Monday, December 21, 2015

ĐỌC 'NỬA VẦNG TRĂNG KÝ ỨC' CỦA LÊ LẠC GIAO



Nguyễn Lương Vỵ

Trăng. Tranh Đinh Cường

Tác phẩm ‘Nửa Vầng Trăng Ký Ức”

Sau "Một Thời Điêu Linh" (Tập truyện, NXB Triết Văn, 2013), nhà văn Lê Lạc Giao tiếp tục ấn hành tác phẩm mới, tập truyện "Nửa Vầng Trăng Ký Ức" (NXB Sống, 12.2015. "Nửa Vầng Trăng Ký Ức", với 14 truyện ngắn, bút pháp tinh tế, đa dạng hơn, sâu sắc hơn. Đây vẫn là những trang văn hoài niệm, khắc sâu trong ký ức của nhà văn về nơi chốn quê nhà trong buổi giao thời và những biến động tiếp sau. Có thể nói, "Nửa Vầng Trăng Ký Ức" là khoảng không-thời-gian mở rộng ký ức hồi nhớ của "Một Thời Điêu Linh" trước đây chưa nói hết, chưa kể hết, chưa thỏa lòng. Bởi vì, buổi giao thời và những biến động tiếp sau trên quê hương đã có những đổi thay quá lớn. Những đổi thay làm chấn động nhân tâm và càng lúc càng làm đảo lộn mọi giá trị nhân văn, tư tưởng, đạo đức trong cuộc sống xã hội. Ký ức không hẵn chỉ để hoài niệm quá khứ trong hiện tại, mà có khi, để kiểm nghiệm lại một cuộc đổi đời, một cơn đau của lịch sử dân tộc đã kinh qua, trong đó có tác giả, vừa là nạn nhân, vừa là chứng nhân. Vì vậy, ký ức cũng là cách bày tỏ tâm sự, tự hỏi và tự trả lời của nhà văn?!

Rất nhiều ký ức, kỷ niệm của thời thơ ấu được tái hiện lại trong trong truyện ngắn "Lối Cũ". Nhân vật xưng "Anh" trải lòng qua những trang văn tràn ngập cảm xúc từ khi trở về làng, đặt chân trên bến đò ngày xưa, nay đã hoàn toàn đổi thay theo năm tháng. "Anh" đã trở về nơi chôn nhau cắt rốn, cho dù người thân, gia đình đã ly tán theo thăng trầm của lịch sử, thế sự, nhưng "Anh" vẫn tin, vẫn trở về, dẫu là trong cô độc, "Trong sự ly tán đó, điều tốt đp nht theo anh ng cgng trở về quê cha đt tổ một lần, rng điều đó chỉ hoài niệm. Bởi chính hành động suy ng y cũng một thứ đoàn tụ theo anh, đoàn tụ mang ý nghĩa trở v. Ông bà nội và bác anh đoàn tụ trở về cát bụi, hay những dòng ng trở về đi dương là đích đim cũng là khởi đim để ng sống không bao giờ gián đon."

"Gió Vẫn Thổi Trên Sông" , câu chuyện ở một vùng nông thôn nghèo, vẫn oằn mình gánh chịu cảnh nghèo nàn, cơ cực - do đầu óc bảo thủ, lạc hậu và của "chính quyền cách mạng", "bên thắng cuộc". Những cảnh đời trôi nổi như tiếng gió thổi vi vu trên sông chỉ vì những thế hệ mù chữ, mù trí tuệ ở một vùng quê, phải cam chịu sống một cách thụ động, bạc nhược trước thế lực cầm quyền giáo điều, mị dân ở địa phương, như "chiếc búa cán bạc" đầy quyền năng huyễn hoặc, bất nhân của lão Thứ, nhân vật trong truyện.

