nguyễn
xuân thiệp
Sài Gòn. Tranh Đặng Kim Long
Tối
hôm thứ Ba, 2 tháng 2. 2016, nhân một mình rong chơi trên trang nhà Bác Sĩ Đỗ
Hồng Ngọc, Nguyễn tôi bỗng gặp một cái thông báo hay ơi là hay.
BS/Nhà
văn Đỗ Hòng Ngọc viết như thế này:
Nhà xuất bản muốn tôi
có một cuốn sách gì đó mới để tham gia Hội sách sắp tới cho vui. Thấy tôi ngần
ngừ, có vẻ lúng túng, bèn gợi ý hay là anh tuyển chọn lại một số bài viết ưng ý
của mình xưa nay in thành một tập như một kỷ niệm với bạn đọc dịp này.
Vì thế mà sẽ có “Một hôm
gặp lại…”
Và
BS ĐHNgọc giãi bày thêm:
Tôi khoái tùy bút.
Không biết tại sao. Chắc là tại cái tạng. Tùy bút nó gần với thơ hơn. Nó không
hư cấu. Nó đến từ cảm xúc hơn là từ tính toan. Nó tùy duyên mà tới. Nó tùy hứng
mà nên. Nó tùy nghi mà hiện. Và nó tùy hỷ mà vui… Có lẽ vì thế mà nó được gọi
là tùy bút.
Có người bảo tôi, lâu
nay viết tào lao cũng nhiều rồi, nay gom lại một vài đọc chơi. Vui thôi mà!
Ừ thì thử. Tình cờ
đọc được bài Một hôm gặp lại… của mình bèn lấy làm thú, dùng mà làm tựa luôn.
Có người nghĩ “Một hôm gặp lại” chắc là chuyện tình già, gặp lại một ai đó, đã
lâu, đã xa. Nhưng không. Gặp lại đây là gặp lại tuổi thơ của chính mình. Ai mà
chẳng có một tuổi thơ?
Bạn đang có trên tay
một tập được gọi là tùy bút, có nhiều bài hình như đã đọc ở đâu đó rồi, trong
cuốn sách nào đó rồi của tác giả, cũng có thể thấy trên mạng, hoặc trong những
email mà người ta forward cho nhau, có khi bị đổi cái tựa, có khi bị nhầm cái
tên, có khi thấy ghi là sưu tầm, là khuyết danh v.v… Cũng chẳng khoái ru?
Vậy thì, “Một hôm…
gặp lại” có nghĩa là gặp lại… một hôm một bài viết đã cũ, đã xưa, đã quen, thì
cũng cứ vui nhé!
Tuổi già nó vậy.
Thân
mến,
Saigon,
01- 2016
Đỗ Hồng Ngọc
Thú
thiệt, đọc cái thông báo và những lời tự tình của BS ĐHN, Nguyễn tôi khoái ơi là
khoái. Khoái trước hết là vì xưa nay mình vốn khoái đọc ông nay lại sắp được đọc
nữa rồi. Khoái còn vĩ lẽ này: Không chừng đọc Một Hôm Gặp Lại mình có thêm cái để viết chăng. Vậy chừng nào sách
ra đó, BS ơi?
Trong
khi chờ đợi xin có mấy dòng tản mạn sau đây cũng thuộc loại “một hôm gặp lại”.
Xin nói rõ: Gặp lại đây là gặp lại Sài Gòn một thời của tôi và của bạn.
