Wednesday, March 30, 2016

HOÀI KHANH MỘT ĐỜI NGHE GIÓ THỔI HOÀI



Hải Phương

 Nhà thơ Hoài Khanh

Tác phẩm



Hải Phương


Con sông Cà Ty nơi giáp cửa biển và rừng ờ trên nguồn
cao trôi trong ký ức xanh làm nên bố cục lục bát Hoài Khanh

thứ âm điệu ẩm buồn không ngớt. Không ngớt:
Bao nhiêu con nước xa nguồn
Thì con sông đó cũng buồn thế thôi.
Hơn nữa, thơ chàng, lục bát của chàng là "Một trời thơ
buồn bã vô cùng"{1)

Thôi ngày xưa đã hoang vu
Một thân thể mục rã từ sơ sinh.

Hơn nữa, thơ lục bát của chàng là một trời thơ chiêm bao

lênh láng đêm qua đêm kia hay đêm nào nữa ngàn đêm trên đồi
vú mọng tinh thể mọc nhánh ra hoa.

Đêm kia ta mộng hoang đàng
Thấy đồi vú mọng em tràn trề hoa.

Đánh hơi dược chút gỉ còn che giấu nơi tính thể "thấy đồi
vú mọng em tràn trề hoa" để thấy Dâng Rừng "một trời thơ
buồn bã vô cùng" để thấy buổi ra đi buổi ra về buổi ra khỏi nơi
hang ổ là lúc "chỉ còn trong cõi lạc loài nhớ nhau "

Không có bước chân êm ái trên cát biển quê nhà nơi con
còng mở dấu nguyên ngôn sóng vỗ về phía dặm trường miên
viễn mà chỉ mở phơi ra thênh thang bày biện ra vội vàng một
chút gì lóng lánh "hương sắc mong manh. "

Bởi vì nó "phơi phới" cho nên nó rất "mong manh rất Hoài
Khanh" còn ở lại nơi "Quê Hương Giữa Đỉnh Cao và Hố
Thẳm. "

Đánh hơi được chút gì còn che giấu nơi tính thể thấy đồi vú
mọng chiêm bao là "những điều quỷ nói với ma những điều
bướm nói với chim những điều gió nói với sương những điều
biển nói với sóng nghe ra chết chìm nghe ra đậm niềm yêu
thương nghe ra cội nguồn mênh mông" hé mở trong mắt em
một thiên thu chưa về một thiên thu chưa có nhưng là một
thiên thu vời vợi đợi mong:

Một lần ta thấy thiên thu
Ẩn trong màu mắt mịt mù của em.
Đánh hơi được chút gì còn che giấu nơi tính thể của
khoảnh khắc giây phút lá phục sinh thở gió vào núi xanh lơ
không khí bị xé rách thứ khí hậu ẩm lạnh mà xôn xao từ chỗ
thiên thai vỡ oà mặt trời trong mắt em để nghe:
một đời nghe gió thổi hoài
nghe mưa rụng mãi nghe dài dậm xa.

Và để nghe trong sâu thẳm cùa ký ức của hoài niệm của
lãng quên êm ái một quê nhà chưa có và cũng để thấy để nhìn
để chiêm nghiệm "sắc màu phiêu hốt giọng cười ra ma. " cũng
chì bời vì một lý do hay cũng không lý do nào xui khiến để:

Như em tuyệt đỉnh cung buồn
Vì chưng nhan sắc dậy bừng chiêm bao!
Ông Lương Minh Đức (2) chủ trương tuyển tập Mây Thu,

giới thiệu Tiếng Thơ Miền Trung, phát hành năm 1958, thì
Hoài Khanh xuất hiện trên thi đàn như một tác giả "rất ẩn
tượng." Nhưng phải đợi gần 5 năm sau thi phẩm thứ hai, sau
Dâng Rừng 1957, mới được phát hành. Thân Phận, thơ, 1962.

Cũng từ dạo đó cho đến bây giờ mỗi lần được về thành phố
quê nhà cùa tác giả Thân Phận tôi lại thèm ngâm câu lục bát
của chàng:

Về Phan Thiết thèm ngâm câu lục bát
Hoài Khanh. Từ Thế Mộng, Thế Viên ơi
Con sông ấy có chở theo "Thân Phận"
Sao thuở "Dâng Rừng"đồi vú mộng ra hoa.

Cũng chính bất đầu từ năm đó, năm 1962, tác phẩm Thân
Phận đã chọn lựa thân phận của Hoài Khanh. Cho chàng cái
thân phận mà chàng đã chịu và cũng xác định được vị trí chỗ
đứng của chàng trong giòng văn học miền Nam.