"Hạc Gỗ Trong Ngôi Miếu Cổ", truyện kể về tâm trạng của Hảo, một người tù cải tạo sau khi trở về nhà. Trong bối canh những thay đổi khốc liệt sau cơn cuộc bể dâu, nhưng vẫn hiện hữu một "bác Dân", một nhân vật kỳ quái, bảo thủ và cố chấp đến cùng cực. Truyện mang ẩn dụ, "bác Dân không còn thuộc v thế giới hiện tại này na chỉ những nh tượng sứt mẻ của một thời xa xăm. có víu khéo léo cũng chỉ những đồ vt g trị, chỉ làm cho người xem cảm thy khôi hài đáy lòng họ có chút bùi ngùi thương tiếc."

"Mặt Trời Buồn", một tư sự đầy tâm trạng của một người đã từng sống với những "lý tưởng" của một thời thanh niên đầy lãng mạn, đầy khát khao muốn dấn thân, hành động vì những "lý tưởng" mà mình nghĩ là tốt đẹp ấy trong thời chiến tranh. Nhưng, "Anh" đã nghiệm ra, đã thảng thốt trước cái phi lý của cuộc chiến. Mọi "lý tưởng" chỉ là ảnh ảo, "... Cuối cùng chỉ còn là hình nh cơn đồng thiếp gia trưa của một con bnh thần kinh, ca một kẻ mù lòa chợt một hôm nm thy mình sáng mắt đi do phố… Sống hỗn độn trong mớ o giác phi lý đó, mớ o giác bt buộc phi có, phi hiện diện bây gi cũng như những ngày sp đến, cho nhân loại, để nhân loại có một phút giây nào đó cười với nhau thân thin, siết cht tay nhau trong niềm an ủi chóng vánh và không cn biết khong thời gian sau đó thế nào vi họ."

"Ngày Ấy Bây Giờ", một tự sự khác của tác giả. Ẩn mình trong trong nhân vật Quân, người dẫn chuyện, tác giả hồi ức lại một thời đã xa, nơi một thành phố biển và quê nhà trong thời chiến tranh. Những người thân trong gia đình, bằng hữu tình thân đã theo thời gian trôi xa, "Quân ngồi trên bờ đá nhìn ng biển ngày hè êm nhớ một thi đã qua đời người. Khong không gian vn thế, nhưng khong thời gian bốn mươi năm mang đến quá nhiều đổi thay. Bin tuy còn đó, nhưng tuổi thơ đã ra đi biển nếu có còn cho Quân ưc mơ thì cũng chỉ là hoài vọng những gì một thời đã mt."

"Có Một Mùa Xuân", truyện dựng lại những thước phim hồi ức khá sinh động về một thời kỳ nhân vật xưng "tôi" trong truyện phải dấn thân vào "thế trận" kinh doanh gỗ rất cam go, nhọc nhằn, sau khi mãn hạn tù cải tạo, trở về với cuộc sống đời thường. Kinh doanh gỗ, "tôi" đã chứng kiến, đối phó và va chạm trực tiếp với những trò mưu mẹo, thủ đoạn để giành giật lợi nhuận qua những khối gỗ quí. Một khung không gian nhỏ trong một khoảng không gian lớn của một xã hội đang trong thời kỳ "quá độ" (theo kiểu nói của nhà cầm quyền) đã cho người đọc hình dung được (từ một khung không gian nhỏ) cái lề thói gọi là "quản lý kinh tế - xã hội" rất tệ hại của "bên thắng cuộc". Đó cũng là hệ quả tất nhiên về các "nhóm lợi ích" của giới cầm quyền đương đại tại Việt Nam hiện nay: Chỉ có giới quan chức đương quyền và hệ thống chân rết của nó trở thành những tổ chức tài phiệt lộng hành, chi phối toàn bộ đời sống kinh tế - hội của đất nước, trong khi đa số những người dân lao động vẫn phải sống trong nghèo khó, cơ cực.