Còn
nhớ, cách đây khá lâu, khi viết về cà phê Sài Gòn đăng trên báo của Mặc Bích ở
Houston, Nguyệt Hạ từng ghi nhận: Ngồi nhìn ra cửa kính, đối mặt với công viên
có hai hàng cây dầu rái cao vút, hay chếch sang nhà hát thành phố, tới khách
sạn Caravelle, Continental... thì kiểu ngồi nhàn hạ của khách hôm nay cũng gợi
nhớ một thời dĩ vãng, thời những nhà văn nhà thơ nổi tiếng từng ngồi như vậy,
uống bia (hay cà phê), bàn chuyện chính trị, thời sự, văn học. Huy Tưởng -nhà
thơ cũ- bảo “Cái ông Graham Greene viết cuốn Người Mỹ Trầm Lặng từng ngồi đây đây, các bạn anh kẻ sống người
chết từng ngồi đây. Những Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Trịnh Công Sơn... nhớ
không xuể!"
Thế
đấy. vậy mà nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng của chúng ta (cũng đã ra đi), cách đây
dăm bảy năm, sau khi đi thăm Việt Nam về lại nói rằng Sài Gòn không còn như
ngày xưa nữa rồi, ông không tìm lại được những hình bóng cũ của thời trẻ tuổi
cách đây mấy chục năm. Hỡi ôi!
Nhưng dẫu sao, từ Huy Tưởng đến Nguyễn Xuân
Hoàng vẫn có cái gì đó có thể hình dung và chia sẻ được. Ấy là Sài Gòn vẫn còn
đó đôi nét cũ và chút hồn xưa, có điều là những bạn bè thân thiết một thời có
kẻ không về nữa, mà đã nằm đọc sao trời đâu đó.
Để có cái nhìn xa và sâu hơn, người viết
xin trở lại với một nhà báo ngoại quốc -bà Catherine Texier để thấy rằng một số
dấu tích của thời Pháp thuộc vẫn còn đâu đó.
Bà viết trên tờ New York Times cách đây
chừng mươi mười lăm năm: "Việt Nam vẫn còn dấu vết thời thuộc địa."
Đọc lời này, hẳn chúng ta không lấy làm lạ, vì Catherine Texier là một người Pháp,
bà nhìn và chú ý nhiều nhất những vết tích còn lưu lại, những ấn chứng nói lên
rằng một thời người Pháp đã có mặt ở đây, đã gây thương tích cho xứ sở này cũng
như đã dựng lên những công trình văn hóa trong cuộc sống của người bản xứ.
Đúng là mỗi người nhìn theo góc đứng và
tâm cảm của mình. Một cựu chiến binh Hoa Kỳ chẳng hạn, khi nhìn về Việt Nam,
chỉ thấy những khu rừng già và những cánh trực thăng lao vào vùng của đạn và
khói, hoặc chỉ nhớ những quán bar, những ly rượu uống bên những Phượng những
Liên vào lúc hoàng hôn hoặc trong đêm khuya khoắt. Có thể đó là một mối tình
như hơi men thoáng qua hay thiên bi sử để lại một vết cháy trong tâm hồn. Đã có
những cuốn phim kể lể những chuyện tình như thế. Người Mỹ Trầm Lặng hay Ba Mùa
đã phần nào vẽ lại con đường tình vừa nói. Và khi nói Việt Nam với một phụ nữ
Pháp, thì bà ta có thể có những tưởng tượng về cuốn phim Người Tình (L'Amant) và Đông
Dương (Indochine) và hình dung tới những quán cà phê ngày xưa trên đường
Catinat ở giữa thành phố Sàigòn.
Chúng
ta có thể đồng cảm với người này hoặc người kia. Như thế, vì chúng ta thấy rất nhiều thứ khi nói về Việt Nam.
Nhưng, để câu chuyện trà đàm này đừng đi quá xa, bạn đọc và người viết những
dòng này thử xem bà Catherine Texier nhìn thấy những gì còn mang cái hình và
cái hồn của một thời cách đây non thế kỷ. Trước hết, nhà báo cho biết về mình
và chuyến đi đến Việt Nam như tới một nơi có mang chung một chút gì đó của nền
văn hóa mình từng sống trong đó. Catherine Texier viết:
"Không những tôi là một người Pháp mà
tôi còn viết một cuốn sách lấy khung cảnh Đông Dương vào thời điểm bước sang
thế kỷ mới."
