TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU
T[I]ẾU NGẠO GIANG HỒ
Tập thơ thứ 11 của nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ
NXB Q&P
Production & SỐNG phối hợp ấn hành tháng 11.2016
Sách dày 206 trang,
khổ 6 inches x 9 inches
Ấn phí: USD 18 $
- Phát hành toàn cầu
trên trang mạng https://www.amazon.com/, chuyên mục books.
- Liên lạc với NXB SỐNG:
. Email:
nhaxuatbansong@gmail.com
. 15751 Brookhurst
St., # 225 Westminster, CA 92683
. Tel.: 714-531-5362
- Liên lạc Email với
tác giả:
.
luongvynguyen2@gmail.com
. Ngân phiếu (Check) ghi
tên: Vy Nguyen
CẢM NHẬN CỦA BẰNG HỮU
VỀ TẬP THƠ "T[I]ẾU NGẠO GIANG HỒ"
CỦA NGUYỄN LƯƠNG VỴ
Giữa thực trạng “hạn
hán” trầm trọng, tính riêng cho những người cầm bút trước tháng 4-1975, ở quê
người, (thì), Nguyễn Lương Vỵ vẫn hiển lộng thi ca của ông, như một dòng suối
mát.
Lại nữa, chữ, nghĩa đối
với nhiều thi sĩ, dường chỉ là phương tiện chuyển tải những rung động, cảm nhận
về đời sống, hiện tượng,… (thì), với Nguyễn, chữ, nghĩa còn là bản mệnh của
chính ông nữa.
Du Tử Lê, nhà
thơ, nhà văn.
(Calif. Oct. 2016)
Ngôn ngữ Việt Nam đã
trở thành hơi thở của thi nhân Nguyễn Lương Vỵ. Qua tập thơ “T[i]ếu Ngạo Giang Hồ” cho thấy ông
bình thản thở từng con chữ, có khi rất ngắn, một con chữ hay hai, ba,
v.v... một cách vô ngại tự tại. Nếu chỉ
vì dấu chấm hay dấu phẩy để bảo đó là một “ý nghĩa” biệt lập, thì thật là không
nhìn ra trọn vẹn một làn hơi bao trùm trong đó nhịp nhàng ngưng ngắt như nhịp
điệu của những nốt nhạc trong một bản hòa tấu “Sonate”, những nốt thở nhìn thấy
riêng biệt lại liên kết nhau thành một hơi thở chứa chan và mông mênh ý tưởng,
làm cho trái tim và tâm hồn va chạm bỗng rung động cảm nhận từng nét biến thể của
bức tranh lập thể có vẻ kỳ dị lại cấu trúc nên một tổng thể thơ mộng vô cùng…
Lê Giang Trần, nhà
thơ.
(Calif., Oct. 2016)
"T[i]ếu Ngạo
Giang Hồ" là âm vang tiếp nối của Hòa Âm, Huyết Âm, Tinh Âm... trong cõi
thơ Nguyễn Lương Vỵ.
T[i]ếu viết như vầy
thì có Tếu bên trong. Tếu trong cảnh đời có khi là tan nát cõi lòng, nên chi
cái tan nát kia là âm bản của nụ cười hắt hiu năm tháng. Đây là khúc ca được viết
bằng tiết tấu máu lệ. Dường như đã thấu được núi thẳm đường dài, vừa đủ nội lực
gian nan, hành giả kia đóng cửa gỗ thõng
tay vào chợ? Để kề vai gánh những bi hài trần thế, tùy nguyện tùy duyên
mà "T[i]ếu Ngạo Giang Hồ," mà theo hạnh Người Xưa: "Ta còn chút
nợ phải trả" nữa chăng?
Nguyễn Thị Khánh Minh, nhà
thơ
(Calif., Oct. 2016)
Vài lời với thơ Nguyễn
Lương Vỵ? Vài lời hẳn là không đủ, với bản thân tôi, người đã nhiều năm mê thơ
Vỵ, đã dịch thơ Vỵ sang Anh văn dài cả trăm trang (trí nhớ sương khói, nếu tính
cả kiếp trước, hẳn là nhiều ngàn trang).
Thế đó, tôi đã đọc
thơ Vỵ, mê thơ Vỵ, dịch thơ Vỵ -- đó là những ngày bay bổng của đời tôi, một
người mê chữ từ thời còn nắn nót mực tím trên chữ i, chữ tờ. Thơ Vỵ đã mở ra các
cửa sổ [và rất, rất nhiều cửa sổ đa dạng] để độc giả nhìn thấy và rung động với
cái đẹp của một cõi ngôn ngữ. Tôi đọc thơ Vỵ và nhận ra một thế giới thơ rất là
xa vắng, như dường Nguyễn Lương Vỵ đã bước từ cõi khác tới để hóa thân vào
trang giấy, nhưng lại thấy rất gần như dường cũng từ trong tim mình nhói đau,
khi Vỵ nói về quê nhà, về mẹ, về những người bạn vĩnh viễn lìa cõi này...
Thế đó, tôi rất mực
trân trọng khi đọc thơ Nguyễn Lương Vỵ.
Phan Tấn Hải, nhà
thơ, dịch giả, nhà nghiên cứu Phật pháp.
(Calif., Oct. 2016)
“T[i]ếu Ngạo Giang Hồ” của Nguyễn Lương Vỵ là một cột mốc mới trên độc lộ “tu chữ” của Thi Sỹ. Ở đây, những con chữ đầy nội lực được viết ra từ những trải nghiệm gần gủi hàng ngày, từ nhận thức rất cô đọng của chính Thi Sỹ về những chủ đề lớn của sự hiện hữu: Thời Gian, Sự Sống và Cái Chết. Qua “T[i]ếu Ngạo Giang Hồ”, ý nghĩa của sự-sống được thiết lập trở lại, một cách chân chánh, trên nền tương phản của cái-chết, trên những nếp gấp thời gian khép lại, mở ra trong từng phút giây.
(Calif., Oct. 2016)
“T[i]ếu Ngạo Giang Hồ” của Nguyễn Lương Vỵ là một cột mốc mới trên độc lộ “tu chữ” của Thi Sỹ. Ở đây, những con chữ đầy nội lực được viết ra từ những trải nghiệm gần gủi hàng ngày, từ nhận thức rất cô đọng của chính Thi Sỹ về những chủ đề lớn của sự hiện hữu: Thời Gian, Sự Sống và Cái Chết. Qua “T[i]ếu Ngạo Giang Hồ”, ý nghĩa của sự-sống được thiết lập trở lại, một cách chân chánh, trên nền tương phản của cái-chết, trên những nếp gấp thời gian khép lại, mở ra trong từng phút giây.
Tô Đăng Khoa, nhà
nghiên cứu Phật pháp.
(Calif., Oct. 2016)
Với tập
thơ "T[i]ếu Ngạo Giang Hồ," phong
vị thơ Nguyễn Lương Vỵ như muốn lui về cổ lục nghìn năm điêu thạch, dõi con mắt
thơ về quá khứ xa xăm để tìm kiếm cái ẩn mật nằm sâu kín trong vô thức
tập thể của dân tộc. Nhưng thật ra, bên dưới hành trạng ấy, người ta
vẫn thấy một Nguyễn Lương Vỵ với tất cả những băn khoăn bộn bề khôn dứt về
cái hiện tồn trước mặt và cái miên trường sau lưng.
Trịnh Y Thư, nhà
thơ, nhà văn, dịch giả.
(Calif., Oct. 2016)
No comments:
Post a Comment