Phan
Tấn Hải
Traditional Korean painting. Source: Internet
Thi
ca, chiến tranh, và hòa bình. Khi xác người nằm xuống, và khi thi ca thức tỉnh…
Hai
miền Nam, Bắc Hàn đang bước sang một trang sử mới. Hòa bình nằm trong tầm tay,
khi hai lãnh tụ Nam, Bắc Hàn dự kiến sẽ ký văn bản chính thức kết thúc cuộc chiến
Triều Tiên. Tuy rằng thống nhất còn xa, nhưng bước đầu tiên đã có được. Nơi
đây, chúng ta sẽ đọc lại một số bài thơ của nhà thơ Bắc Hàn Kim Chul, người
trong thập niên 1950s và những năm đầu thập niên 1960s được ca ngợi là thi sĩ
hàng đầu của Bắc Hàn, thường làm thơ về tình yêu và từng được một số nhà phê
bình gọi là “Pushkin của Triều Tiên.” Bài viết sẽ dựa trên nhiều nguồn tiếng
Anh.
Nhà
thơ Kim Chul nổi tiếng vào thời kỳ lãnh tụ Kim Il-sung và Đảng Công Nhân Triều
Tiên (Workers’ Party of North Korea) đưa Bắc Hàn vào một khuôn khổ độc tài mới.
Cũng như tất cả các nhà thơ lớn trên trần gian, Kim Chul viết các bài thơ có
nghĩa ẩn tàng, trí tuệ và tuyệt vời.
Tuy
nhiên, một số bài thơ của ông hàm ý chính trị. Như bài “Nút Áo Khoác Chiến
Binh” (A Military Jacket Button) kể chuyện một chiến binh về quê nhà sau Cuộc
Chiến Triều Tiên 1950-53, ẵm theo một em bé mất mẹ. Khi em bé sực tỉnh, níu lấy
nút áo khoác chiến binh của anh, nhầm là núm vú mẹ, và ngậm bú nút áo say sưa.
Bài
thơ này ngắn, như sau:
Mặc chiếc áo khoác trận nhuốm
đen khói súng
Người lính ẵm trên tay em
bé đang ngủ
Em bé thức dậy, tay mân mê
vú mẹ
và ngậm chiếc nút áo khoác
chiến binh.
.
À
Phải chi anh lính trở thành
mẹ em bé.
.
Bài
thơ ghi lại hình ảnh đau khổ khốc liệt của dân Bắc Hàn trong Cuộc Chiến Triều
Tiên. Bi hài là, thơ như thế lại đi ngược
với guồng máy tuyên truyền của nhà nước. Tại Bắc Hàn lúc đó, ào ạt ngôn ngữ
chính thống tuyên truyền là ca ngợi dân quân
Bắc Hàn đã xua đuổi đế quốc Mỹ ra khỏi phía bắc bán đảo. Ngôn ngữ chính thức
là, Đảng vinh quang dưới lãnh đạo của lãnh tụ Kim Il-sung đã chiến thắng “thần
thánh.” Tức khắc, bài thơ em bé và chiếc nút áo trận của anh lính bị cấm phổ biến.
Công
an bao vây nhà thơ Kim Chul ngày đêm. Mối tình của nhà thơ với một phụ nữ người
Nga bị chú ý. Tăng áp lực, nhà nước Bắc Hàn đưa ra lệnh buộc nhà thơ ly dị vợ,
nhưng Kim Chul từ chối. Đảng đưa ra thêm quyết định rằng, hoặc là Kim Chul ly dị, nếu không, sẽ bị
tước đảng tịch.
Nhà
thơ Kim Chul nổi giận, nói rằng anh
không cần ở trong đảng làm gì nữa. Kết quả là, áp lực tăng thêm. Người phụ nữ
Nga bị Bắc Hàn trục xuất về Nga, trong khi Kim Chul bị bản án suốt đời lao động
nặng cùng với cậu con trai nhỏ. Theo luật Bắc Hàn, gia đình của “bọn hình sự”
phải bị trừng phạt chung.
Nhiều
năm trôi qua, nhà thơ Kim Chul tiếp tục lao động ở hầm mỏ, nhìn thấy con trai
mình lớn dần, hầu như kiệt sức thường trực và đau đớn. Nhà thơ rơi vào trầm cảm,
mang mặc cảm rằng đứa con trai thơ ngây bị trừng phạt nặng vì mình. Cuối cùng,
Kim Chul chấp nhận rằng, nghệ thuật thi ca tại Bắc Hàn chẳng có nghĩa gì, nếu
không dùng để tuyên truyền ca ngợi Đảng.
Khi
con trai gần tới tuổi thành niên, nhà thơ Kim Chul quyết định viết một lá thư
xin lỗi, thỉnh nguyện Đảng tha cho các lỗi lầm quá khứ của ông. Kim Chul cam kết
với các văn nghệ sĩ kế nhiệm ông trong lĩnh vực xuất bản rằng hãy cho ông một
cơ hội và hãy ấn hành thư xin lỗi này. Nhưng không nơi nào nhận đăng bất cứ gì
của ông nữa. Bởi vì không thể in ấn bất cứ gì của một nhà thơ đã bị xóa sổ khỏi
lịch sử văn học Bắc Hàn.
Kim
Chul tuyệt vọng. Ông sáng tác một bài thơ bày tỏ ân hận sâu sắc về hành vi quá
khứ. Bài thơ nhan đề “Xin tha lỗi cho tôi.”
Xin tha lỗi cho con, Mẹ ơi
Con than phiền về áo quần mẹ
đã may cho con
Con làm mẹ tổn thương sâu tận
cốt tủy
Xin tha lỗi cho con, Mẹ ơi
.
