Nguyễn Đạt
Nguyễn
Đạt. Đinh Cường vẽ
Trang Tử trong Nam Hoa Kinh nói về bằng hữu: bạn với nhau
phải vì nhau những chỗ không vì nhau, phải biết quên nhau để sống… Từ thời trẻ
tôi đã mong mỏi bằng hữu chúng tôi cùng nhau không khác vậy. Với tôi tình bằng
hữu rất thiêng liêng. Chẳng có tình yêu lứa đôi cũng không sao, tôi ái ngại những
kẻ không quý trọng không tha thiết bằng hữu, những người không có bạn.
Chuyện tôi chia tay người vợ trước chỉ là vì cô ấy không chấp nhận bằng hữu như tôi quan niệm, khẳng định tôi tệ hại vì xem bạn hơn vợ.
Chuyện tôi chia tay người vợ trước chỉ là vì cô ấy không chấp nhận bằng hữu như tôi quan niệm, khẳng định tôi tệ hại vì xem bạn hơn vợ.
Hoàng
Ngọc Tuấn
Thời gian những năm 1980, tuần lễ nào Hoàng Ngọc Tuấn Hình Như Là Tình Yêu* cũng ghé nhà tôi một hai lần, ngủ lại, tôi đều giăng mùng cho Tuấn. Khi ngồi vào bàn ăn, thức ăn nào ngon hơn cả, tôi để gần chỗ Tuấn. Vậy đó, cô ấy cho rằng tôi xem bạn hơn vợ!
Huy Tưởng. Đinh Cường vẽ
Huy Tưởng Một Mùa Tóc Mộ** và tôi rất thân thiết, nhưng không biết có phải vì khắc khẩu, vẫn thường gặp nhau và vẫn thường gây gổ nhau về một chuyện gì đó. Một lần có bạn bảo tôi: NĐ từng đốp chát Huy Tưởng quá bất nhẫn! Cả đêm hôm ấy tôi không ngủ, tôi nghĩ lung về Huy Tưởng, thương Huy Tưởng muốn rơi lệ, và tôi dày vò tôi sao tệ hại. Và tôi ân hận, muốn gặp Huy Tưởng ngay sáng hôm sau để phân bua để trần tình, để cả xin bạn hãy rủa sả lại thằng NĐ cho tôi vơi nỗi ân hận. Nhưng Huy Tưởng đã nghìn-trùng-xa-cách, định cư ở Australia từ mấy năm rồi.
Cách đây vài tháng, Huy Tưởng về thăm quê nhà, tôi là người bạn đầu tiên và duy nhất Huy Tưởng gặp lại. Có quà của người về từ xứ-sở-thiên-đường, cho nạn nhân của quê hương khốn khổ. Tôi vui mừng tôi cảm động. Ấy tuy nhiên không phải vì quà, mà vì tình cảm của Huy Tưởng dành cho tôi chất chứa trong đó. “Tôi biết ông sẽ vui với vật tặng này, vì ông là ống khói tàu!” Huy Tưởng nói xong, đưa ra cái bật lửa Zippo trong hộp, bạn mua ở Sydney mang về tặng tôi. Về Sài Gòn, bạn còn mầy mò khắp phố, tìm chỗ khắc chữ đề tặng tôi trên vỏ bật lửa. Tôi cất bật lửa trong túi áo gió, ngồi nhâm nhi tách cà-phê, ngó bạn vừa xong nghĩa-cử-bằng-hữu. “Ồ, tôi biết tin ông bị bệnh tim suýt chết mà, nên còn vật tặng này nữa.” Cái máy đo huyết áp, quả thật tôi rất cần. Nghĩa là tôi khỏi phải mất công thỉnh thoảng ra Nhà Thuốc Tây mãi xa, có cái máy đo huyết áp, trả vài chục ngàn đồng cho mỗi lần kiểm tra huyết áp. Hai vật tặng của bạn dành cho tôi đều tối cần thiết. Quà tặng thật ý nghĩa cho buổi tái ngộ giữa Huy Tưởng và tôi, sau năm bảy năm xa-cách-nghìn-trùng.
“Chưa hết. Ông hay ngao du Đơn Dương Đà Lạt, có cái áo vest Product of Italy cho ông nữa.” Và Huy Tưởng điện thoại, bảo người nhà đem ra quán cái áo vest để trong túi du lịch màu gì gì đó…
Buổi gặp lại Huy Tưởng, tôi chỉ tiếc ở chỗ xưng hô Tutoyer trước đây giữa chúng tôi không còn nữa. Tôi đâm ra ngượng ngùng khi cứ mày-tao mà bạn lại cứ ông-tôi, đã đành chúng tôi tuổi đã bảy mươi trở lên cả rồi.
Mới đây, đọc trong Buddhism and Friendship của Subhuti -Windhorse Publications, 2004, A-nan-đà, thị giả của đức Phật cho rằng, đạt tới căn cốt của tình bằng hữu là đã đạt được nửa Đạo. Đức Phật bảo không phải vậy, mà là đạt được toàn thể Đạo.
