Friday, December 23, 2016

THIỀN TRUYỆN


Võ Công Liêm

Haiku painting. Source Internet

Rien que du blanc à songer (Arthur Rimbaud)*

MỞ: Xưa nay người ta thường gọi Thiền thơ hay Haiku thơ. Nay chúng ta tìm thấy một thể loại khác là Thiền truyện; bối cảnh và nhân vật được lồng trong ngữ ngôn vấn đáp. Loại văn này do thi sĩ Yuko Akita(1884- ?) sáng tạo vào đầu thế kỷ thứ mười chín ở Nhật Bản. Văn phong nhẹ nhàng, dễ hiểu xây dựng theo lối nửa thơ, nửa truyện, qua trí tưởng sống thực của tác giả; chủ yếu nói lên sắc tố của Thiền là thoát tục và một cảm nhận đặc biệt giữa người và thiên nhiên được diễn tả như một tự truyện mà hầu như gần gũi với chúng ta. (võcôngliêm).

                                                                                                      
TUYẾT

-1-

Yuko Akita có hai thú đam mê
Thơ Hài-kú
Và; tuyết


Hài-kú là thể thơ ba câu có tất cả mười bảy chữ (câu trên 5 chữ, giữa 7 và dưới 5). Không nhiều không ít.
Tuyết là thơ. Thơ rơi từ mây trời trong một hiến dâng nhẹ nhàng của loài hoa tuyết.
Nó có tên gọi. Một danh xưng làm ngơ ngáo giữa trời trắng xóa: Tuyết.

                                                                     -2-
Gió đông
-sư, nhẹ bước
vào rừng
                                (Issa)

Cha Yuko là thiền sư ở đền Shinto. Ông sống ở bán đảo Hokkaido nằm về hướng bắc Nhật Bản; nơi đây mùa đông dài và vất vả. Sư đã dạy cho con mình những gì quan trọng về lẽ sống và niềm tin, quan tâm đến khả năng của mọi hoạt động khởi đầu và tình yêu như nhiên. Sư còn dạy cho con mình về nghệ thuật tu tập thiền và cách thức xây dựng thơ hài-kú.
Một hôm; đầu tháng tư năm 1884 Yuko sanh nhật mười bảy tuổi. Ở Kyusshu miền nam nước Nhật những nhánh hoa anh đào đâm nụ và bắt đầu nở hoa. Trong khi đó ở miền bắc, biển vẫn còn đông lạnh. Tuổi ấu thơ không còn nữa.Thời gian đã đổi thay cho chàng để có một chọn lựa đúng như ý nguyện phát sinh giữa lúc này. Dòng dõi Akita đã có từ lâu, gia giáo hay binh nghiệp. Nhưng đối với Yuko chẳng muốn gì hơn.
Vào một sáng sanh nhật của chàng. Hai cha con rảo bước dọc bờ sông. -Cha. Người con nói. ‘Con muốn là một thi sĩ’. Người cha nhăn đôi mày với lối tri nhận ngẩn ngơ và hẵn nhiên lộ vẻ tuyệt vọng. Mặt trời phản chiếu qua những gợn sóng từ mặt nước. Một vài con cá bống mũ lướt ngang qua dưới nhánh cây phong và lặn mất ở chân cầu gỗ.
‘Thi ca không phải là một thứ biểu lộ chuyên nghiệp. Mà nó thoáng qua một cách bất chợt. Thơ tợ như dòng nước, giống như nước chảy lặng lờ’.
Yuko cúi sập đầu trong cái nhìn trầm lắng vào nước sông. Rồi quay đầu nhìn cha. -Đó là những gì tôi muốn thực hành. Học hỏi một thời đã qua. Chàng nói.
     
                                                                      -3-
Đêm băng giá
vại nước rạn vỡ
tôi thức tỉnh
                                (Bashõ)

‘Thi ca là gì?’ Sư hỏi.
‘Thơ là bí truyền mầu nhiệm’ Yuko trả lời. Một sáng; vại nước rạn vở. Rơi xuống một ý thơ trong trí.
Một sự gì đẹp đẽ chạm vào hồn. Trong phút chốc đó có những điều không nói nên lời mà là hành trình không có bước đi. Phút đó trở thành thơ.
Đừng động vọng vào cõi không. Lắng nhìn và viết …Cho dù một chữ thơ. Huống là mười bảy chữ thơ hài-kú.
Một sáng; có một cái gì đánh thức chúng ta. Đó là thời gian của thơ.
Thời gian của thế giới phóng ngoại. Thời gian đi vào một lần trong đời rồi vụt qua.