Xin tha lỗi cho con, Thầy
ơi
Con không hoàn tất bài tập
môn hóa học
Con không thuộc bản cửu
chương
Con làm Thầy tổn thương sâu
tận cốt tủy
Xin tha lỗi cho con, Thầy ơi.
.
Đừng tha tội cho con, Đất mẹ
ơi
Nếu, trong khoảnh khắc quyết
định của chiến trường
Con ngưng bước vì lo cho
sinh mạng con
Và viên đạn kẻ thù lẽ ra
trúng con
Lại bắn vào đồng chí của
con
Đừng tha lỗi cho con.
.
Con là con trai của Đất mẹ
Con sẽ can đảm nơi chiến trận
Nếu, dẫn đoàn xung phong về
phía trước, con ngã xuống
Không bao giờ trổi dậy nữa
Đừng tha lỗi cho con, Đất mẹ
ơi.
Xin hãy tha lỗi cho tôi.
.
Trong
bài thơ xin lỗi, như thế Kim Chul tự so sánh mình như đứa con ngỗ nghịch, nhưng
tận cùng vẫn sẵn sàng chết cho đất nước.
Lãnh
tụ Kim Jong-il chấp nhận bài thơ xin lỗi của Kim Chul, ra lệnh đưa nhà thơ và
gia đình rời trại lao động để về thủ đô Pyongyang. Lãnh tụ tặng họ một căn
chung cư sang trọng trong tòa building cao 40 tầng lầu ở Ryugyong-dong, khu vực
Botong-gang.
Lãnh
tụ Kim Jong-il cho ghi danh các con của Kim Chul vào phân khoa văn chương ở đại
học Kim Il-sung University. Và các tân sinh viên này sau đó theo chân của cha,
ca ngợi Đảng.
Kim
Chul bày tỏ lời cảm ơn lãnh tụ và Đảng qua bài thơ “Mẹ.”
So sánh Đảng như một bà mẹ ruột. Tất cả dân Bắc Hàn buộc phải thuộc lòng bài
thơ này.
Bây giờ, tôi có
Những đứa con trưởng thành
Và tóc trắng phủ hai tai
tôi
Nhưng tôi gọi tên người bằng
giọng trẻ thơ
Mẹ ơi, con đã có Mẹ.
.
Người là mẹ tôi khi tôi hạnh
phúc
Người là mẹ tôi khi tôi đau
đớn
Cho dù người gọi tôi trìu mến
hay giận dữ, tôi cũng chạy vào vòng tay người
Hỏi người về cả ngàn chuyện
Kể với người tất cả lỗi
tôi, ngay cả lỗi tôi có thể đã quên
Tôi không thể sống không có
mẹ!
.
Nếu tôi buông ra, tôi có thể
mất người
Nếu tôi xa rời bên người,
tôi có thể mất người
Ngay cả trong giấc ngủ, tôi
cũng níu lấy người
Và mắt nhìn trìu mến của
người đặt trên mặt tôi trọn đêm
Và bàn tay người xoa nhẹ đầu
tôi
Vào buổi sáng
Người, Mẹ tôi, thực sự
Là người cho tôi cuộc đời
và sữa
.
Tôi ngẩng mắt tôi, dịu dàng
Nhìn vào mắt người lần nữa
Tôi thấy rằng tôi đã sai
Bà không chỉ là mẹ tôi
Nhưng cũng là Mẹ của tất cả
những đứa con trai và gái nơi đất này
Nuôi dưỡng họ làm nhưng người
cách mạng vinh quang
Người mẹ tuyệt vời này nhìn
xuống vào tôi
.
Khi người nhìn trên mặt đất
Tất cả các loại hoa nở ra
trên đất khô cằn
Và bàn tay vĩ đại của người,
khi chỉ tay lên trời
Tôi ôm bốn vó của ngựa thần
huyền thoại Chollima cất bay
Ah!
Làm sao con có thể kể về
người mẹ này trong giọng trẻ thơ của con?
Làm sao vòng ôm vĩ đại của
người mẹ này đã chăm sóc ngay cả chiếc nôi nhỏ của tôi?
.
Con xin lỗi
Đã so sánh bà mẹ này với một
phụ nữ
Người không có thể cho tôi
sữa
Một phụ nữ ở miền quê
Không nên được đặt bên cạnh
Mẹ
.
Nhưng tôi đã làm gì?
Kính thưa Đảng, Đảng Công
Nhân Triều Tiên
Tôi chưa bao giờ được dạy một
cái tên thích hợp hơn để gọi người
Hơn là chữ “Mẹ”…
.
Bài
thơ nịnh Đảng còn dài, còn nhiều hình ảnh đọc là thấy tức cười, thí dụ như nói
rằng trong 1 triệu năm của lịch sử nhân loại, một tỷ bà mẹ chờ sự hướng dẫn của
Đảng bằng lời cầu nguyện. Hay hình ảnh, rằng chỉ cần Đảng chiếu một tia sáng,
là “tôi sẽ trở thành than nồng để chạy nhà máy điện”… và tương tự như thế.
Tuy
nhiên, sau này, dân tộc Đại Hàn sẽ nhớ mãi, sẽ thuộc mãi, sẽ đọc mãi, và sẽ
truyền đời bài thơ rất ngắn, chỉ mấy dòng của Kim Chul về em bé mất mẹ trên tay
người chiến binh về làng, và nhầm vú mẹ với nút áo khoác nhà binh. Tất cả các
bài thơ về Đảng sẽ bị đẩy lui vào bóng tối, sớm hay muộn thôi.
PTH
No comments:
Post a Comment