Thái
Kim Lan & Đỗ Quyên
Tranh Thân Trọng Minh
Đầu năm Mậu Tuất
Nghe kinh
Đại Từ Bi
Chú chó cắn rận mình.
(Huế
tháng 2/2018)
- Đỗ Quyên:
Vâng, đã coi kỹ chuỗi thơ thiền mới của Thái Kim Lan ngay khi chị
cho chạy trên diendan.org (báo ruột mà!). Thích và khó hiểu nhứt: bài Diệu Đế.
Mới đọc lại trong blog tranthinguyetmai và cả trong phovanblog.blogspot cũng thấy
dzậy mà còn... hơn dzậy nữa!
+ Thái Kim Lan:
Thơ có cần hiểu không? Có và không! Lại ba phải rồi...
- ĐQ:
Đúng!
Bởi, thơ Đỉnh - cao vượt trên mọi loại Ngôn ngữ (văn tự, nhịp điệu, hình tượng,
tư tưởng), ắt phải là Thi đạo. (Chữ “Thi đạo” ở đây không mang nghĩa khuynh hướng,
kiểu dòng thơ lãng mạn hay phái hiện thực, thơ ngôn ngữ hay lối hậu hiện đại,
mà chính mỗi dòng này có những đỉnh thi đạo của mình, dù rất hiếm. Như ở B.
Brecht - Tây, ở Đỗ Phủ - Tàu, hay ở Nguyễn Bính - ta. Với ĐQ, đó là 3 thi đạo
tiêu biểu cho mỗi nền văn hóa). Mà Thi đạo nghĩa là Có và Không. Nhà Phật quả
đã biến thi ca thành loài "vô ngôn". Hình như các tôn giáo khác không
làm được vậy?
- Câu thứ 3, đq biết là Nữ triết gia nói cho dzui, để loại độc
giả (đòi làm Thượng đế) không rủa chúng ta là... hách!
+ TKL:
Hôm rằm nguyên tiêu trở về Huế, đến chùa Diệu Đế lạy Phật. Mới
bước vào chùa, hai-ba con chó sủa rân, sợ hoảng, tưởng bị cắn; nhưng may chúng
hiền, chỉ bu quanh chân, mình thì khớp gần chết nhưng phải làm bộ cũng hiền như
chúng, đứng yên. Khi Thầy và các đạo hữu bắt đầu tụng kinh Đại Từ Bi, chú chó bỗng
lành như Bụt, lon ton đến chiếm chiếu giữa, nằm xoải người cắn rận chơi. Đó là
hình ảnh.
Còn bài thơ là một ngẫu nhiên: năm chó gặp chó đón đầu, nên...
ra thơ!
"Đầu năm
Mậu Tuất hay đầu năm con chó
chú chó chùa
nghe kinh
bỗng thương
mình
bắt rận
Hihi, lại một bài thơ khác rồi Đỗ Quyên ơi.
May quá. CAM ON tác giả "dịch nghĩa" cái vô ngôn. Ko có các info ngoài sáng tác này, người thường khó có thể "thấu cảm" [cái chữ này 1/2 năm trước văn đàn Việt sôi lên bởi 1 "đồng chí Đức quốc" (đúng ra là Áo quốc) nhà TKLan: Đặng Hoàng Giang].
Nhất là loại
"thong manh" về kinh Phật, về các yếu tố nhà chùa như ĐQ đây. Giờ
"thấu" thêm nhiều và "cảm" hơn. "Hiểu" thì ko
tham vọng.
Câu hỏi:
1. Ngay khi đọc
lần đầu, DQ nghĩ title là với ý "Tứ Diệu đế"; ai ngờ là 1 ngôi chùa?
Cái nào OK với bài hơn, hay cả hai?
2. Kinh Đại Từ Bi: tinh thần chính là gì? (Đừng bắt ĐQ hỏi bác
Gúc Gồ nha? Thích hỏi chính Phật tử và nhà Phật học TKL hơn. Và có liên quan đến cốt chuyện "sủa ---> sợ ---->
bu chân ---> tụng kinh ---> cắn rận"?