Từ đó, bà xác định chỗ đứng của mình khi
nhìn về Việt Nam: "Cho nên khi tôi viếng thăm Việt Nam vào tháng tư vừa
rồi, những điều hiện lên trong trí tưởng tượng của tôi rõ ràng thuộc loại
sau."
Và bà kể lại cuộc hành trình xuyên Việt của
mình: "Tôi đã trải qua hai tuần rưỡi ở Việt Nam, đã đi từ nam ra bắc trên
một chiếc xe hơi với một người tài xế và một hướng dẫn viên ở đồng bằng sông
Cửu Long cũng như quanh Hà Nội. Tôi cũng đi hai chuyến máy bay, từ Nha Trang
tới Đà Nẵng, và từ Huế ra Hà Nội.
Như vậy là quá nhiều trong một thời gian
ngắn ngủi, nhưng nó đã cho tôi cơ hội để khám phá những gì còn sót lại của thời
thuộc địa Pháp, và để cố tưởng tượng Việt Nam phải như thế nào cách đây một
trăm năm."
Và bà ghi lại như sau về thành phố Sài Gòn:
Cách đây một trăm năm... Quả thật, người
Pháp đã đến đây và đặt sự cai trị của mình lên đất nước Việt Nam từ giữa thập
niên 1800 cho tới trận Điện Biên Phủ năm 1954. Và cũng đúng như Catherine nghĩ
là những hình ảnh quá khứ của thời thuộc địa phần nào đã bị tàn phá bởi cuộc
chiến tranh Mỹ, đặc biệt ở miền Nam, và người Pháp sau đó đã mất chỗ đứng của
mình, và tiếng Pháp chỉ còn là một ngôn ngữ thứ nhì sau tiếng Anh.
Và quả thật rằng, như Catherine nghĩ, khi
lần đầu bạn đặt chân lên thành phố Sài Gòn bây giờ, khó mà hình dung những tay
thực dân Pháp lừ đừ trên những chiếc xe ngựa trong cảnh hỗn độn náo nhiệt của
những chiếc xe gắn máy, xe đạp và hàng hóa rẻ tiền tuôn ra từ những cửa tiệm
xây bằng những khối bê tông.
Sài Gòn không còn đường Catinat nữa. Đại lộ
nổi tiếng nhất của Đông Dương thời trước hiện giờ được gọi bằng cái tên Đồng
Khởi.
Đây, ta hãy cùng Catherine đi dạo dọc theo
con đường Catinat ngày xưa, và nghe bà ghi nhận:
"Trong
số những cửa tiệm rực rỡ và những khách sạn xa hoa 100 năm trước nằm dọc theo
con đường có khách sạn Laval, cà phê Parisien, các cửa tiệm bán rượu hồi và
rượu mạnh, đồ lót và quần áo từ Paris chỉ còn có khách sạn Continental, được
phục hồi trở lại vẻ tráng lệ nguyên thủy của nó, nằm xéo với Nhà Hát Thành Phố.
Thay vì những phụ nữ sang trọng trong những bộ đồ vải lanh mầu nhạt thả bộ dọc
con đường, tay xoay tròn chiếc dù, thì hàng trăm những chiếc xe gắn máy chạy
đua dọc theo con đường với tốc độ nguy hiểm, 10 chiếc hàng ngang, không có đèn
đỏ để họ dừng lại."
Bà ghi nhận thêm những gì nhìn thấy trên
phố xá:
"Tối đầu tiên tôi ở thành phố này, đi
bộ dọc con đường Catinat mà bây giờ là Đồng Khởi, từ khách sạn Continental ra
tới bờ sông Sài Gòn, từ khách sạn Majestic -một khách sạn trông như chiếc bánh
cưới màu trắng sáng lòa, xây từ thập niên 20… tôi đã cố băng qua đường dọc theo
Bến Bạch Đằng. Những dòng xe hai bánh dồn dập không ngớt đến độ tôi không dám
bước khỏi lề đường, cho tơí khi một người đàn ông Việt Nam tử tế cầm tay tôi và
dẫn tôi đi qua."