                                                                    -4-

Con ve ve đẹp quá!
đệ tử nói
đã đái chưa
                                 (Issa )

Tháng ngày qua. Vào mùa hè 1884. Yuko làm thơ hài-kú. Mỗi một chữ đẹp như ý nghĩ trước đây.
Một sáng mặt trời dựng đứng, con bướm  sà xuống trên vai chàng và để lại những mảng sao trời lấp lánh, một cơn mưa tháng sáu rửa sạch tất cả.
Một đôi khi; trong giấc ngủ trưa, chàng lắng nghe tiếng hát nho nhỏ của cô gái hái trà.
Một ngày khác chàng ta tìm thấy miếng da khô của con tắc kè treo tòn ten trước cổng nhà chàng.
Những lúc ngơi nghỉ thì chẳng có gì xẩy đến.
Thì đây là ngày đầu đông trở về, một thời trở lại lần nữa để cho Yuko quyết định tương lai.
Người cha đưa Yuko đến vùng núi thông, một rặng núi nổi tiếng của Nhật, nằm sâu trong lòng của xứ Hồng Sơn (Honshu). Chàng nhắm tới một trong những mỏm núi xa, bầu trời che phủ những chóp núi trong lớp tuyết dày bất động và vĩnh viễn. Người cha cho vào túi đeo lưng của chàng những đồ ăn với những tờ giấy lụa và nói với con: ‘Trở về khi nào con muốn đổi ý. Đi tu hay đi lính. Thì đó là quyết định của con’.
Người trẻ tuổi bò lên ngọn núi, chẳng hề hiểm nguy cho việc đó và chẳng thấy gì là mệt mỏi. Không lâu chàng trai trẻ đã đến ở đầu núi và tìm thấy căn lều nằm dưới vực đá. Chàng ngồi xuống ngẫm suy về một thế giới chói rọi, huy hoàng.
Cái sự còn lại trong người giống như bảy ngày qua, đặc vào đó một bầu trời xanh lơ, thứ màu xanh e lệ của thuở ban đầu; kỳ diệu thay cái đẹp muôn thuở có từ đó. Trên tờ giấy lụa chàng chỉ viết một chữ, chữ đó là màu trắng lung linh.
Khi chàng trở về. Cha hỏi:
“Yuko, con đã tìm thấy gì chưa?”.
Thằng con trai qùi gối và thưa rằng:
“Con đã tìm thấy nhiều thứ. Thưa cha. Con đã thấy tuyết”.

                                                                        -5-

Tuyết đã phủ hàng cây thạch thảo
nếu tôi chết ở đây, tôi, ước làm sao
là ông Phật của tuyết
                                                              (Chôsui)

Tuyết là thơ. Thơ là trinh nguyên, mầu nhiệm trắng tinh anh.
Tháng giêng phương Bắc tuyết phủ trắng đầy ở Nhật Bản.
Đó là nơi Yuko sinh ra và lớn lên; tuyết đã nhập vào thơ của mùa đông.

 Ngày đầu năm 1885; dẫu cho những gì mong muốn nơi người cha. Yuko bắt đầu sự nghiệp của mình qua thơ. Chàng viết lên những gì sẳn có trong trí. Đánh dấu một ngày đẹp trời của tuyết rơi.. Đấy là con đường lý tưởng mà chàng ta tìm thấy.. Và; chính cái đẹp đó sẽ không bao giờ ngưng nghỉ hay mê hoặc chàng ta.
Trong những ngày tuyết rơi chàng đã ra đi vào một sáng tinh mơ để đi về phiá núi. Yuko luôn tìm đến chốn cũ để sáng tác thi ca. Chàng ngồi xuống, vắt chân chữ ngũ dưới gốc cây khô. Ngồi lặng từng giờ, trầm tư ở tuổi mười bảy, hầu như dành cho suy ngẫm về thế giới âm tiết của thi ca. Rồi từ đó nảy sinh những vần thơ đẹp ý và viết lên trang giấy lụa.
Mỗi bài thơ mới, một cảm hứng mới, một trang giấy mới. Hằng ngày cảnh vật đều khác, một thứ ánh sáng khác lạ. Nhưng luôn luôn trong ý thơ hài-kú và tuyết. Mãi cho tới khi hoàng hôn xuống.
Cuối cùng Yuko trở về nhà dự buổi tiệc trà.

