Lưu
Na
Autumn tree. Source: Internet
Kiếp Khác
Cuối
tháng này
cuối
năm này
Cũng
chỉ vài ngày nữa thôi
Anh
sẽ qua kiếp khác
Em
sẽ qua lối khác
Khi
màn đêm lấp lánh
không
còn thấy cánh sao côi
Khi
bình minh rực tím chân trời
không
còn hạt bụi trong
chập
chờn trước gió
Cuối
tháng này
cuối
năm này
Khi
anh đi vào kiếp khác
Em
đứng một mình
không
thấy bóng mình không thấy bóng người xưa
Những
đêm tạnh cao sao giăng đầy
em
sẽ ngước tìm sao Bắc
Soi
đáy sao sẽ phản chiếu mắt anh
Em
biết anh sẽ dõi tìm
Em
biết anh phải dõi tìm
Dù
với hồn mới tinh tươm với da thơm mắt trong lòng biếc
Anh
phải dõi nhìn sao Bắc
tìm
cho ra điểm đến
gặp
một người không hẹn
mà
mãi chờ nhau
Người
ấy chắc anh không còn nhớ mặt
Nhưng
em biết anh sẽ nhận ra
vì
đã nợ nhau từ bao kiếp trước như vợ chồng
như
tình nhân
Mẹ
anh đã từng nói vậy
Người
ấy trôi qua bao tinh cầu với cành mai trong tay
và
mắt và tim chỉ hướng tìm một nẻo
Nẻo
yêu thương
Rồi
anh sẽ nhận ra nếp gấp trong hồn
Rồi
anh sẽ thấy ra nếp nhăn trong óc
Lần
giở ra sẽ là đôi hàng chữ lạ
của
một người không quen
nhưng
thương mến ngập tràn
Khi
anh mở ra nếp gấp, em sẽ hóa sương thấm cánh hoa mai.
Và
ba chúng ta sẽ hòa vào nhau
Muôn
kiếp.
12/21/2010
LƯU
NA
Thu
nhớ người xa
Thăm
đại ca,
Vậy
là anh rời khỏi nơi này đã một năm. Một
năm mà như một ngày, như ngàn ngày. Cây
phượng hồng trước sân nhà em đang rực rỡ những cánh hoa mùa hè. Năm nay được mùa nóng (!), đất trời rực lửa,
bên chỗ em hoa rộ nở thì Texas lửa đốt tơi bời mái Tây, hoặc đổ lửa 110 độ ở
Wichita, ở Arizona. Qua ngày thu phân
trời bỗng nặng buồn ươn ướt. Cái ngày
phân ly năm ngoái lại thấp thoáng trong đầu dầu cũng chưa thực rời xa. Rồi đây chẳng chóng thì chầy, bạn bè anh em
thân hữu của anh sẽ lại gom lời góp tiếng mà nhắc đến anh. Nghĩ tới đó thì em ái ngại, lại thoáng đôi
chút muộn phiền. Chúng ta chỉ có tình
bạn đơn sơ, em không biết và cũng không có kỷ niệm gì nhiều để nói về anh. Và với em, dở tấm băng nhìn vào vết thương
chưa kịp lành có thể sẽ đau lại nỗi đau rách buốt. Vậy em vào một góc của riêng mình mà nhớ đến
anh.
Vì
không thể không nhớ đến đại ca.