"Đường Gió Bụi", những hồi ức khá cảm động về thời thơ ấu của Khoa, nhân vật chính trong chuyện. Dấu ấn tuổi thơ ở một vùng quê nghèo, người cha không chịu nỗi trói buộc của một nề nếp gia phong cổ hủ, phải bỏ xứ mà đi. Một gánh hát nghèo xuất hiện trong làng, đã cho Khoa những rung động đầu đời về cái đẹp. Thông qua Bích Thủy, một cô đào trẻ đẹp, tài hoa, nhưng có nhiều tâm trạng u uẩn về thân phận mình. Đó là cái đẹp rất nhân văn mà người nghệ sĩ đích thực phải dấn thân đến cùng, dù phải trả giá bất hạnh trong cuộc đời.

"Một Thoáng Trăm Năm", thể hiện sâu sắc tâm trạng của Khải (có thể là tâm trạng chung của một thế hệ cùng thời với Khải ở miền Nam, trong đó có tác giả), sau những năm tháng nếm trải đắng cay, tủi nhục qua những trại tù cải tạo. Khi được ra tù, trở về với gia đình, Khải có cảm giác mình "có hai thứ nhân cách kiểu nhị trùng bản ngã". Đó cũng là bi kịch cho Khải và cũng là bi kịch chung cho cả dân tộc khi phải sống trong một nhà tù lớn của một chế độ chính trị độc tài toàn trị khắc nghiệt, nhưng lại mị dân bằng những mỹ từ hào nhoáng, rỗng tuếch , như "dân tộc", "yêu nước", "độc lập - tự do - hạnh phúc"... Cách sống hai mặt, buộc mọi người phải biết đóng kịch, phải biết tự dối mình để đối phó với những bất trắc, hiểm nguy trong cuộc sống để tồn tại, đã làm cho xã hội ngày càng tha hóa, xuống cấp một cách nghiêm trọng về mọi mặt. Khải có lý do chính đáng để "nhìn một cách kịch tính đối với bản thân một con người vốn là nạn nhân của trò trớ trêu lịch sử" . Khải tự biết, "Anh đang đóng kịch, nhưng ràng rt tài ba, nhp vai đến độ thy đau buồn khi mình thất bi vui vẻ khi gt hái chút tình cm của người chung quanh. Một trăm năm đời người những chiếc khung ca trò múa rối. Trong chiếc khung ca mình, Khi cười nói ngô nghê hay khôn ngoan bn lĩnh thì cũng chỉ mt thoáng qua, mang du n của một đời người. Và, khuôn thước này biểu mu cho Khi trong suốt quãng đời còn lại anh sống trên quê hương hay bt k nơi nào trên quả địa cầu này." Chỉ có những người trong cuộc mới có thể chia xẻ được tâm trạng rất thực của Khải: Vết thương tâm khá sâu nặng, khó nguôi ngoai trong ký ức của một đời người! "Một Thoáng Trăm Năm", tang thương trong cõi đời nghiệt ngã đầy thăng trầm dâu bể. Phải chăng, cũng như một thoáng chiêm bao?! Nhà văn hình như đã để lại khoảng trống cho câu trả lời! Tùy người đọc cảm nhận.