Đinh
Cường
Cũng mới đây, tôi lại mất ngủ vì cái e-mail của hoạ sĩ Đinh Cường. Anh bảo tôi nên in thành tập thơ về Dran của tôi, chi phí in ấn bao nhiêu anh trả hết. Tôi biết anh đang thời gian làm chemo vì cái bệnh quái ác, vậy mà anh còn bụng dạ để thương yêu thơ Dran của tôi như vậy, thật hiếm có trên đời. Tình bằng hữu của hoạ sĩ Đinh Cường với tôi thật lạ lùng. Chúng tôi gặp mặt duy nhất một lần trong đời, ở Sài Gòn, sau đó vài lần e-mail qua lại. Sau đó nữa thì biệt tăm. Ấy tuy nhiên Đinh Cường vẫn đọc thơ tôi trên các báo mạng, và tôi gần như chỉ làm thơ về một nơi chốn: Dran, và vùng cao nguyên Lâm Đồng. Tôi cũng đọc thơ và xem nhiều hoạ phẩm của Đinh Cường, và biết trong một cuốn sách anh viết về những hoạ sĩ thế hệ trước, anh có viết về hoạ sĩ Văn Đen. Hoạ sĩ Văn Đen là hoạ sĩ tôi mến mộ đặc biệt. Chính ông đã giúp tôi biết vẽ tranh, đi vào thế giới hội hoạ từ khi tôi mới mười một - mười hai tuổi, đang là học sinh Trường Trung học Hồ Ngọc Cẩn; hoạ sĩ Văn Đen là huấn luyện viên thể dục của trường. Tôi trở thành người học trò hội hoạ duy nhất của hoạ sĩ Văn Đen trong nhiều năm tại tư gia kiến trúc sư Nguyễn Gia Đức, một ngôi nhà đơn giản và đẹp ở đường Lê Quang Định - Gia Định, gần trường Hồ Ngọc Cẩn. Và đã từ lâu, nhớ tới hoạ sĩ Văn Đen, tôi lại nhớ ngay tới hoạ sĩ Đinh Cường, dù rằng hội hoạ của Văn Đen và Đinh Cường khác hẳn nhau. Hẳn đó là vì nhân cách của hai người.
Hoạ sĩ Đinh Cường cảm hoài thơ Dran của tôi, cũng là anh cảm hoài một nơi chốn: Dran, nơi anh từng sống thời trai trẻ. Nơi chốn với Đinh Cường và với tôi trở thành một thứ gì rất nặng, như nỗi ám ảnh, như một hình phạt treo trên cổ. Le domicile est suspendu au cou de l’homme comme une punition. -Professeur Alain.
Tôi được đọc nhiều bài viết của các nhà thơ nhà văn hoạ sĩ, là bằng hữu thân quen hay là người đọc thơ xem tranh Đinh Cường, hầu hết đều thấy tính chất nổi bật nơi người hoạ sĩ là sự đôn hậu, là vẻ nên thơ. Tôi còn thấy Đinh Cường là hiền nhân, là người đã đi tới căn cốt của tình bằng hữu, đồng nghĩa với người đạt đạo, như lời đức Phật nói với A-nan-đà.
N Đ.
Cũng mới đây, tôi lại mất ngủ vì cái e-mail của hoạ sĩ Đinh Cường. Anh bảo tôi nên in thành tập thơ về Dran của tôi, chi phí in ấn bao nhiêu anh trả hết. Tôi biết anh đang thời gian làm chemo vì cái bệnh quái ác, vậy mà anh còn bụng dạ để thương yêu thơ Dran của tôi như vậy, thật hiếm có trên đời. Tình bằng hữu của hoạ sĩ Đinh Cường với tôi thật lạ lùng. Chúng tôi gặp mặt duy nhất một lần trong đời, ở Sài Gòn, sau đó vài lần e-mail qua lại. Sau đó nữa thì biệt tăm. Ấy tuy nhiên Đinh Cường vẫn đọc thơ tôi trên các báo mạng, và tôi gần như chỉ làm thơ về một nơi chốn: Dran, và vùng cao nguyên Lâm Đồng. Tôi cũng đọc thơ và xem nhiều hoạ phẩm của Đinh Cường, và biết trong một cuốn sách anh viết về những hoạ sĩ thế hệ trước, anh có viết về hoạ sĩ Văn Đen. Hoạ sĩ Văn Đen là hoạ sĩ tôi mến mộ đặc biệt. Chính ông đã giúp tôi biết vẽ tranh, đi vào thế giới hội hoạ từ khi tôi mới mười một - mười hai tuổi, đang là học sinh Trường Trung học Hồ Ngọc Cẩn; hoạ sĩ Văn Đen là huấn luyện viên thể dục của trường. Tôi trở thành người học trò hội hoạ duy nhất của hoạ sĩ Văn Đen trong nhiều năm tại tư gia kiến trúc sư Nguyễn Gia Đức, một ngôi nhà đơn giản và đẹp ở đường Lê Quang Định - Gia Định, gần trường Hồ Ngọc Cẩn. Và đã từ lâu, nhớ tới hoạ sĩ Văn Đen, tôi lại nhớ ngay tới hoạ sĩ Đinh Cường, dù rằng hội hoạ của Văn Đen và Đinh Cường khác hẳn nhau. Hẳn đó là vì nhân cách của hai người.
Hoạ sĩ Đinh Cường cảm hoài thơ Dran của tôi, cũng là anh cảm hoài một nơi chốn: Dran, nơi anh từng sống thời trai trẻ. Nơi chốn với Đinh Cường và với tôi trở thành một thứ gì rất nặng, như nỗi ám ảnh, như một hình phạt treo trên cổ. Le domicile est suspendu au cou de l’homme comme une punition. -Professeur Alain.
Tôi được đọc nhiều bài viết của các nhà thơ nhà văn hoạ sĩ, là bằng hữu thân quen hay là người đọc thơ xem tranh Đinh Cường, hầu hết đều thấy tính chất nổi bật nơi người hoạ sĩ là sự đôn hậu, là vẻ nên thơ. Tôi còn thấy Đinh Cường là hiền nhân, là người đã đi tới căn cốt của tình bằng hữu, đồng nghĩa với người đạt đạo, như lời đức Phật nói với A-nan-đà.
N Đ.
*Tập truyện của Hoàng Ngọc Tuấn
**Thi tập của Huy Tưởng
No comments:
Post a Comment