Ngày
anh đi rồi cũng lu bu lắm. Ngày ấy, bạn
bè quyến thuộc cũng như những người thương mến đã trang trọng và quyến luyến
giã từ. Mới hay người thân của anh không
bao nhiêu nhưng thật nặng tình; người thương anh nhiều lắm, không chỉ quen biết
mà còn cả những người xa lạ, biết bao lời ngậm ngùi tiếc nhớ. Còn những đứa ghét anh thì nó đã ghét tự ngàn
xưa, không đứa nào lên giọng. Vậy nên em
thấy thật đặc biệt có thầy tư mắt kiếng, khi anh còn đây thì gieo khốn đốn cho
anh mà khi anh đi rồi thì đến thăm hỏi như là tình nghĩa lắm. Bạn thân của anh lườm cho thầy tư mắt kiếng
một phát rất cẩn thận, nhưng em sắp bị anh vỗ vai bảo “dẹp cái thằng đó
đi!!!” Em nhắc vì nghĩ đến một tính cách
đặc biệt của anh: hình như anh không hay tranh cãi, không thích phân bua. Phải thì chơi, không phải thì cười khẩy. Còn thì, anh luôn gieo tiếng cười vang trong
gió. Cười và không nói. Riêng với em, thật khó quên những nụ cười không
âm vang trước lúc lên đường. Những ngày
tháng võ vàng ấy nếu có nặng không chỉ trên vai người thân, vì giữ cho mình một
nụ cười chan chứa thắm tươi lúc đó không phải dễ, mà phải hết sức hết lòng. Cười thật tươi, bất chấp. Nhưng lấn quấn chuyện giã từ còn ai thấy được
gì đâu, nghĩ lại, em tin rằng đó là điều quyết ý, chẳng phải hồn nhiên.
Rồi
cũng qua đi những ngày xao xác. Tháng
mười hai về, nhạt nhẽo. Em thường xuống
chùa dưới Long Beach ăn cơm chay ngồi trong chánh điện ngắm những vòng đèn hào
quang chung quanh tượng phật im ắng. Khi
về sẽ qua phố phường lổn nhổn mỗi nhà một kiểu mỗi sân một loại cây một cách
xếp đặt, cổng rào gập ghềnh, rồi em nhớ Việt Nam nhớ một cái gì đã xưa đã cũ mà
vẫn xao xác như chưa bao giờ thực xa.
Như anh chưa thực xa nơi này…
Cuối tháng này
cuối năm này
Cũng chỉ vài ngày nữa
thôi
Anh sẽ qua kiếp khác
Em sẽ qua lối khác
Khi màn đêm lấp lánh
không còn thấy cánh
sao côi
Khi bình minh rực tím
chân trời
không còn hạt bụi
trong
chập chờn trước gió
Không
còn đại ca nơi này, em lại quen được một vòng thân hữu mới, mà toàn là lớp trên
hơn em rất nhiều tuổi. Mỗi ngày tan sở
em qua bên gác ông chú này ngồi nói bá láp trước khi về nhà. Lâu lâu, buổi tối
em vào net gửi thư thăm ông chú nọ bên Texas, thăm đại ca kia bên Wichita
chuyện viết lách tào lao. Rồi thôi. Một ngày như ngàn ngày. Có khi xem phim tài liệu trên TV, thấy thế
sự, cuộc sống, khắp năm châu bốn bể; những sinh vật kỳ diệu trên không dưới đáy
vực sâu của trăm năm ngàn năm trước, mà rồi tất cả trước sau đều sẽ tan ra như
bụi, em cảm như mình từ từ nhỏ lại và trong đi, như hạt bụi lửng lơ vô duyên
lãng nhách không biết sao mình đứng ở nơi này.
Chúng ta chỉ là những hạt bụi?
Vũ
trụ bao la muôn vàn tinh tú và những chuyện không giải thích được thì
đành. Nhưng em ngồi nhìn những giọt nước
mắt những kiếp khổ đau ghi lại trên phim trong sách mà thấy như mình đã thành
vô cảm, vì khổ đau và tiếng cười hay những điều kỳ diệu cũng chỉ như bóng
mây. Mà rồi khi nhìn chiếc ghế trống nơi
bàn ăn, khi thấy thiếu một làn khói bên bàn cà phê, thiếu một tiếng cười trên
bàn dóc lác những giọt nước mắt sao vẫn mặn và ấm nóng. Tại sao?
Những bức ảnh vàng úa ngơ ngác buồn, em tìm em, tìm đại ca, xem chúng ta
là ai ở nơi nào một trăm năm trước. Và
một trăm năm sau ai sẽ nhìn những bức ảnh thắm tươi bây giờ để tìm em, tìm đại
ca? Chúng ta cứ lấn quấn với nhau vì lẽ
gì? Cuộc đời còn lại những gì và chúng
ta để lại được gì?