Cái vũ trụ ngoại gìới cời lên cảm trạng nội tâm cào cấu lóe
ra từ cái nhìn cuộc đời mà thân phận trao cho chàng. Chàng
không có quyền chọn lựa thân phận. Thận phận chọn lựa
chàng. Ngay chính "Thân Phận" là tác phẩm cùa chàng cũng
vậy nó vận vào, vận mãi vào đời sống chàng. Hay chính thân
phận trao cho chàng cuộc đời.Cuộc đời chàng sinh ra lú mầm
trên nách cây tươi nõn bên bờ sông Cà Ty và giữa hai triền núi
Cú và Tà Dôn .Và còn nừa. Và gió núi. Thứ khí hậu nam
Trường Sơn nóng ẩm và mưa rừng. Và còn nữa. Và gió biển
mang hơi muối mặn thổi hoài thôi hoài không ngớt cái âm điệu
ẩm buồn con sóng vỗ.Vỗ hoài thổi hoài một đời nghe sao thân
phận réo gọi dâng rừng đi tám hướng mười phương đi mãi
Tôi lớn lên ven bờ sông Cà Ty
Với giữa hai triền núi Cú và Tà Dôn


Lưu luyến nhìn biền cả gọi hồn đi tám hướng(3)
Cái cảm trạng đó được thấy từ được bao phủ được rực sáng
lên với thân phận chàng đẹp lóng lánh cái "phong vận kỳ oan
ngã tự cư " (4)

Cha tôi một nơi mẹ tôi một nơi và súng nổ
làm chúng tôi ôm nhau khóc hoài giữa cánh đồng
mà vài tấm tranh không sao che nổi
cơn gió bấc cũng như tôi lớn lên sau này
không sao che nổi buồn đau đớn trên gương mặt rầu rĩ của
tôi… (5)

Vị đẳng của bất hạnh, hay nói khác hơn là cuộc đời, là cùa
"Quê hương giữa đỉnh cao và hố thẳm,” đã trao cho chàng đã
trang điểm cho chàng cái khuôn mặt sáng trưng cùa thân phận
lưu đày. Nguyễn Đình Tuyến viết tiếp "Giữa xã hội hôm nay.
Hoài Khanh là hiện thân của kẻ bị lưu đày "(6)

Khuôn mặt thân phận cùa chàng lại rực rỡ hơn lên để đón

nhận "chính từ cõi thế gian này" nơi cư trú giữa cánh đồng gió
bấc mùa đông này vòng hoa tặng giữa trùng ngộ mai sau.

Có từ tính thể gầy hao
Là cơn trùng phục mai sau vĩnh tồn.
Cơn trùng phục mai sau vĩnh tồn là cơn gì? Phải chăng đó
là tâm thức lãng mạn cùa kẻ lưu đày trên chính quê hương cùa
chàng. Một mai sau vĩnh tồn đã dụ dỗ chàng đã khuyến khích
chàng sống lây lất và nhiều khi bày biện cho chàng một dạ tiệc
nhân sinh cũng không ra gì chỉ là thứ dự phóng bèo bọt từ một
tâm thức quá yêu thương cuộc đời này mà thôi Ngoài ra chỉ có
mỗi dạ tiệc ăn gió nghe gió là mãi mãi Hoài Khanh.

Một đời nghe gió thổi hoài
Năm 2006
HP

Ghi chú.
* Những câu, chữ viết nghiêng là thơ là chữ của Hoài Khanh.
Thơ ông mộng mơ Nhưng ngôn ngữ ông dùng không mộng mị. Chữ
nghĩa rất sang trọng.

(1)Nguyễn Đinh Tuyến. Những Nhà Thơ Hôm Nay (Saigon- Đại Nam) trang 112.
(2) Lương Minh Đức. Tuyển tập Mây Thu. Saigon 1958
(3) Nguyễn Đình Tuyến. Sđd. Trang 111
(4) Nguyễn Du. Đọc Tiểu Thanh Ký .Câu 6.
(5) Nguyễn Đình Tuyến. Sđd. Trang 111
(6) Nguyễn Đình Tuyến. Sđd. Trang 112.

1 comment:

  1. Một đời nghe gió thổi hoài , nghe trong gió tôi lại thấy mùa xuân về, một mùa xuân ấm cũng như nghe trong cơn gió thổi phì phào và hồn tôi ngây ngất
    ............................
    thép hòa phát | thép hộp mạ kẽm

    ReplyDelete