Tản mạn của Huyền Chiêu
Vơ vẩn cùng mây
tranh minh họa của Huyền Chiêu
tranh minh họa của Huyền Chiêu
Một
hôm ông anh rể của tôi bẽn lẽn mang đến nhà tặng tôi một tập thơ. Nếu anh đem tặng
một lượng vàng chắc tôi còn ít ngạc nhiên hơn. Ông anh của tôi là một người chồng,
người cha hiền lành chất phác. Ngoài công việc bận bịu ở xưởng sửa xe hơi, anh
không đọc sách, không nghe nhạc, không xem TV. Vậy anh làm thơ lúc nào và anh
làm thơ để làm gì khi cuộc sống khá ấm êm, việc làm vất vả nhưng thu nhập khá?
Trân trọng và tò mò tôi đọc hết tập thơ.
Thơ anh cũng giống như các tập thơ tôi được tặng. Nhiều nhất là thơ về bốn mùa, thơ trời nắng, trời mưa, thơ nhớ mẹ, nhớ một bóng người xưa, thương đứa con gái đi lấy chồng xa, thương một người bạn vừa mới chết…
Hai hôm sau anh thợ may trong xóm cũng mang đến tặng tôi một tập thơ và tôi rất cảm động khi đọc thơ anh:
Trân trọng và tò mò tôi đọc hết tập thơ.
Thơ anh cũng giống như các tập thơ tôi được tặng. Nhiều nhất là thơ về bốn mùa, thơ trời nắng, trời mưa, thơ nhớ mẹ, nhớ một bóng người xưa, thương đứa con gái đi lấy chồng xa, thương một người bạn vừa mới chết…
Hai hôm sau anh thợ may trong xóm cũng mang đến tặng tôi một tập thơ và tôi rất cảm động khi đọc thơ anh:
“Chút
tình thơ ca vương vấn
Sợ mai cách trở nước mây
Một đóa quỳnh hoa nở muộn
Ta ngồi ngắm bóng trăng suông
Sợ mai cách trở nước mây
Một đóa quỳnh hoa nở muộn
Ta ngồi ngắm bóng trăng suông
Buồn
tình lên non tìm nhớ
Bỏ quên dưới phố vần thương
Buồn ngắm trăng sao vời vợi
Ngàn năm bóng nguyệt vô thường” (2)
Bỏ quên dưới phố vần thương
Buồn ngắm trăng sao vời vợi
Ngàn năm bóng nguyệt vô thường” (2)
Cảm
động vì có lẽ chỉ có tôi mới hiểu tại sao tác giả lại “lên non tìm nhớ”
Sau năm 1975 , không còn ai thuê may áo, anh thợ may phải lên rừng hái củi và anh đã lang thang vừa tìm củi khô vừa bí mật làm thơ.
Không biết ở các nước Pháp, Đức, Ái Nhĩ Lan, Na Uy, Đan Mạch, Canada, Mỹ … người dân có say mê làm thơ như ở nước tôi? Có lẽ họ có sức khỏe nên họ dùng thời gian rảnh để leo núi, trượt tuyết, lướt ván, cỡi ngựa, bay dù lượn, đi du lịch… Còn người dân quê tôi suốt năm suốt tháng quanh quẩn trong xóm, trong làng, trong khu phố, bên cái loa phường nên họ chỉ biết bay bổng bằng thơ?
Cứ nhìn cách di chuyển thì biết. Người nước ngoài khi đi bộ trên phố họ sải bước cực kỳ nhanh. Tổng thống Obama khi sang thăm Việt Nam đã chạy rất đẹp, rất nhanh nhẹn lên cầu thang chiếc máy bay Air Force One, rồi xoay người nhẹ nhàng, lịch lãm đưa tay vẫy chào tạm biệt. Còn người Việt thường bước đi rất chậm như đang tìm ý thơ. Tôi chưa thấy quan chức nào chạy lên khán đài, chạy lên cầu thang.
Sau năm 1975 , không còn ai thuê may áo, anh thợ may phải lên rừng hái củi và anh đã lang thang vừa tìm củi khô vừa bí mật làm thơ.
Không biết ở các nước Pháp, Đức, Ái Nhĩ Lan, Na Uy, Đan Mạch, Canada, Mỹ … người dân có say mê làm thơ như ở nước tôi? Có lẽ họ có sức khỏe nên họ dùng thời gian rảnh để leo núi, trượt tuyết, lướt ván, cỡi ngựa, bay dù lượn, đi du lịch… Còn người dân quê tôi suốt năm suốt tháng quanh quẩn trong xóm, trong làng, trong khu phố, bên cái loa phường nên họ chỉ biết bay bổng bằng thơ?