Cái
anh để lại nơi này không nhiều, chỉ 2 cuốn sách mỏng, và một cái gạch nối. Anh không biết mình đã nối những người lính
phiêu bạt những người dân tầm thường của một cơn binh lửa lại với nhau. Bây giờ em có những người bạn bề bề chữ
nghĩa!!! Em chắc nếu có mặt nơi đây đại
ca sẽ cười rộ, chú mày nói cứ như thật.
Mà thật đó. Những đứa không biết
gì thường được tổ đãi anh không biết sao.
Ông Trên Bàn Viết chả quen anh nhưng chắc lòng quí mến nên vừa hay tin
anh ra đi ông tri hô “Ông gẫy súng đã lên tàu,” đọc mà rưng rưng. Ông bạn thượng dân của anh thì chửi đổng trên
báo, mà nghe lại thấy ngọt. Phải ở gần
em thay mặt đại ca mang tới một xâu bia một gói ba số mời bạn hiền. Cô Thùy Dương cũ còn độc đáo hơn, chỉ một câu
thơ gọi ra đúng con người và sự nghiệp (bé tí !!!) của anh: một Tháng Ba buồn
bước lẻ loi. Viết tay trái viết không
chuyên nhiều khi viết rất chân tình cảm động.
Quả
thật, hình ảnh của anh là một hình ảnh lẻ loi, không biết sao em cứ thấy vậy
trong đầu dù biết anh rất nhiều bạn. Cô
đơn là một khối vô hình bao quanh mình, trong tim óc mình, chỉ mình biết được. Anh có cô đơn? Em tin, dẫu bạn cùng khắp anh vẫn là một kẻ
cô đơn, anh vẫn bước những bước lẻ loi của riêng mình. Như em, mỗi ngày đều qua ngồi trên gác hẹp
uống nửa chung rượu nói muôn chuyện từ biển trời đến lòng mình với ông bạn già. Mà em vẫn phải communicate với ông qua trang
chữ. Tựa như khi xưa mình là bạn của
nhau mà em vẫn dấu tên khi viết bài gửi đại ca.
Có lẽ em chỉ thấy an tâm trong cõi riêng buồn.
Nên
em cũng không gặp lại những khuôn mặt cũ của ngày giã từ ấy. Chỉ có một lần gặp lại nhị ca chủ báo uống ly
cà phê. Hai đứa ngồi đồng ngoài quán hết
3 tiếng, nói muôn vạn chuyện tào lao, chỉ nhắc anh chút chút mà thôi. Trong đáy mắt mỗi đứa như có nỗi buồn nhỏ
nhoi, lấp lánh như vỏ ốc xa cừ trên biển cát mênh mông. Vui chung nhưng ai cũng phải sầu riêng. Mà cái tình càng thật thì nhiều khi lại thấy
như càng hờ hững.
Em
cũng nói cho đại ca hay, từ bấy đến nay em không một lần ghé qua căn nhà cũ,
không một lần thăm hỏi M. Em đã đưa mấy
lời từ tạ, và em tin chắc anh không cần em giải thích. Nhưng em muốn nói với đại ca, rằng em tin có
những niềm đau những nỗi mất mát quí giá và linh thiêng với riêng người gánh
chịu, như một thứ đặc quyền mà người chung quanh không nên đòi san sẻ. Cũng như có những lúc người ta cần được một
mình để nghiền ngẫm nỗi đau, đừng ai đòi đau chung.
Chính
em cũng phải bước những bước riêng trên một lối của mình. Một ngày, em đạp gai chảy máu. Em thôi không bước qua lối đó nữa. Tuổi đời dậy cho em biết, không nên cãi cọ
với số phận, và thời gian sẽ xóa nhòa mọi thứ.
Đâu có thứ gì điều gì trải được với sương nặng mùa Thu, với thời gian
nhẹ như mây mà trường tồn hơn cả sự sống.