BTW: Cắn rận
chính là key word của bài thơ. Khiến bài thơ đang khó hiểu trở nên bình dị; vừa
triết lý cao vừa hài hước bình dân. Đó là bí kíp của các công án chăng? (Mươi
năm trước Nguyen Duc Tung có 1 số bài thơ ngắn đạt tầm vô ngôn kiểu này.)
- ĐQ:
Cảm
ơn tác giả "dịch nghĩa" cái vô ngôn. Thiếu các thông tin ngoài sáng tác
như vậy, người thường khó thấu cảm [cái chữ này 1/2 năm trc văn đàn Việt sôi lên bởi 1
"đồng chí Đức quốc" (đúng ra là Áo quốc) nhà TKLan: Đặng Hoàng Giang]
Nhất là loại "thong manh" về kinh Phật, về các yếu tố làm nên nhà
chùa như ĐQ đây. Giờ thấu sâu thêm và cảm thấm hơn. Hiểu thì không tham vọng,
trong các lần đọc đầu. Thơ thiền làm (như) chơi mà ăn (hơn) thật.
Câu
hỏi:
1)
Ngay khi đọc lần đầu, ĐQ - và chắc hầu hết độc giả khác - nghĩ tên bài mang tứ
thơ theo vấn đề của “Tứ diệu đế". Chỉ không ngờ lại còn là tên ngôi chùa?
Cái nào trúng với bài thơ hơn, hay cả hai?
2)
Kinh Đại Từ Bi: Nói cho lẹ thì tinh thần chính là gì ạ? (Đừng bắt ĐQ chạy vô hỏi
bác Gúc Gồ; thích hỏi chính Phật tử kiêm nhà Phật học Thái Kim Lan hơn. Và cái
này là điều cần hỏi hơn cả, như là một độc giả: Tứ Diệu Đế và Kinh Đại Từ Bi
liên quan đến cốt chuyện của bài thơ "sủa --> sợ --> bu chân -->
tụng kinh --> cắn rận" ra sao?
Cả
nghĩ, hai chữ "cắn rận" chính là từ khóa cho toàn bài. Khiến tác phẩm
đang khó hiểu trở nên bình dị; vừa triết lý cao vừa hài hước bình dân. Đó là bí
kíp ở các công án chăng? (Mươi năm trước bạn thơ Nguyễn Đức Tùng từng có hàng
loạt bài thơ ngắn đạt tầm vô ngôn kiểu này, với năm-sáu bài có yếu tố nhà Phật
thực “đắc đạo", như Diệu Đế đây. Tiếc, bạn ý chưa kéo lên thành thi pháp
riêng được. Chắc là khó. Rất khó là đằng khác! Duyên với nhà chùa đâu phải là…
vô lượng, phải không ạ?)
đầu năm con
chó
chú chó chùa
nghe kinh
bỗng thương
mình
bắt rận (TKL)
Chuẩn!
Phê bình một bài thơ thành công nhất là nói loay quanh rồi ra... một bài thơ
khác (Phạm Công Thiện). Nhưng, bài sau vì là "hậu sáng tác", dịch
nghĩa cho bài nguyên thủy, không nên thơ bằng. Giá trị của nó là làm độc giả
"hiểu" đúng bài thơ. (Không biết với các bạn thơ khác thì sao, chứ với
ĐQ cũng bị nhiều "vố" vậy, những khi mình buồn tay buồn tim nhung
nhăng tu sửa thơ cũ.)
Thế
là tác giả đã cho độc giả là ĐQ có dịp thấu cảm thêm một bài thơ hay (và khó!) qua các bàn loạn "ninh tinh" ngoài-văn-bản.
À,
suýt quên: 2 bài Xuân Non và Liên Kiều trong chuỗi này đều OK, song chúng nữ
tính cao, như phần Âm của loạt thơ (có thể vì thể dễ thấu cảm hơn) thành ra bị
bài Diệu Đế "bắt nạt". Với riêng bài Tuyết Cuối, thiển ý, các độc giả
có thói biên tập vẫn có thể thấy ngứa ngáy ở một đôi chữ; không như với bài Diệu
Đế, động vào Phật uýnh sái tay!
