Lưu
Na
Candle
painting. By Lebloe
Thực
lòng, tôi không mặn mà với Dương Nghiễm Mậu, cũng như với Thanh Tâm Tuyền
văn. Mà hai cái tên ấy là hai ngọn đuốc
chói lòa trong mắt thế hệ đàn anh của tôi, là hai cái tên suốt thời tuổi trẻ
trên đất người tôi phải nghe.
Với
Thanh Tâm Tuyền văn, tôi dẫu không thích lắm nhưng vẫn nghe được tiếng của một
người trí thức luôn gầm gừ với chính mình.
Với Dương Nghiễm Mậu chỉ là muôn vàn những rối ren nghịch lý tàn bạo tới
vô lý bên dưới giọng văn đều đều như độc thoại, thí dụ là Tuổi Nước Độc. Một đôi lúc thấy Dương Nghiễm Mậu tới rất gần
với một cái gì tuyệt vời “tôi nghĩ thím không còn nhìn thấy được thím,” thì cái
cách nói rất giật gân cố ghìm cho thản nhiên lại phá hư cái tuyệt vời ấy. Có những người viết văn vô cảm để mình cảm được
cái cần cảm, với Dương Nghiễm Mậu tôi thấy tôi bị trơ.
Nhưng
dẫu tôi không đọc được Dương Nghiễm Mậu thì ông vẫn đã đứng đó như huệ thắm
ngoài đồng như chim lượn giữa trời không.
Những giòng chữ DNM đã viết, những tác phẩm DNM đã trao, cho dẫu có với
tới được lòng ai không thì vẫn đã như những giọt sáp đều đều lăn chảy. Khi giọt sáp cuối cùng đã tuôn, khi ánh lửa
cuối cùng đã lụi, cái tên Dương Nghiễm Mậu đã đi song song với biết bao tuổi trẻ
đương thời, đã lưu những dấu chân sâu nơi cánh đồng văn chương, đã là một thành
tố của một thuở vàng son Hai Mươi Năm Văn Học.
Dương Nghiễm Mậu và tất cả những tên tuổi cùng thời của thuở 1960’s đã
cháy cho đến phút cuối cùng của những ngọn nến, hắt lại cho những thệ hệ sau một
vừng sáng huy hoàng mà mỗi khi một ánh nến vàng úa tắt đi, tôi thấy mình xa
thêm cánh đồng huyền thoại.
Cùng
với những người của thuở 60’s, Dương Nghiễm Mậu nay thành nến trăm năm. Có ánh nến nào để tiễn đưa một ánh nến, có giọt
sáp nào khóc một giọt đã tan?
Lưu
Na
No comments:
Post a Comment