Cùng chảy theo dòng suy tư đó, "Còn Một Giấc Mơ", một truyện ngắn hay, với trải nghiệm phong phú và tinh tế: Ông Của, nhân vật chính trong truyện, rất thực, rất đời, rất sinh động và cũng rất cảm động của một đời người. Ông Của, một Việt kiều lưu lạc trên đất Pháp từ thời trai trẻ, luôn nuôi "giấc mơ hồi hương" vì tình yêu sâu nặng với quê nhà, đã trở về Sài Gòn đúng với mong muốn, sở nguyện của ông, khi tuổi đời đã bước qua ngưỡng lục tuần, vào đầu thập kỷ 70 của thế kỷ trước. Sau biến cố 30.4.1975, "Ông Của nm trong đám đông của nửa phn đt min Nam va được tiếp thu vào tay cng sn. Người ta đã chen ln để hoan hô hay âm thầm đ đo, hoc ngơ ngác ng ngàng trong tâm trng phân vân rồi biến dn thành sợ hãi khi nhớ đến q khứ. Ngày y, có lẽ lch sử đã sang một trang mới nhưng một trang giy nhòe nhot máu c mắt ông Của đâu biết được, trên trang giy lch sử y có c nước mắt ca ông đóng góp sau này." Từ một người có đời sống ung dung tự tại về vật chất, ông Của đã "được" chính quyền cách mạng "chiếu cố" bằng thủ đoạn mị dân tinh vi, chiếm đoạt căn nhà rộng lớn của ông, dưới danh nghĩa "mượn" làm cơ quan công quyền, đẩy ông vào một căn phòng nhỏ trên tầng ba của một dãy phố gần tòa đô chánh. Ông Của đã quyết không ra đi, không rời bỏ quê hương một lần nữa, mặc cho những khuyến cáo của người thân, bằng hữu. Lý do rất giản dị nhưng rất cảm động: Ông không muốn phản bội "giấc mơ hồi hương" đầy tình sâu nghĩa nặng của mình, mặc dù, ông đã cảm nhận được rằng, "chính sách cai trị của cng sn ngày ng đc đoán nghiệt ngã hơn. như i km, cái và i lưới. Cái km để kp siết, i để sàng lọc và cái lưới để túm gọn. Nó vô hình nhưng lại rt c thể bt người dân vào khuôn khổ đã định sn không một ai có thể bin minh bng bt klý do nào để ra ngoài. Trên mọi mặt, từ văn hóa giáo dc đến kinh tế xã hội, tôn giáo, quan điểm chính trị chi phối đến từng hành động cá nhân. Người cộng sn la chọn giùm cho mọi người một cách sống, một quan niệm tồn tại vinh quang nht theo họ nghĩ." Bằng vốn sống bản lĩnh, từng trải, nghị lực, ông Của đã tỉnh táo chịu đựng, nếm trải biết bao nghịch cảnh, cơ cực, nhọc nhằn để mưu sinh, tồn tại một cách độc lập cho đến hơi thở cuối cùng trên mảnh đất quê hương yêu dấu của mình. Một truyện ngắn hay vì đã tái hiện một cách sinh động giai đoạn lịch sử nghiệt ngã, bi thương của miền Nam, và, nhất là thông điệp đầy ẩn dụ trong nhân vật chính, ông Của, một người mà cuối cuộc đời "không gia đình, không tôn giáo, không nhà cửa" vẫn ung dung tự tại giữa cơn bão của lịch sử, vẫn chung thủy với giấc mơ của mình, "giấc mơ hồi hương" rất đẹp, rất bi tráng của ông.

