thổ. Rồi lại có
màn ngôn ngữ sanh hoạt thích ứng môi trường, chưa kể là phải học tập lòng ái quốc
- cái quốc gia cứ nhứt định coi mình là… di dân.
Có
thể cụ Vasilis thông thái nhìn thấy trước vấn đề nên đã chọn ở lại chăng ? Vì... thà rằng làm di dân trên đất nước người
còn hơn là làm di dân trên chính quê hương mình. Cụ quyết định ở miết lại Thổ và chỉ về Hy để...
rụng lá. Nhưng... chiếc lá ấy đã hổng về cội kịp mất dzồi, vừa ra tới phi trường
nó đã bị ngón gió lớn cuốn phăng vào bịnh viện rồi ra luôn nghĩa địa. Fanis trở
lại Thổ, chỉ còn kịp nắm tay ông ngoại đã hôn mê, rồi tiễn đưa ông và… teng
teng teng tèng… gặp lợi người xưa. Mối tình thơ ngây với Saime là gia liệu quá
khứ, đã dậy hương trở lại vì được thổi tung lên. Fanis lần về tiệm trong khu phố
khi này đã hoang phế tiêu điều, leo lên kho hàng trên căn gác xép, mở lại ngăn
kéo kỷ niệm mần màn hoài niệm. Quá khứ,
cho dù là những kỷ niệm đẹp, nên rũ lại sau lưng hay bỏ vào ngăn tủ khóa kỹ cho
đỡ bận lòng. Thảng hoặc lâu lâu lôi ra dòm chừng nuối tiếc để đời thêm hương
chút nẹo, chớ còn cõng chúng miết trên lưng, trước sau chi có ngày xương sống
cũng... cụp !
*
Hương Vị Cuộc Đời trầm trầm hổng sốt dẻo
sôi nổi chi dzáo chọi, nhắm mục đích hòa giải hòa hợp hai dân tộc đã lâu đời hiềm
khích có lẽ. Những nhơn vật trẻ của phim - Fanis, Saime và Mustapha - được coi
là con dân "tiến bộ" của đất nước hai bên. Phim có phân cảnh bố cục
chặt chẽ, hình ảnh góc quay vừa phải đều đận. Một bất ngờ lý thú : Theme nhạc đề
của phim đẫm tánh thơ, do một nữ nhạc sĩ (khi ấy tên tuổi còn lu ran trong thế
giới điện ảnh) sáng tác. Có thể giá trị nghệ thuật của phim không cao nhiều để
bợ oscar, nhưng phim lôi cuốn vì chất chứa những cọ xát tranh chấp cuộc sống và
tình người trong nghĩa nhơn bản thiết thực, đậc biệt là cuộc sống của đám di
dân, như những cánh lục bình trôi giạt.
Tui
lùng hết nét mà chỉ kiếm ra một site duy nhứt có phụ đề anh ngữ, bà con xem đỡ
buồn tiết thu heng, nhứt là đồng hương hàng xóm nhà. Dà… Hồ tiên sanh, tui có
níu áo một trự Hy lạp hỏi tới "vậy chớ trong Politika Kouzina, chữ nào
chánh, chữ nào phụ" thì nghe trả lời như sau : Ngôn ngữ Hy dzắc dzồi lắm
cà, cho dù cùng với Latin là hai ngôn ngữ khởi đầu của tất cả các ngôn ngữ thế
giới. Politica lẫn Kouzina đều là noun, nhưng trong vụ này Kouzina là chánh và
Politika trở thành phụ, thêm nghĩa cho Kouzina. Thế nghĩa là... có thực mới vực
được đạo, đói bụng mà còn bắt nghe tuyên truyền chuyện dân giàu nước mạnh dưới
ánh đuốc của đảng soi đường thì... má ơi, nản lòng chiến sĩ lắm lận (bữa mô nấu
bún bò cho một tô ăn ké lấy sức điểm phim tiếp heng)
Trân
trọng.
http://www.putlocker5.co/watch-14973-a-touch-of-spice-2003.htm
Viết thêm.
Y hình cái site trên
hổng phải ai cũng coi đặng. Tui tìm ra hai link khác phòng hờ. Hai link ni thiệt
ra chỉ là một, vì chúng nối kết với nhau. Khi mở link bà con dùng chuột nhấp
vào chữ x ở góc phải trên cái khung chữ nhựt giữa màn hình để tắt quảng cáo đi,
xong thong thả thưởng thức. Phim chiếu chùa nên đám quảng cáo hay lấn đất dành
sân. Chưa kể là bọn ác ôn còn hù dọa chuyện spyware. Nếu bị, bà con tỉnh rụi
cúp dòng điện tắt máy, rồi mở lại, no star where ! Thì đám bất lương đòi tiền
mãi lộ những người thích coi cọp (tui chớ ai) mà yếu bóng vía (hổng phải tui
heng)
https://vidzi.tv/wxhs1gx7ptp4
http://putlocker.at/stream-a-touch-of-spice-online-free-358595.html
TỐ NGHI
No comments:
Post a Comment