Cứ nhìn cách di chuyển thì biết. Người nước ngoài khi đi bộ trên phố họ sải bước cực kỳ nhanh. Tổng thống Obama khi sang thăm Việt Nam đã chạy rất đẹp, rất nhanh nhẹn lên cầu thang chiếc máy bay Air Force One, rồi xoay người nhẹ nhàng, lịch lãm đưa tay vẫy chào tạm biệt. Còn người Việt thường bước đi rất chậm như đang tìm ý thơ. Tôi chưa thấy quan chức nào chạy lên khán đài, chạy lên cầu thang.
Dân
tộc tôi vốn yêu thơ. Các bà, các mẹ ngày xưa không biết đọc biết viết nhưng thuộc
rất nhiều câu ca dao. Và bọn trẻ từ thuở sơ sinh đã được ngủ ngon trong tiếng à
ơi ngọt ngào:
Tóc
mai sợi vắn sợi dài
Lấy nhau chẳng đặng thương hoài ngàn năm.”
Lấy nhau chẳng đặng thương hoài ngàn năm.”
Trẻ
em chúng tôi ngày đó được lớn lên trong nhạc điệu quen thuộc của ca dao.
Nhưng thuở ấy thi sĩ rất hiếm, người viết được thơ phải là người giỏi chữ, học rộng, tài cao.
Chắc ít có nước nào mà nhà thơ được trọng vọng như ở nước tôi.
Để được thi đậu ra làm quan, học trò không cần giỏi toán, lý, hóa , không cần có phát minh khoa học, không cần chế tạo ra máy móc mà chỉ cần… làm thơ hay:
Nhưng thuở ấy thi sĩ rất hiếm, người viết được thơ phải là người giỏi chữ, học rộng, tài cao.
Chắc ít có nước nào mà nhà thơ được trọng vọng như ở nước tôi.
Để được thi đậu ra làm quan, học trò không cần giỏi toán, lý, hóa , không cần có phát minh khoa học, không cần chế tạo ra máy móc mà chỉ cần… làm thơ hay:
“Tước
hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt
Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên” (3)
Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên” (3)
Thực
ra bọn học trò chúng tôi thuở ấy đã rất đau khổ vì phải học thơ chữ Hán.
“Cầm
chính đạo để tịch tà cự bí
Hồi cuồng lan nhi chướng bách xuyên” (3)
Hồi cuồng lan nhi chướng bách xuyên” (3)
Khó
hiểu quá, và dù thầy có giảng cho hiểu thì chúng tôi cũng không cảm nổi những
câu thơ ấy.
May có ông thầy dạy văn mê thơ mới. Thầy bắt mỗi đứa sắm một quyển sổ nho nhỏ. Khi rảnh, thầy đọc thơ mới cho chúng tôi chép.
May có ông thầy dạy văn mê thơ mới. Thầy bắt mỗi đứa sắm một quyển sổ nho nhỏ. Khi rảnh, thầy đọc thơ mới cho chúng tôi chép.
Trời!
Thế giới thơ sao mà huyền ảo đến vậy. Tâm hồn ngây thơ, trong sáng của chúng
tôi đã bị choáng váng bởi những câu thơ đầy nhạc điệu mới mẻ của Xuân Diệu, Huy
Cận, Hồ Dzếnh, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính…
Cám
ơn thầy, cám ơn thầy rất nhiều. Nhờ thầy, nhờ dòng thơ mới mà chúng tôi đã biết
yêu tiếng Việt, yêu thi ca và bắt đầu làm quen với hai chữ “lãng mạn” mà thầy
giảng là “sóng tràn bờ”
“Tai
nương nước giọt mái nhà
Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn”
(Huy Cận)
Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn”
(Huy Cận)
Thơ
giản dị như vậy mà sao chúng tôi không làm được nhỉ?
Miền Nam thuở ấy tự do là thế nhưng nhà văn vẫn nhiều hơn nhà thơ.
Ở mỗi số “Văn Nghệ Tiền Phong”, “Phụ Nữ Diễn Đàn”, “Văn”, “Văn Học”, “Bách Khóa”, “Mai”, “Nghệ Thuật” “Ý Thức”… chỉ xuất hiện một vài bài thơ.
Thơ hiếm nhưng hay:
Miền Nam thuở ấy tự do là thế nhưng nhà văn vẫn nhiều hơn nhà thơ.
Ở mỗi số “Văn Nghệ Tiền Phong”, “Phụ Nữ Diễn Đàn”, “Văn”, “Văn Học”, “Bách Khóa”, “Mai”, “Nghệ Thuật” “Ý Thức”… chỉ xuất hiện một vài bài thơ.
Thơ hiếm nhưng hay:
“Tôi
đứng bên này bờ dĩ vãng
Trông về con nước ngậm ngùi xuôi
Những người con gái bên kia ấy
Ai biết chiều nay có nhớ tôi”
(Hoàng Trúc Ly)
Trông về con nước ngậm ngùi xuôi
Những người con gái bên kia ấy
Ai biết chiều nay có nhớ tôi”
(Hoàng Trúc Ly)
Sau
năm 1975, ở miền Nam, thơ lãng mạn ngủ yên một thời gian dài như gấu ngủ suốt
mùa đông.