                                                                -6-

Họ chơi vợt
vô tư
đôi chân bành chành
                                                   (Taigi)

Chiều hôm đó Yuko không về nhà.
Đêm tròn trăng. Chàng có thể thấy trong suốt nếu như trời nằm giữa ban trưa. Một lính mây đến che bầu trời. Đám hùng binh trắng chiếm cứ bầu trời.
Đó là quân lực của tuyết. Yuko ngồi dưới đáy trăng, yên ả nhìn sự xâm chiếm của đám mây đen. Chàng quyết không trở về nhà mãi cho tới hoàng hôn.

Trên đường về; bầu trời tươi mát mờ dần, chàng gặp một thiếu nữ duỗi dài trên mặt nước từ những ngọn núi.Trong khi nàng dựa nước, chiếc áo cánh của nàng đã mở dưới cánh tay để lộ đôi ngực trắng như tuyết.
Trong căn buồng nhỏ hẹp. Yuko sờ vào trán: chiếc đầu nóng ran lên như chén rượu sa-kê hâm nóng.

Chàng rớt xuống ngủ, dương vật cứng trong tay, giống như trái ớt cay.
Bên ngoài trời đông lạnh.

                                                                   -7-

Lạnh quá
cánh hoa trắng
tôi đưa lên môi
                                         (Sôseki)

Có năm điều anh có thể nói đến tuyết.
Nó trắng.
Nó lạnh tự nhiên và bao phủ bởi nó.
Nó luôn luôn thay đổi.
Nó trơn trượt
Nó trở về chính nó trong nước.

Nhưng cha của Yuko không có ý gì hay để nói về tuyết. Bởi vì ông cho đây là đam mê lạ kỳ ở con ông, Sự phát tiết đã làm cho mùa đông tuồng như nhận ra có nhiều sự căm ghét.
“Nó chỉ là màu trắng thôi –như vậy nó đâu có vô hình hay mù quáng.Và; có chi là không xứng để tồn lưu.
“Nó lạnh tự nhiên và bao phủ bởi nó –và có chi là kêu ngạo, nó là vật sống trong hoàn cảnh của băng giá.
“Nó luôn luôn thay đổi –như rứa; nó không thể là điều trung thực.
“Nó trơn trượt –và; người ta vui thích, thỏa thê trợt lên tuyết?
“Nó trở về chính nó trong nước –thực -để rồi nó làm lụt lội chúng ta và để rồi tan chảy thành dòng.

Trái lại; Yuko thấy được năm đặc thù khác lạ. Và; mỗi đặc điểm là hấp dẫn đưa tới những diện mạo khác nhau của một thứ nghệ thuật tự nhiên trong người chàng trai trẻ.
“Nó trắng. Giống như thơ là một thứ trong sáng lớn lao của tâm hồn.
“Nó lạnh tự nhiên và bao phủ bởi nó. Dựng nên phong cảnh để vẽ.
“Nó luôn luôn thay đổi . Tợ như những nét chữ. Vì nó có tới mười ngàn cách để sắp đặt từ ngữ cho tuyết.
“Nó trơn trượt. Rứa là nó đang nhảy. Vì tuyết mà chúng ta trở nên vũ công nhảy múa. Cho ta thế cân bằng giống như đi trên dây trong gánh xiếcc.
“Nó trở về chính nó trong nước. Thế thì nó là âm nhạc. Vì xuân về nó trở về sông và suối trong một hòa âm của những gì là hoa trắng bay”.

“Rứa thì tất cả những gì có cảm nhận được ở cha?” hỏi sư.
“Và; còn nhiều hơn thế nữa”.
Đêm hôm đó. Cha của Yuko nhận biết rằng một mình hài-kú không đủ đong đầy trong mắt người con với cái đẹp tuyệt vời của tuyết.

                                                                      -8-

Yuko yêu thủ thuật thơ hài-kú; tuyết và con số bảy.
Số bảy là con số ma thuật.
Cả hai thứ đó là cân bằng của hình vuông và độ cao của tam giác hình nón.
Yuko bắt đầu sự nghiệp về thơ ở tuổi mười bảy.
Chàng làm thơ mười bảy chữ.
Chàng có bảy con mèo.
Yuko hứa với cha chỉ làm bảy mươi bảy bài thơ hài-kú vào mỗi khi đông về.

Chàng ở nhà cả năm và quên nghĩ đến tuyết.