"Nghiện" , một truyện ngắn với ẩn dụ khá thú vị, sâu sắc. Ông Thắng, nhân vật chính, mắc bệnh nghiện rượu nặng, mặc dù người vợ, bà Cẩm, đã dùng mọi biện pháp để cấm cản, ngăn chận. Ông Thắng có ba người bạn: Ông Canh (bạn đồng hương Quảng Nam với ông Thắng. Ông Canh nguyên là đại úy cảnh sát chế độ cũ, sau khi "hưởng" 8 năm tù cải tạo trở về thì toàn bộ nhà cửa bị tịch biên. Rất may, trong cuộc chạy loạn vào những ngày cuối tháng 4.1975 từ Đà Nẵng vào Sài Gòn, ông Cảnh đã mua được một căn nhà nhỏ nên sau 30.4.1975 định cư tại đây, thoát được nạn đi vùng kinh tế mới); ông Trạc, người Bắc di cư năm 1954; ông Hinh, quê Vĩnh Bình. Cả 4 người họp lại thành "tứ trụ tiên tửu". Tiên tửu, nhưng hoàn cảnh mỗi người đều có bi kịch riêng, tuy thân mật bên chén rượu mỗi ngày, nhưng cũng không thể tỏ bày, tâm sự, chia xẻ cặn kẽ hết được. Cái chung nhất trong bi kịch là, từng gia đình đều có anh em bà con là "địch" - "ta" xen kẻ. Bà con huyết thống, nhưng quan điểm chính trị thì mâu thuẩn, khó cảm thông, dung hòa. Mới chỉ có "tứ trụ" thôi mà đã đầy bị kịch, huống là cả một dân tộc đã trải qua 20 năm chiến tranh khốc liệt?! Trong 4 người, ông Thắng là người từng trải và kinh lịch nhất. Ông cảm nhận được nguyên nhân của bi kịch dân tộc, tuy có chút mơ hồ, nhưng cái vết hằn "truyền thống" đã làm ông thảng thốt, đau đớn và cay đắng. Người đọc có thể thông cảm được cơn bệnh nghiện rượu của ông khi hiểu ra được nỗi niềm của ông Thắng:ng đau đớn nhưng không can đm dứt bỏ mảnh đt quê hương ông lỡ sinh ra trên một ng đt cay nghiệt. Ông t chết chứ không để mang tiếng bỏ quê hương, phn dân tộc ý nghĩa ca nó không tht như những gì đã xy ra. Điu ông cay đng ràng nht là lch sử sao cứ mãi lập đi lập lại nỗi oan khiên, lầm than, đau khổ đó chưa hề thy du hiệu nào chm dứt cả. Mỗi lần xy ra mỗi ln tai ương hon nn hơn na. Đó thứ ông sợ hãi, ông chân nhn ra những biến c này đã lập đi lập lại trên hai nghìn năm lch sử ca dân tộc đã biến thành truyn thống. Ôi, thứ truyn thống lịch sử bao bọc bao biến c đ trở thành chiếc kén vàng thiêng liêng thì thế nào mà cởi bỏ đưc! Ngày hôm nay người ta đang nhy múa trên xác chết đồng bào mình và đang tự hào kiêu hãnh về điu đó. Ông Thng nghĩ như thế." Làm thế nào để có thể hóa giải được bi kịch lịch sử, "truyền thống" triền miên nầy của dân tộc? Nhà văn đã đặt vấn đề rất tâm huyết và rất có trách nhiệm.

Hai truyện ngắn "Vòng Quay Thời Gian, Nỗi Buồn Thời Đại", "Mọi Nỗi Buồn Đều Riêng Tư", Tuy bối cảnh, nhân vật ở xứ người, nhưng nội dung vẫn bàng bạc ký ức, hồi ức về quê nhà. Được đổi đời nơi đất khách, được hưởng cuộc sống tự do, văn minh, nhưng những lo toan cho cuộc sống hằng ngày, nỗi nhớ khôn nguôi những người thân, những kỷ niệm một thời đã xa, cùng với sự lạc lõng cô đơn giữa vòng quay thời gian nơi đất khách quê người, đã dậy lên những nỗi buồn thời đại trong mỗi tâm hồn của những người xa quê, xa xứ. Nỗi buồn bất định, không bóng không hình, ngay cả trong tình yêu cũng có vẻ khá mong manh, vì tri kỷ tri âm là của hiếm. Mỗi người cưu mang một nỗi niềm riêng, nhất là nỗi buồn, rất khó xẻ chia, đồng cảm.

"Biển Vẫn Màu Xanh Ngắt", một truyện ngắn với bút pháp, cấu trúc khá hiện đại, nhà văn đã mạnh dạn khai thác nội dung, tâm lý khá phức tạp và tế nhị: "Bệnh" đồng tính hay "bệnh" tưởng của cặp vợ chồng Borey và Mandy? Cả hai căn "bệnh" đều làm đau đầu các nhà tâm lý học, bệnh lý học trong thời đại ngày nay. Theo lý giải của nhà văn, "bệnh" hay không "bệnh" thì "Biển Vẫn Màu Xanh Ngắt". Đồng tính hay không đồng tính thì vẫn là con người, cơn cớ gì mà phải hoang mang, nghi ngờ, lo sợ, để rồi phải tự dằn vặt mình, chìm vào cơn "bệnh" tưởng, để rồi phải chia lìa nhau?! Cuộc đời và kiếp người vẫn là những dấu hỏi bất tận, bất khả tư nghì. Xin mời người đọc thẩm định thêm.