Em muốn hỏi đại ca rằng trời cuối thu rồi anh ở đâu, nhưng ngại, rủi anh
trả lời thực thì “chết liền”, chết đứ đừ_cái kiểu Bắc kỳ các anh hay nói. Bắc kỳ, em thường cười cái tiếng ồm oàm nhà
quê đặc khói thuốc lào của ông Đại tá hưu đập bàn mắng cô Phượng ca ve “bố
náo,” trong những buổi phát thanh Thư Sài Gòn.
Không biết bây giờ ai diễn đọc những lá thư đó, hay tứ sắc thiếu tay
đành phải dẹp luôn?
Tứ
sắc thiếu tay thì phải dẹp, nhưng sáng cà phê Factory vẫn rộn tiếng cười và mịt
mù khói thuốc. Trưa, Bolsa vẫn nóng vẫn
rộn ràng ở những đài phát thanh. Chiều,
em vẫn đi về qua phố cũ. Đại ca, cuộc
sống dẫu muốn hay không cũng lăn chảy.
Và dường như biết là hão huyền người ta vẫn mơ, biết là ảo mộng mà cứ cố
tin cho đời bớt tẻ nhạt. Năm ngoái khi
đại ca rời khỏi nơi này em bèn tự ra một project chụp hình, mơ rằng mình có xúc
động sẽ chụp được những bức hình có giá trị.
Thì em cũng ra được một lố hình lá thu, và đặc biệt em có một chiếc lá
rơi hững hờ trong không trung, vàng dòn với những đốm nâu như tàn nhang trên má
xuân thì. Cái chủ ý chụp cũng lại không
bằng cái vô tình vồ được, nhưng phải nói, em hài lòng với project thu ấy. Có lẽ em sẽ làm một chuyến đi ngắn 2, 3 ngày
để tìm ảnh cho thu này. Anh có cầu cho
em chụp được hình như ý không. Cầu chung
có hiệu lực mạnh!!!
Mà,
đại ca, đang nói với anh nửa chừng thì nghe tin anh tài quá vãng: Steve Jobs
của Apple. Anh tài đó không liên quan gì
đến em, nhưng sao thấy tiếc. Người ấy
cống hiến quá lớn cho nhân loại, đem đến cho quốc gia mình một
biểu-tượng-Mỹ-quốc: trái táo cắn dở. Em
ngẩn ngơ, dẫu em biết, cả thế giới biết cái ngày này rất gần. Và những ngày tháng cuối của một anh tài tỷ
phú hình như cũng không khác những ngày tháng cuối của một thường dân. Một lần
nữa, có vẻ như lẽ vô thường là điều vĩnh cửu duy nhất, và là điều chúng ta không
thể vượt qua. Nhưng dẫu hết lòng mến
tiếc và thán phục anh tài ấy, dẫu cuộc sống chung quanh ít nhiều (nhiều hơn là
ít !) chịu ảnh hưởng và đổi thay vì những cống hiến của người ấy, em vẫn muốn
và thèm viết cho anh một lá thư tay !!!
Đêm
nằm đọc truyện, cầm quyển sách to dầy bìa cứng ngắc trên cánh tay khô héo, dưng
không em nhớ thương những dòng chữ, những lá thư viết bút mực bút chì người
mình thường gửi cho nhau một thuở nào.
Một thời thơ dại đã qua. Một thuở nghèo thắm đượm đã mất. Mình đã héo khô và lòng cũng cằn cỗi theo với
tiện nghi vật chất của những cái tức thì.
Không còn cái nôn nao gửi một lá thư một chút tâm tình và hồi hộp chờ
hồi âm. Khi xưa không có điện thoại điện
thư, nhiều khi đạp xe qua biết bao chặng đường về nơi cũ, đến một xóm quen, chỉ
mong nhìn gặp được người muốn gặp mà nhiều thuở phải ra về không. Người muốn gặp biết được cớ sự thì cũng đã
qua đi một cơ hội, nhưng cái tình như thêm quyến luyến và cái ý như thêm thắm
thiết mặn nồng. Giờ đây, dù có ở Việt
Nam thì cũng không còn cái ân tình nhạt nhòa mà bao trùm không gian ấy
nữa. Trong đêm vắng em chợt nao lòng
thương nhớ. Không chỉ Seattle mới có cô
Rơm Trần mộng Tú. Nơi đây em chắc cũng
có vài chú Mạ thầm lặng, lưu luyến một thuở quê nhà.