                                                                         -9-

Một ngày mùa xuân, khi mặt trời trở về; thi sĩ nổi danh ở cung điện Meiji đã nghe nói về tác phẩm của Yuko. Thi sĩ về làng nơi Yuko sống ở đó, và; thỉnh cầu được dâng tặng cho cha của Yuko. Vị sư, vội vã trở lại đền thờ gần đó; được chào đón một cách đặc biệt như khách danh dự. Mời sư dùng trà, và nói:
“Đêm nay con tôi sẽ trở về từ núi cho lần cuối trong năm. Hôm nay là ngày của bảy mươi bảy bài thơ hài-kú. Nếu như thi sĩ muốn tôi có thể chỉ cho anh về cách học tập và nơi đâu hắn đã cất giữ những bài thơ”.
Thi sĩ hít thở mùi hương của trà và lòng tràn đầy niềm vui, thi sĩ ghi nhận đây là cơ hội hiếm có ở chính ông đã tìm thấy một thi bá thời đại và tiển người và thơ cho Hoàng đế. Thi sĩ mỉm cười và hồi cố những vần thơ mà người đã đã từng ngâm nga. Câu thơ, vận thơ đồng tình với sự hưởng ứng của Hoàng đế. Đoạn thi sĩ đưa chén trà lên môi nhắp từng cụm và nói:
“Chỉ cho tôi những điều kỳ lạ đó”.
Sư đưa ông ta vào trong phòng, bốn bức vách treo đầy giấy lụa. Nó đem lại một cảm giác mê ly tuyệt vời.
“Đây, Thưa đại sư. Đây là những bài thơ hài-kú mà con tôi đã viết”.
Nhà thơ tiên tiến với một tâm hồn rộng mở. Đã ngâm lên bảy mươi sáu thi ca về tuyết; đó là nhà thơ Yuko Akita đã sáng tác vào mùa tuyết.
Mỗi khi làm xong bài thơ, sư thấy trên mí mắt nhà thơ từng hạt nước mắt lăn chậm trên gò má.
“Thiệt là kinh ngạc. Con trai của vị sư đúng là thi nhân. Có lẽ; một ngày nào khi mà không còn có tôi ở cõi trần sẽ cho con mình một chức gì trong cung của nhà vua”.
Cha Yuko bật lên tiếng cười thích thú, ôm choàng lấy con.
“Dẫu là chi!” nhà thơ thêm vào: “Con có hai điều phải sám hối; đó là hai điều mãi quấy con”.
Giựt nảy người, nhà sư gạt cái nhìn sửng sờ của con.
“Tại răng” người con hỏi. “Đây không phải hầu hết lấy từ thơ hài-kú của đại thi sĩ Ba-Tiêu (Bashõ)?”.
“Những tác phẩm này chắc chắn không có tương xứng như rứa mô. Những sáng tác này vẽ lên từ những cảm hứng qua cái đẹp thiên nhiên. Những lời thơ là tiếng nhạc ở chính nó. Nhưng không màu, không sắc. Những gì con của sư viết ra là nỗi lòng riêng tư với tuyết. Tuyết gần như vô hình, vô cảm, vô ưu. Nếu con ông muốn được giới thiệu những tác phẩm đó đến Hoàng đế. Yuko sẽ là người đầu tiên tu tập để mang màu sắc vào trong thơ.
“Nhưng đừng quên. Con tôi còn trẻ. Hắn mới mười bảy tuổi xuân xanh. Hắn sẽ tiếp tục học. Và; những gì riêng tư khác hơn?”. Sư nói.
Khách thi sĩ được tiếp thêm chén trà thứ hai và ngồi xếp bàn trước hiên nhà; nhìn chăm chú vào những ngọn núi xa xa của giá lạnh đầu xuân.
Rồi thi sĩ nhắp thêm chén nữa, và; hỏi:
“Răng lại có tuyết hè?”.