*

Truyện ngắn làm tựa đề chung cho tập truyện, "Nửa Vầng Trăng Ký Ức", kể lại mối tình thơ mộng và đẹp của cặp đôi Ngãi - Khanh. Họ là bạn thân thiết từ thuở ấu thơ, nhưng phải xa nhau vì hoàn cảnh gia đình. Khanh từ quê nhà vào Sài Gòn học, rồi tiếp tục du học sang Đức, trở thành nhạc sĩ sáng tác và là một vĩ cầm thủ tài ba. Khanh lập gia đình ở Đức, chồng mất sớm, trở về Việt Nam gặp lại Ngãi. Họ vẫn tha thiết với những kỷ niệm cũ và tình yêu ngày xưa đã thức giấc nồng nàn, sâu sắc hơn. Tình yêu thì sâu nặng nhưng duyên đã lỡ! Họ vẫn mãi mãi gần nhau trong những kỷ niệm rất lãng mạn, rất đẹp, như bản Symphony "Trăng Trong Mưa" mà Khanh đã viết, dành tặng riêng cho Ngãi."Bài Symphony ấy trở thành một trong những tấu khúc kinh điển, diễn tả nỗi thống khổ của một thời đại ô nhiễm từ môi trường sống cho đến tâm hồn con người. Sự cứu rỗi qua âm thanh mưa rơi lẫn tiếng hát ngợi ca ánh sáng của vầng trăng hồn nhiên thuần khiết, biểu tượng tuổi thơ của mỗi một đời người." 

Truyện có những đoạn văn khá đẹp và cảm động, như đoạn mô tả cảnh Ngãi và Khanh ngắm trăng thời thơ ấu:

" Ngãi nhớ những đêm mùa ng quê, Khanh muốn xem trăng rm, Ngãi đã xin phép mẹ Khanh dt Khanh chy xuống bàu Gáo. Hai đa ngồi trên bờ bàu, nga mặt nhìn trăng qua ng cây  gáo  thưa  lá.  Khanh  bo, Trăng  xa  quá! Ngãi  vỗ  vai Khanh chỉ xuống bàu. Vng trăng tròn trĩnh phn chiếu tn mặt nước tĩnh lặng như một tấm gương lớn. Khanh đứng lên nhìn trăng một cách chăm chú say mê. Ngãi ngồi dưới chân Khanh rồi quay ra nm nga nhìn trăng trên ng cây cao. Chỉ mt lúc Ngãi thiếp ngủ, sau đó giật mình với cảm giác vừa ng một giấc dài, lúc mở mắt vn thy Khanh đng nhìn trăng. Khanh cứ lặng lẽ đứng nhìn chiếc đĩa trăng lấp lánh trên mặt nước bàu như một pho tượng khiến Ngãi phải bt đứng dy hỏi:
- Em thy gì trong trăng nhìn lâu như thế, chúng ta đi về thôi.
By giờ Khanh thì thầm:
- Em không chỉ nhìn còn nghe trăng hát.
Ngãi cười, nht một hòn sỏi ném xuống bàu. Mt trăng vỡ tan trăm nghìn mảnh. Khanh đm mnh lên vai Ngãi rồi c hai đi về nhà."

Những năm tiếp theo nơi quê nhà:

"... trăng trở thành người bn thân thiết của cả hai người riêng đối với Khanh thực sự có hai vng trăng. Vng trăng trên trời ca Khanh vng trăng dưới nước dành cho Ngãi. Nhng ngày trăng tròn c hai thường đến bàu Gáo xem trăng. Ngãi thường hỏi:
- Tng nào hát cho em nghe?
Khanh trả lời:
- Cả hai.
Ngãi hỏi lại:
- Thế sao anh không nghe?
- Ti anh không biết hát!
Lúc by giờ, thnh thoảng Khanh cất tiếng hát. Bài ca ngu hng đưc một cô gái chín tuổi có giọng cao trong tro ngân vang rt xa.  Cũng từ đó  Ngãi nhn  ra Khanh có năng khiếu âm nhạc.
Một đêm mùa thu năm Ngãi mười hai tuổi, Ngãi chỉ cho Khanh mặt trăng trên mặt bàu trong sáng như một tm gương bo:
- Em có thy l không, trăng của em trên trời đi về Tây thì trăng của anh dưới nưc lại đi về Đông.
Lúc y Khanh nói:
- Tng của cng ta sẽ không bao giờ gp nhau.
Năm sau, mỗi khi hai người chy xuống bàu Gáo xem trăng, Khanh thường nói, Em mượn mặt trăng trên bàu của anh, vy nên anh không được phép làm tan mặt trăng này nhé!” Sau đó Khanh tiếp tục ngm trăng phn chiếu trên mt nước trong khi Ngãi nm nga trên bờ c nhìn trăng qua ng y rồi lại ngủ quên lúc nào không hay. Mười hai năm sau khi Ngãi hc đi học xa nhà, mỗi lần nhớ lại vng trăng phía Đông này, Ngãi  lại tự hỏi,  Khanh bây giờ làm gì và đang đâu?"

Suy nghĩ của Ngãi sau khi nghe Khanh chơi vĩ cầm:

"Mãi đến đêm y, nghe Khanh do một khúc nhc bng chiếc đàncầm của nàng, anh mới nhn ra mình chưa bao gi có tự do thật sự. Anh sống trên những quãng đời sống phân chia tạm bợ, hết ngày này đến tháng nọ, được đánh du bng những biến c và những biến c này rõ rt hay mơ hồ cũng chỉ những nếp gp. Tn đó, anh bng lòng với tất c mọi thứanh mọi ngưi gọi là số phn. Khi gọi tên s phn, người ta đã đu hàng hoc chp nhn bng sự biện hộ của chính thâm tâm mình trước những thứ gọi nghịch cảnh. Lúc by giờ, phi chăng nếp gp hình nhưng luôn hiện hữu trong tâm thức mỗi người như những chiếc hộp, khóa kín họ lại bng tên gọi số phn cầm họ bng sự cam chịu. Họ vui vẻ hoc sợ hãi bng lòng không hề biết rng mình không có chút tự do nào đối với chính bn thân mình qua sự biện hộ thun mệnh y.
Nhiu khi Ngãi tự hỏi, liu có sự liên hệ nhân quả nào giữa truyn thống định mnh? Sau đó, anh lại nhn ra định mệnh chỉ hóa thân của truyn thống. ng như nn nhân chỉ thứ âm bn truyn thống. Trên sân khu đời, người ta có thể va tung truyn thống nhưng lại nguyn ra số mệnh. Người ta mơ hồ hoc không hề biết chính truyn thống đã to ra số mnh. S mệnh chiếc khung giam hãm cuộc đời từng người sau khi người ta cho rng đã làm hết bổn phn bổn phn chỉ sự lập đi lập lại mãi một khuôn thước ai cũng bo chân lý. Nhp vào quá trình vn động y, con người trở thành lệ đánh mất chính mình."

Tâm sự của Khanh trước khi từ biệt Ngãi trước khi trở về Đức:

Hiếm khi trời có trăng lại a, nhưng thc tế cuộc đời đôi khi những cái tưởng như hiếm khi vn xy ra. Ánh sáng dịu dàng của trăng, không khí du mát của mưa cùng âm thanh tiếng mưa rơi tiếp nối dồn dp bt tận một khai tấu tuyt vời cho hnh phúc tình yêu. Đời chúng ta mất quá nhiều cơ hội để có một bt đu cho một hnh phúc lâu dài, thay vào đó chỉ c ước ngn ngủi từ vng trăng cô đơn lẻ loi từng đêm xut hiện đáy sâu thẳm tâm hồn của mỗi người. Ba mươi sáu năm qua dường như vn không h thay đổi. Em viết khúc nhc này tặng anh đ khi em đi rồi, anh nghe, may ra trong chính dòng âm thanhy cảm nhn được ước của c hai cng ta. Em cũng mong còn khát vọng c đời của một ai đó, hôm nay đang mong đợi một cơn mưa lành mạnh một vng trăng thanh bình trong khi sự ô nhiễm đang lan tràn tàn phá không ngơi nghỉ thiên nhiên cho đến c tâm hồn con người trên hành tinh này.