Ngắm cảnh ngắm người, Catherine đi tới một
xác quyết, rằng không cần phải đào bới nhiều mới tìm được quá khứ. Khách sạn
Continental -vẫn ở đó như hồi đầu thế kỷ 20- có hình dáng một chiếc thuyền viễn
dương bằng gỗ đậm và thau sáng chói, màu đỏ tía của những bức màn nhung phai đi
một chút dưới ánh nắng mặt trời.
Bên trong, ngay cả khi có máy lạnh, các
phòng cảm thấy một chút ngột ngạt, đồ đạc bằng gỗ sậm của chúng được chạm trổ
huy hiệu ba cánh hoa của vua chúa Pháp. Nhưng sân bên trong, nơi bữa điểm tâm
và bữa tối được dọn ra trên những bộ bàn ghế bằng sắt thời xa xưa, là một ốc
đảo nhiệt đới xông mùi hoa sứ và hoa nhài đến ngào ngạt.
Bà Catherine Texier còn cho biết thêm “(Khách sạn Continental) Là một trong số một
nhúm các khách sạn (cùng với khách sạn Majestic và Rex -tất cả đều cách nhau
một khoảng đi bộ) còn sót lại từ thời thuộc địa, nó đứng trên Công Trường Lam
Sơn, ở góc đường Catinat ngày trước."
Bây giờ chúng ta hãy nghe Catherine Texier
nói về một nơi rất quen thuộc với người dân Sài Gòn thời trước -khu trung tâm
với những con phố Catinat, Lê Thánh Tôn, Gia Long, Pasteur: Đầu đường là Bưu
Điện trung ương, một tác phẫm vĩ đại được thiết kế bởi Gustave Eiffel. Ở chung
quanh khu vực, những biệt thự lớn màu vàng thời thuộc địa vươn lên trong cảnh
hùng vĩ đã suy sụp như cảnh tượng đổ nát của một quá khứ đã qua từ lâu. Đáng kể
hơn hết là Dinh Gia Long, được xây năm
1886 dùng làm nơi cư ngụ của thống đốc Nam Kỳ. Hiện giờ nó là nơi đặt Viện Bảo
Tàng Cách Mạng, một va chạm đáng ngạc nhiên nhưng điển hình giữa quá khứ thuộc
địa của Việt Nam và hiện tại Cộng Sản của nó.
Và bây giờ là trường Chasseloup-Laubat,
tức Lê Quý Đôn sau này. Một tàn tích gây xúc động khác của thời kỳ người Pháp
đô hộ là trường trung học Chasseloup Laubat, trông đúng như nó xuất hiện trong
phim L'amant (Người Tình), cuốn phim
được dàn dựng theo tiểu thuyết của Marguerite Duras, với những mái ngói đỏ và
trắng và những cánh cửa chớp màu xanh đón không khí nhiệt đới.
Vôi màu vàng và những cửa chớp màu xanh:
màu của dải đất mang tên Đông Dương. Nhưng bây giờ màu đất vàng đã biến thành
màu đất đen do bụi và ô nhiễm. Màu vàng sang trọng mơ ước bởi các kiến trúc sư
người Pháp đã bị bao phủ và xói mòn và bị bóc đi bởi thời gian và độ ẩm.
Đó, Sài Gòn được nhìn qua đôi mắt của một nhà
văn Pháp từng có kỷ niệm với nơi đây. Còn bác sĩ/nhà văn Đỗ Hồng Ngọc từng sống
gần trọn đời ở Sài Gòn nhìn thấy như thế nào, xin cho anh
chị em biết để cùng chia sẻ.
NXT
No comments:
Post a Comment