                                                                      -10-


Yuko trở về từ núi và nghe rằng có người khách lạ muốn đọc thơ mình mà thực sự có hay ho gì so với người khác, chàng đâm ra nghi ngờ, hờn dỗi. “Chỉ là sự thử thách mà thôi”. Chàng trẻ tuổi nói. Tôi còn học hỏi nhiều nghệ thuật nơi tôi”.
“Nhưng những bài thơ đó được giới thiệu trước triều!” Người cha nói. “Đó là danh dự. Một danh dự lớn lao”. “Không! thưa cha” Yuko nói. “Thơ có thể không là một vinh dự. Nó có thể là một sự bội ước”.
Chàng ta đã nghe qua những gì mà người khách thi sĩ đã nói, Yuko tỏ ra giận dữ.
“Và rồi; hắn có biết chi về họa và tất cả màu sắc? Có đến mười ngàn cách để vẽ, mười ngàn cách để làm thơ. Nhưng đối với tôi tất cả là tương xứng, hòa điệu với tuyết. Tôi sẽ đến với Hoàng đế giữa lúc tôi viết xuống mười ngàn bài thơ. Mười ngàn câu thơ lóng lánh với tuyết. Không thiếu một chữ”.
“Nhưng mười ngàn chữ mà tuồng như sẽ là năm trăm và chín mươi câu thơ là hái-kú! Với bảy mươi bảy bài thơ mỗi một bài sẽ đưa ông đến bảy năm!”.
“Trong trường hợp đó; tôi sẽ đến sân chầu trong bảy năm lần hơn.”.
Và đó là lần cuối cùng ngay cả đối đáp với nhà thơ Hoàng gia ghé thăm.
Đó là mùa xuân. Yuko hứa hẹn với lòng và sẽ không làm thơ dù chỉ một chữ của thơ.
Chàng tự mãn và hít thở hương thơm của hoa anh đào nở trong vườn xanh mướt.
Trong mùa hè chàng hít thở đượm hương chất của mật ong trong cành nhánh, giữa mùa trăng trong sáng, hiền lành trên những chóp núi cao.
Mưa đầu mùa chàng sẽ tìm thấy những loại nấm súng mọc trên rêu dọc ven song.
Trời đất vẫn lắng đọng và tỏa hương suốt năm.

                                                                      -11-

Thịt da người phụ nữ
lớp da che đậy
trời đủ ấm!
                                                          (Sutejo)

Mùa đông về lần nữa thi ca như long lanh cùng tuyết. Tuyết rơi nhiều hơn mọi năm.

Đêm đông; thiếu nữ từ núi về mang đến cho chàng một tình yêu hài hòa, nồng ấm. Làn da nàng mịn màng, trắng trong như nước da trái đào. Chàng nâng đôi nương long của nàng và miệng thở phập phồng như trẻ thèm bú sửa của dòng nước trăng chảy. Và họ ngồi bên nhau mãi cho hoàng hôn chìm xuống bên kia núi.

Yuko đã viết bảy mươi bảy bài thơ hái-kú vào mùa đông, mỗi một lần tuyết rơi cái đẹp lạ lùng như mơ.
Ba đoạn thơ cuối mà chàng đã viết xuống:

Tuyết trinh nguyên
lối mòn phẳng lặng,
đẹp quá chừng

tiếng rì rầm của tuyết
trong bước chân âm thầm tôi
-con ve sầu mùa đông

người đàn bà nhỏ thó
ngồi đái và nước chảy
tuyết

Thơ hài-kú. Một điều rất sáng tỏ.
Ngẫu hứng, gần gũi, giản đơn, đẹp đậm đà.
Có lẽ; có một số người ít nói ra. Nhưng hồn thơ mở đường cho họ hướng tới cõi trời đất bao la; lối về ánh sáng trắng trong của thiên thần ./.
                                                                           (Còn tiếp)

VÕ CÔNG LIÊM (ca.ab.yyc. Cuối 12/2016)

* ‘Không những chỉ là màu trắng mà ở trong suy tư’ (A. Rimbaud)

SÁCH ĐỌC: 
- ‘Neige’ . Bản dịch Pháp ngữ của Maxence Fermine (1999).
Edition Arléa. 16 Rue de L’Odeon 75006 Paris, France .
- ‘Snow’ . Bản dịch Anh ngữ của Chris Mulhern (2001).
Atria Book. New York. NY . USA 2003
- ‘Tuyết’ . Chuyển dịch Việt ngữ của võcôngliêm (2016).

ĐỌC THÊM:
-Khai ngộ / -Thể tính Thiền 1 và 2 / -Thiền thơ trong thi ca / -Thiền Nhật Bản / -Thiền Thơ hay Thơ Thiền / -Thơ thu hài-kú Nhật Bản (thơ).
Những bài ghi trên của võcôngliêm hiện có ở một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc email theo điạ chỉ đả ghi.

TRANH VẼ: “Cái đầu thiền sư / Head of a monk”. Khổ 12” X 16”. Trên giấy cứng. Acrylics + House-paint + Ink. vcl #12122016.

CÁI ĐẦU THIỀN SƯ

No comments:

Post a Comment