+ TKL:
Và
đây là cái Không, vô ngôn của mấy vần vụn: Tại sao "Diệu Đế" mà không
"Chùa Diệu Đế", câu hỏi nhằm đúng tâm điểm bài thơ rồi đó: Bỏ chữ
"chùa", là quyết định - như một thứ trực giác đặt bút xuống đề thơ -
một thứ quyết hầu như vô ý - nói theo Thiền
là nhảy tỏng vào hư vô, xoá bỏ, vô hoá cái chỉ định không gian, làm bồng bềnh
khoảnh khắc, để cho cái "không không gian" bỗng thành "diệu"
của "chân" (đế, không phải rượu đế mô hí), phổ quát, thông suốt.
ĐQ
gõ đúng, "Diệu Đế" gây liên tưởng đến Tứ Diệu Đế của nhà Phật, bốn
chân lý vi diệu của Phật pháp, người học Phật hay người đọc Phật lập tức có
liên tưởng này ngay, và có thể mong đợi một thứ "diệu đế" trong bài
thơ như mong đợi đạt được thứ gì đó cao siêu gần như Niết bàn.
Cám
ơn ĐQ đã lấy tâm của nhà thơ - rất gần với tâm thiền - để thấu cảm cái bước nhảy
thứ hai; nói đúng hơn thấu cảm được liên quan giữa "diệu đế" và
"chó cắn rận mình"; là bước nhảy trí mạng cho thấy: Cái "diệu"
chính là "cái tầm thường nhất" được nhìn rõ trong cảm thức thể tính, ở
đó chứ không nơi khác, về chân lý; Còn "Chó cắn rận mình" là một cảm
thức "quán tưởng", nhìn lại mình - nhìn lại cái ngã để "ăn
nó" và tiêu hoá cái vô ngã. "Chó cắn rận mình" đồng thời là một
cú gậy của thiền trượng, làm tĩnh cái chấp nê vào "tứ diệu đế" mà người
đọc khi đọc cái tên bài "diệu đế" thường mắc phải.
Nhận
xét tài tình: "Hai chữ "cắn rận" chính là từ khóa cho toàn bài.
Khiến tác phẩm đang khó hiểu trở nên bình dị; vừa triết lý cao vừa hài hước bình
dân. Đó là bí kíp của các công án chăng?" (ĐQ).
"Cắn
rận" là chân lý nằm trước mắt, chơ mô - diệu đế ấy mà! Tìm đâu xa. Nó ở
trong tâm, đụng đến con tim "đại từ bi" ấy. Nghĩa của Đại Từ Bi rốt
cùng chỉ có một: "Trái tim thương cảm rộng khắp", đến muôn loài. Theo
nghi thức thì buổi kinh chiều thường tụng kinh Đại Từ Bi để an tâm và lành tâm.
Đại Từ Bi đi liền với Tâm Kinh Trí Tuệ Bát Nhã là hai mặt của một trái tim theo
Phật.
- ĐQ:
Ngẫm
1 ngày 1 đêm "bài giảng bỏ túi" của Giáo sư Phật học. Cho nói thiệt
cái miệng nha: Sẽ còn phải đọc tới ngó lui các bài những lúc khác nhau. Thoạt
tiên thấy chưa trùng khít với cách hiểu đang có (chưa chuẩn là cái chắc) của bản
thân. Rồi lại thấy thuyết phục. Mà lại thấy thắc mắc. Lời Phật vốn phải vậy?
Nhưng
hề chi, phải không chị? Dường như bậc tự do trong không gian Phật lý rất cao.
