nguyễn xuân thiệp
Bông Hồng Vàng
Lẵng Quả Thông
MỞ ĐẦU
Vừa đọc thấy trên facebook Vũ Thư Hiên những dòng sau đây:
“Cuối
tuần này chúng ta cũng có cái để thư giãn - vài truyện ngắn của Konstantin
Paustovsky, nhà văn xô-viết mà không xô-viết được bao nhiêu, người đã trở thành
quen thuộc với độc giả Việt Nam, bắt đầu bằng cuốn sách viết về nghề văn “Bông
Hồng Vàng”.
Bạn
nào chưa biết nhà văn này là ai thì đừng bỏ qua Lời Nói Đầu để biết con người cứng
cổ đã tạo ra một dòng lãng mạn bên cạnh dòng văn thống trị thị trường sách của
cái gọi là “hiện thực xã hội chủ nghĩa.
Tôi
có đọc ở đâu đó, quên mất rồi, rằng trước khi chết, Konstantin Paustovsky có di
chúc: “Tôi không muốn những người đứng đầu nhà nước Liên Xô đi đưa tôi, tôi
không thuộc về họ”. Vì thế, các quan chức đi đưa ông phải đi sau đám tang,
nhưng cách một quãng.
Nhà
văn đích thực không thuộc về bất cứ cái gì khác, trừ người đọc anh ta.
Paustovsky.
Ôi, Konstantin Paustovsky. Nguyễn biết đến ông cũng là qua bản dịch Bông Hồng
Vàng của Vũ Thư Hiên. Đọc và mê cho tới bây giờ.
Trang tiểu sử Paustovsky
Paustovsky ra đời ngày 31 tháng 5 năm 1892
trong một ngõ hẻm thành Mátxcơva.
Cụ thân sinh ra Paustovsky là người mơ mộng
và là người ở không yên chỗ. Sau thời gian tòng sự tại Mátxcơva, ông đổi đi
Vino, rồi Pskov, sau cùng mới đậu lại Kiev.
Cậu bé Paustovsky lớn lên trong tiếng đàn
dương cầm, những giọng ca, những cuộc cãi vã nghệ thuật và những rạp hát.
Cậu bé bắt đầu cuộc đời học trò ở trường
trung học số 1 thành phố Kiev. Khi cậu học tới lớp 6 thì gia đình khánh kiệt, cậu
phải tự nuôi thân bằng một nghề bất đắc dĩ không xứng với tuổi học trò là nghề
“gia sư”.
Truyện ngắn đầu tiên của Paustovsky được in
khi Paustovsky còn là học sinh năm chót của trường trung học. Nó xuất hiện
trong tạp chí “Những Ngọn Lửa”, là tạp chí văn học duy nhất của Kiev hồi bấy giờ,
vào khoảng năm 1911. Sau khi tốt nghiệp trung học, Paustovsky thi vào đại học Tổng
hợp Kiev. Hai năm sau, Paustovsky chuyển qua một trường đại học khác ở Mátxcơva
và ở hẳn thành phố này từ đấy.
Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất bùng nổ.
Paustovsky làm nghề bán vé xe điện, rồi lái xe điện, rồi y tá trong các đoàn
tàu quân y con thoi chạy đi chạy lại giữa hậu phương và tiền tuyến. Mùa thu năm
1915 ông bỏ công việc dân sự để đi theo một đơn vị quân y dã chiến và làm một
chuyến đi dài suốt từ thành phố Lublin (Ba Lan) đến tỉnh lỵ Nesvizh ở
Belorussya. Trên đường, tình cờ nhặt được một mẩu báo, ông mới biết hai anh ông
đã tử trận trong cùng một ngày trên hai mặt trận khác nhau. Paustovsky vội vã
trở về với mẹ.
Bà cụ lúc đó đang ở Mátxcơva.
Nhưng Paustovsky không thể ngồi lâu một chỗ.
Bệnh xê dịch dày vò ông và ông lại lên đường, tiếp tục cuộc sống nay đây mai
đó.
Năm 1923, Paustovsky trở về Mátxcơva trong một
chuyến dừng chân, xin làm biên tập viên cho một tờ báo. Cũng từ đó tên tuổi của
ông bắt đầu trở thành quen thuộc với độc giả qua những tác phẩm nối tiếp nhau
ra đời.
Cuốn sách đầu tiên được Paustovsky coi là tác
phẩm thực sự của ông là tuyển tập truyện ngắn “Những Con Tàu Đi Ngược Chiều
Nhau”.
Mùa hè năm 1932 Paustovsky bắt đầu cuốn
“Kara-Bugaz” và một số truyện ngắn khác mà về sau này ông đã kể lại khá tỉ mỉ
trong “Bông Hồng Vàng”.
Sau khi “Kara-Bugaz” ra đời, Paustovsky xin
ra ngoài biên chế, tức là thôi không làm cho nhà nước nữa, để chuyên viết văn, “cái
công việc duy nhất, choán hết mọi việc khác, có lúc thực cay cực, nhưng là cái
bao giờ tôi cũng yêu mến”.
Trong cuộc sống tự do khỏi công việc nhà nước
Paustovsky còn đi nhiều hơn nữa. Dấu chân ông in khắp mọi miền đất nước. Ngoài
ra, ông còn đến Tiệp Khắc, đi tàu biển vòng quanh châu Âu, qua các thành phố
Istanbul, Athena, Napoli, Roma, Paris, Rotterdam, Stockholm…
Trong Đại chiến Thế giới lần thứ Hai, ông làm
phóng viên chiến tranh của Mặt trận phía Nam và ở đó ông cũng đi rất nhiều.
Paustovsky nói rằng nhà văn cần phải biết tạo
ra tiểu sử cho mình. Tức là, ông muốn nói, nhà văn cần phải chủ động ném mình
vào trong những xoáy lốc của cuộc đời, để được sống nhiều, sống thật trong nó,
tự mình tạo ra nguồn nguyên liệu dồi dào cho công việc viết văn sau này. Ông
nhìn những nhà văn cạo giấy, những viên chức văn chương bằng cái nhìn khinh bỉ.
Ông không chỉ viết nhiều, mà còn viết hay. Hiếm
có nhà văn nào ở nước Nga được in toàn tập trong khi còn sống.
Paustovsky là nhà văn không biết hài lòng về
mình. Ông luôn nói rằng những gì ông đã viết chỉ là bước đầu, chứ toàn bộ công
việc thực sự thì bao giờ cũng vậy, còn ở phía trước. (theo Lê Thanh Minh)
NXT
No comments:
Post a Comment