Rồi đến một ngày dòng thơ ấy bỗng thức dậy và từ đó thơ len lỏi vào đời sống, mọc rễ, lớn nhanh, xanh tốt và dường như mọi người ai cũng muốn nói lên một điều gì bằng thơ.
Bạn tôi làm việc ở ngành thông tin văn hóa, cho tôi biết ở tỉnh tôi mỗi năm sở cấp phép cho hàng trăm tập thơ, chỉ để in tặng, không bán.
Rồi đến một ngày dòng thơ ấy bỗng thức dậy và từ đó thơ len lỏi vào đời sống, mọc rễ, lớn nhanh, xanh tốt và dường như mọi người ai cũng muốn nói lên một điều gì bằng thơ.
Bạn tôi làm việc ở ngành thông tin văn hóa, cho tôi biết ở tỉnh tôi mỗi năm sở cấp phép cho hàng trăm tập thơ, chỉ để in tặng, không bán.
Làm
thơ rất mất thời gian
In Thơ rất tốn tiền.
Nhưng phong trào làm thơ, in thơ ở quê tôi vẫn đang tràn đầy sức sống và có dấu hiệu không chịu ngừng lại.
In Thơ rất tốn tiền.
Nhưng phong trào làm thơ, in thơ ở quê tôi vẫn đang tràn đầy sức sống và có dấu hiệu không chịu ngừng lại.
Nhà
nhà làm thơ, người người làm thơ nên vào ngày rằm tháng giêng mỗi năm, nước Việt
Xã Hội Chủ Nghĩa lại phát sinh thêm một lễ hội mang tên “Ngày Thơ Việt Nam”.
Năm nay Hà Nội tổ chức “Ngày Thơ Việt Nam” ở Văn Miếu thu hút đông đảo khách du xuân.
Những nhà thơ nổi tiếng được in hình lên pano kèm theo hai câu thơ tiêu biểu.
Năm nay Hà Nội tổ chức “Ngày Thơ Việt Nam” ở Văn Miếu thu hút đông đảo khách du xuân.
Những nhà thơ nổi tiếng được in hình lên pano kèm theo hai câu thơ tiêu biểu.
Ảnh: FB nhà báo Kiều
Mai Sơn.
Và
mặc dù có nhiều câu thơ in sai bản gốc, thơ Hàn Mặc Tử thì in hình Yến Lan, mọi
người vẫn lũ lượt trẩy hội đến nỗi khách mời, nhà văn, dịch giả Igor Britov
phát biểu cảm tưởng:
“Tôi
rất bất ngờ trước lòng yêu thơ của người Việt Nam vì đất nước chúng tôi không
có sự kiện nào như ‘Ngày Thơ’ cả” (4)
Có
lẽ thơ là cách để người ta thoát ra khỏi cuộc sống tù túng, giống như người lên
đồng.
“Không
có cánh nhưng vẫn thèm bay bổng
Đi trong sân mà nhớ chuyện trên giời
Trút thời gian trong một phút chơi vơi
Ngắm phong cảnh giữa hai bờ lá cỏ
……………………………………
“Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây” (5)
Đi trong sân mà nhớ chuyện trên giời
Trút thời gian trong một phút chơi vơi
Ngắm phong cảnh giữa hai bờ lá cỏ
……………………………………
“Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây” (5)
Cũng
có thể thơ hiện nay ở nước tôi là một bệnh dịch.
Chẳng phải vậy mà tôi, một người trước đây chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ viết nổi một câu thơ mà bây giờ đôi khi cũng … làm thơ.
Lạ thật!
Chẳng phải vậy mà tôi, một người trước đây chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ viết nổi một câu thơ mà bây giờ đôi khi cũng … làm thơ.
Lạ thật!
Huyền
Chiêu
Tháng giêng Đinh Dậu 2017
Tháng giêng Đinh Dậu 2017
(1)
Câu hát trong Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài – Phạm Duy
(2) Trích Bài Thơ Lỡ Vận – Tường Hoài.
(3) Trích Kẻ Sĩ – Nguyễn Công Trứ.
(4) Theo bài viết “Ngày Thơ Việt Nam, May Mà Không Có Chuyện Cướp Thơ” – Báo Thể Thao Và Văn Hóa.
(5) Trích Cảm Xúc – Xuân Diệu.
(2) Trích Bài Thơ Lỡ Vận – Tường Hoài.
(3) Trích Kẻ Sĩ – Nguyễn Công Trứ.
(4) Theo bài viết “Ngày Thơ Việt Nam, May Mà Không Có Chuyện Cướp Thơ” – Báo Thể Thao Và Văn Hóa.
(5) Trích Cảm Xúc – Xuân Diệu.
No comments:
Post a Comment