tạp
bút Nguyễn Âu Hồng
Phạm Công Thiện. Đinh Cường vẽ
Nhớ,
vào đầu tháng ba cách đây ba năm, khi Blog Phạm Cao Hoàng mới mở, số 108 ngày 3
tháng 3-2013 có đăng bài “Tháng ba có chút nắng ấm chim bay về nhiều nhớ Phạm
Công Thiện mất vào tháng này” của Đinh Cường. Tôi đi đông chìm/trời âm u thung lũng khô/nhiều mây chim
bay không nổi.
Nhớ, ngày 4 tháng 3-2014 Blog Phạm
Cao Hoàng lại đăng bài “Thắp cây nhang cho ngày giỗ thứ ba của Phạm Công Thiện”
cũng của Đinh Cường. Đà Lạt đẹp. Trần gian đẹp. Ôi cuộc đời!
Tháng ba năm nay, tuy có nắng ấm,
nhưng không thấy có ai nhớ và viết về Phạm Công Thiện.
Nhớ, từ năm 1964 khi nhà An Tiêm
xuất bản quyển “Ý thức mới trong văn nghệ và triết học” rồi tiếp những năm sau
với “Hố thẳm của tư tưởng”, “Henry Miller”, “Ngày sinh của
rắn” v.v..., cây bút “triết gia-thi sĩ” Phạm Công Thiện đã thu hút đông đảo giới
trẻ ở miền Nam. Nói đúng ra, giới trẻ đã bị Phạm Công Thiện mê hoặc đến nỗi đọc
Phạm Công Thiện rồi tỏ ra dáng vẻ thâm trầm kiểu “triết gia-thi sĩ “ hoặc “thiền
sư-thi sĩ” là một mode thời thượng.
Nhớ, kẻ viết bài này đã từng ôm
sách Phạm Công Thiện lên đồi Trại Thủy phía sau nhà cậu mợ, đọc miệt mài. Phải
nói thật, không một người trẻ tuổi nào có thể cưỡng lại sức mê hoặc đầy ma lực
từ những trang viết của Phạm Công Thiện.
Nhớ, vào một ngày mùa hè năm
1969, sau một tuần làm việc mệt đến đừ người ở bệnh viện 101 Chu Lai, tôi đã ra
khu nghỉ mát của sư đoàn bộ binh số 2 ở Bãi Rạng, trong túi xách, ngoài đồ ăn
thức uống có quyển sách mới xuất bản của Phạm Công Thiện. Đó là tập sách mỏng
Phạm Công Thiện viết về RILKE.
Nhớ, mấy câu nói cốt lõi mà tôi
đã học được, học thuộc nằm lòng, từ tập sách đó: “Không nên hấp tấp”. Rilke nhắc
lại lời nói của Rodin: “Không có sự hứng cảm, chỉ có sự làm việc, làm việc và
chỉ làm việc và đó chính là sự cảm hứng thường trực liên tục; sáng tạo không phải
là bốc đồng sảng khoái với đôi ba ngẫu hứng, sáng tạo là kiên nhẫn, làm việc
kiên nhẫn và chậm chạp”.
Nhớ, cảm giác lâng lâng khó tả của
tôi lúc đó. Nó như vừa trút được một gánh nặng. Hơn nữa, không chỉ đơn giản trút
bỏ gánh nặng, mà còn được chắp thêm đôi cánh. Đây là một đôi cánh kỳ lạ, nó không được dùng để bay mà
để giữ thăng bằng, như cây sào dài của người đi trên dây, nó giúp ghì bước chân
mình lại, bước kiên nhẫn và chậm chạp.
Nhớ, chính Phạm Công Thiện đã
giúp tôi thoát khỏi Phạm Công Thiện, bằng bài học mà tôi đã thuộc nằm lòng này
đây.
“Tôi cảm tạ ông vô ngần và sung
sướng vô hạn, vì ngay từ lúc còn trẻ, tôi chỉ muốn thế mà thôi” (thư Rilke gởi Rodin ngày 11 tháng 9 năm 1902).
Vancouver,
March 15, 2016
Nguyễn Âu Hồng
Tôi đi vào những ngày nắng , ôi tuổi thơ tôi 1 thời nay còn đâu , giờ mỗi người chia xa đôi ngã, những người đã đi qua og đều có những vần thơ hay , cho ta biết bao kỷ niệm .
ReplyDelete............................
thép hòa phát | thép hộp mạ kẽm