Một truyện ngắn hay, đầy tính nhân văn, khai thác khá sâu tâm lý nhân vật, với những trải nghiệm đa dạng, phong phú. Bút pháp, cấu trúc linh hoạt, tạo được sự đồng cảm sâu xa với người đọc.

*

Nhà văn Lê Lạc Giao khởi sự viết văn từ lúc còn là sinh viên ở trường đại học văn khoa Sài Gòn, đầu thập niên 70 của thế kỷ hai mươi. Anh cũng là cựu sĩ quan quân lực VNCH. Sau biến cố 30.4.1975, anh "hưởng" 9 năm tù cải tạo, định cư tại Hoa Kỳ năm 1993 và hiện nay đang làm việc tại công ty Boeing với vai trò là một chuyên gia về dữ liệu (data specialist). Tuy rất bận rộn trong việc làm thường ngày, nhưng Lê Lạc Giao vẫn thu xếp, dành khoản thời gian còn lại để tiếp tục viết, với một nỗ lực sáng tạo rất bền bỉ và đầy nội lực.

Gần 10 năm sống ở quê nhà sau khi ra tù cải tạo, Lê Lạc Giao đã tận mắt chứng kiến những biến động, đổi thay trên quê hương. Dấu ấn đậm nét nhất trong tâm hồn nhà văn là những bi kịch, những nỗi đau của vết thương tâm âm ỉ kéo dài sau chiến tranh ở miền Nam. Cuộc chiến đã qua, nhưng nhân tâm vẫn ly tán, hoài nghi, mất định hướng do gọng kìm của chế độ toàn trị áp đặt lên đời sống của người dân, chẳng những làm cho vết thương tâm của quá khứ khó lành, mà còn có thêm những vết thương tâm mới vì sự đảo lộn những giá trị nhân văn, đạo đức xã hội căn bản nhất. Những ghi nhận của Lê Lạc Giao trên những trang văn đầy chất suy tư và tâm huyết đã tái hiện một cách trung thực khoảng không-thời-gian một thời đã qua.

Những truyện ngắn của Lê Lạc Giao, trong từng khung ảnh đa sắc đa dạng, trong từng thước phim quay chậm, trong từng phận người long đong số phận của nhân vật, qua từng câu chuyện mà nhà văn đã ẩn mình trong đó, với tư cách vừa là nạn nhân, vừa là chứng nhân, đã tạo được sự đồng cảm sâu xa với người đọc. Điều đáng trân trọng nhất là, cái "tôi nạn nhân" Lê Lạc Giao không hề cực đoan, sân hận, thù hằn, để cho cái "tôi chứng nhân" Lê Lạc Giao đủ tỉnh táo, khách quan nhìn nhận, cảm nhận hiện tượng và bản chất của thực trạng xã hội. Đó cũng là phẩm chất, giá trị nhân văn sâu sắc trên những trang văn của Lê Lạc Giao.

Tóm lại, tập truyện "Nửa Vầng Trăng Ký Ức" là một nỗ lực sáng tạo mới với nhiều trải nghiệm dày dạn, phong phú, được chắt lọc bằng cấu trúc, bút pháp linh động và tinh tế trong từng truyện, đã làm giàu thêm tính văn chương trong tác phẩm của Lê Lạc Giao. Rất mong sẽ tiếp tục đón nhận thêm những tác phẩm mới của nhà văn, chẳng những đầy ắp những ký ức, kỷ niệm, mà còn phong phú hơi thở trong cuộc sống đương đại.

NLV
Westminster, CA, đầu đông, 2015

Ghi chú: Những phần in nghiêng trong bài viết, trích từ các truyện ngắn trong tập truyện "Những Vầng Trăng Ký Ức" của nhà văn Lê Lạc Giao.

No comments:

Post a Comment