Mà
thương nhớ người ta không chỉ nhớ những hình ảnh, những kỷ niệm, mà còn thương
nhớ cả những mùi hương, tiếng động. Lẩm
cẩm nhất là có lúc em phát giác ra mình nhớ mùi khói đốt lá ở quê nhà, nhớ làn
khói lúc cuộn tròn dầy đặc cay cả mắt lúc váng vất xa xa ở cuối xóm bên, và nhớ
cái nóng gay gắt đè trên giấc ngủ trưa mệt nhọc đẫm mồ hôi. Có lần về đứng bên hông chùa Vĩnh Nghiêm chợt
thấy trên giòng sông nhỏ lặng lờ một chiếc xuồng đang trôi ngang đều đều chậm
chậm với người thanh niên mình trần đứng chống sào nhẹ nhàng thản nhiên da bóng
hồng trong nắng, em chợt thương người thanh niên ấy nao lòng và hoảng hốt tưởng
mình là Từ Thức. Những thứ đó không mang
hình ảnh một người thân hay một kỷ niệm gì, chỉ là khi nhận diện được nỗi nhớ
của mình em thấy đau thắt lòng, đau, không biết vì đã xa quê hương hay vì mình
đã xa mình. Đại ca, em buồn cười và dở
hơi quá phải không. Cũng như những khi
bước chân trên thảm lá vàng tìm góc cạnh chụp ảnh, một lúc nào đó em nghe mơ hồ
tiếng cành khô gầy gẫy vụn dưới bước chân, âm thanh thật mỏng manh lạc lõng mà
vang dội trong lòng nỗi cảm hoài đất trời quạnh quẽ. Đâm ra chụp được hình ảnh chứ không chụp được
mùi lá ải chung quanh, không chụp được những âm thanh xao xác, những rung động
bất chợt mà đậm sâu.
Đại
ca sắp vỗ vai bảo chú mày vẽ chuyện. Nhưng
ghê gớm hơn những thương nhớ vẩn vơ, là những phút lặng im khi bên nhau. Những buổi chiều đàn đúm, trên căn gác hẹp
thường đầy ắp tiếng cười và những lời chọc ghẹo, hoặc những lời trao đổi san sẻ
với nhau. Em luôn chìm ngập trong âm
thanh, lời nói, dẫn đến những suy tưởng.
Một lúc nào đó bất chợt, không ai nói với ai một câu gì_không có gì còn
gì để nói_mà cũng không có chút gì để nghĩ suy.
Cái im lặng bao trùm cũng trong suốt như nắng, như nỗi cô đơn mà em
tưởng tượng nơi con người anh, trong lòng anh.
Chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi thấy như mình và người chung quanh
là những nhân vật trong một cuốn phim câm đã cũ đang được chiếu lại thật
chậm. Em hốt hoảng ra về, lòng hoang
mang không biết phải nghĩ gì. Chúng ta
thực có mặt trên cõi đời này? Nếu không,
sao người ta phải đớn đau hoài một nỗi cách chia?
Ấy
vậy, chứ đừng có lừng lững xuất hiện mà anh em hết hồn nha bác. Trước sau gì chúng ta cũng sẽ gặp lại
nhau. Mong sao em sẽ không quá lấn cấn
lúc lên đường để còn nhớ mà nhắn tin cho đại ca. Có người quen đứng đón ở trạm mình phải xuống
thì cũng bớt ngại nỗi đường xa xứ lạ, phải không. Em thuộc loại hơi hèn một tí, nghĩ đến lúc
phải đi xa thì lo sợ lùng bùng, nhưng khi nghĩ đến vóc dáng lẻ loi buồn kia sẽ
đón chờ ở sân ga thì thấy đời cũng không đến nỗi vắng tanh như chẳng còn
ai. Đại ca, anh sẽ đón em chứ? Chúng ta sẽ gặp lại nhau, phải vậy không, anh
Huy?
LƯU
NA
10/31/2011
No comments:
Post a Comment