Riêng với ĐQ, lần đầu được "học" về Tứ Diệu Đế khi mới đến Toronto,
sau cuộc tranh cãi tùm lum cùng các bạn báo Trăm Con đều là những người gần Phật
cả về giáo lý lẫn thực hành (kiêm luôn cả "tranh đấu" nữa!). Như ông
bạn con nhà nòi Phật tử Huế Tư Đồ Tuệ chẳng hạn... Mỗi lần ĐQ "học" lại
Tứ Diệu Đế, thấy biến hóa mờ ảo cứ như... Kinh Dịch?! Vừa xinh: Có ông bạn thơ
khác vô tình vào cuộc cùng chúng ta; bác ý tâm Phật đáo để. (Kẻ phàm này từng đến
thăm tư gia sát phố thị Bolsa, vừa vào thấy treo tấm hình to đoàng một chư vị
nom hãi quá, nhắm mắt mở mắt mình buột miệng "hỏi ngu" một câu được
chủ nhà tặng một cái lườm rất Thiền, nên nhớ mãi. Ấy là câu "Ai đấy?"
trước Bồ Ðề Ðạt Ma!)
Người
thơ này sẽ hầu tiếp "thầy", thay ĐQ, qua chùm thơ (chắc gửi từ Sài
Thành) đi trên damau.org hôm qua (thì kỷ niệm 30-4, chớ không à!), có bài cũng
tên "tứ diệu đế" và cũng nửa haiku nửa thiền thi Việt hiện đại, như bài của TKL:
"Phật đến Việt Nam,
nói
tứ diệu đế là:
ác, tham, đần, giả*
------------
* Cho đến hôm qua, tứ diệu
đế là “sinh, lão, bệnh, tử”.
+ TKL:
Một
thông tin khác ngoài văn bản: Thú thật hôm đó bị lũ chó vây quanh TKL sợ khiếp
vía (ở Việt Nam hay có chó dại cắn càn), trong lúc dừng lại không bước thêm,
mình phải cố chế ngự cơn sợ hãi, hoảng hốt nghe hơi thở hục hặc của lũ chó
quanh mình, để giữ chân không run, hơi thở điều hoà, vẻ mặt tươi cười, không
hung dữ, tay chắp trước ngực không động đậy; như thế lũ chó sẽ không vọng động
và bạo động. May thoát nạn!
Vậy
mà khi vào lạy Phật, mình ngồi xuống nghe kinh, bụng còn run khiếp, chưa nguôi
cơn sợ hãi, còn "ông chó" thì điềm nhiên; tiếng tụng kinh vừa cất lên
là "ông" đã thoắt một cái nhẹ nhàng đến ngồi ngay chiếu giữa. Mình thầm
cám ơn "ông" và thấy thương cái hiền của lời kinh hình như đã thấm
vào tim “ông” nó ngày này qua ngày nọ ở trong chùa... Mà cảnh "chó cắn rận"
quả nhiên một hình ảnh thật quen thân, bình dân, đời thường đúng như ĐQ nói.
Một
điểm nữa ra ngoài-văn-bản, liên quan đến chú chó chùa Diệu Đế và chữ Không: Bài
loạn về bài thơ nhỏ ni, bỗng nhớ đến một công án Thiền của Triệu Châu (778-897)
mà TKL thường dẫn cho sinh viên Đức khi bắt đầu nói về công án Thiền:
Một Thiền sinh hỏi:
Con chó có Phật tính không?
Triều Châu quát:
Vô!
Hì,
“vô” (không) có thiên hình vạn trạng hè!
Cuối cùng "Diệu Đế" và “chó cắn rận” vẫn là diệu đế của khoảnh khắc!
ĐQ
dùng chữ "bắt nạt", một thứ “cắn!!!” - Thật là đắc! (“2 bài Xuân
Non và Liên Kiều trong chuỗi này đều OK, song chúng nữ tính cao, như phần Âm của
loạt thơ (có thể vì thể dễ thấu cảm hơn) thành ra bị bài Diệu Đế "bắt nạt”
(ĐQ) -
Còn
luận bàn về bài thơ “Tứ Diệu Đế” của nhà thơ trong Damau e đi quá xa.
Và
“Tuyết cuối” ôi chao! Xin thỉnh giáo lần tới!
Chuyện trò về thơ với ĐQ thật thú vị. Khoái!
Cám ơn!
Thụy Sĩ - Canada, 1/5/2018
THÁI
KIM LAN - ĐỖ
QUYÊN
* Nguyên ngữ
của nhà văn Đỗ Quyên
No comments:
Post a Comment