Huyền
Chiêu
Tàu đêm năm cũ. Tranh minh họa Huyền Chiêu
Hồi
tôi còn đi học, khi tan trường về đôi khi có vài chàng lính đi theo sau lưng.
Có
một chàng trông cũng hiền lành, nho nhã,
đóng quân ở Dục Mỹ. Chàng làm quen với
em trai tôi. Mỗi lần xuống phố, chàng nhờ thằng em trao cho tôi một bản nhạc.
Và
cũng bởi những bản nhạc này mà chàng không còn cơ hội làm quen với tôi.
Những
bản nhạc chàng tặng nói cho tôi biết
chàng mê nhạc Bolero!
Và
chàng không hề biết rằng cô học trò
nhỏ rất không thích dòng nhạc này.
Cuộc
đời của mỗi người đều có nhiều khúc quanh.
Những năm đi học, tôi không quan
tâm đến Lính, đến tâm trạng của những “Kẻ
Ở Miền Xa”, của mấy người đàn ông:
“quán nửa khuya đèn
mờ theo hơi khói
Trút tâm tư vào đêm
vắng canh dài” (1).
Thời
gian ấy, tôi say mê đọc Camus, Saint Ex, Yukio Mishima, Tagore, Gibran.
Chữ
nghĩa cuốn tôi vào một thế giới cách biệt,
xa rời hiện tình của đất nước.
Ngoài
nhạc Pháp, Tôi chỉ thích nghe Thái Thanh, Lệ Thu mà hai ca sĩ này không hát nhạc Bolero.
Anh
Lính ấy bây giờ ở đâu rồi? Có thể anh đã tử trận, có thể anh sống sót như một
thương binh, có thể anh đã chết già ở một nơi xa xôi nào đó không phải là Việt Nam. Nhưng tôi biết từng có lúc, anh đã một mình đếm bước trên đường khuya và lẩm nhẩm hát:
“Thôi nhắc nhở để mà
chi
Quay về xưa làm gì
Giờ hai lối mộng hai
hướng đi
Niềm ưu tư tôi đếm
Từng bước trên phố
nhỏ đau gót mềm.
Sao rụng nửa đường
đêm”(2)
Cuộc
bể dâu 1975 như một trận động đất kinh
hoàng đã
đưa Miền Nam vào cảnh
sụp đổ, tan hoang, cha lìa, nghi kỵ.
Chúng
tôi bị phá sản.
Chúng
tôi sống như người mộng du.
Tất
cả người dân miền Nam như sống trong một nhà tù bao la. Những người tù ấy, mỗi năm được mua 4 m vải thô để may quần áo,
mổi ngày phải ăn cơm độn bo bo để ra đồng theo tiếng kẻng, muốn đi đâu phải có giấy
phép.
Âm nhạc, sách báo trước 1975 đều bị cấm phổ
biến. Chúng tôi chỉ được nghe nhạc, nghe tin tức từ chiếc loa phường.
Đầu
óc trống rỗng,
chúng tôi đã già đi , biến thành “những cây khô” vô tri và không hề biết chuyện gì đã xảy ra bên ngoài nước Việt.
Một
hôm có một xe bán kẹo kéo đậu ở góc phố.
Xưa
bán thuốc dạo phải “Sơn Đông Mãi Võ”
Nay
bán kẹo kéo thì phải hát nhạc Bolero.
Từ
đó ngọn lửa Bolero bùng phát trở lại.
Thật
ngạc nhiên khi người dân miền Bắc mấy mươi năm chìm đắm trong Chủ Ngĩa Cộng Sản
lại vô cùng say mê những ca khúc viết
theo điệu Bolero do các nhạc sĩ miền Nam
sáng tác trước 1975!
Có
phải tiếng lòng chân thật thì dễ ở lại
với lòng người? Và có phải vì người ta đã quá chán ngản phải nghe những câu ca là những lời giả trá?
Khi
Việt Nam bắt đầu thực hiện nền kinh tế gọi là Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ
Nghĩa, mọi người đều cảm thấy bất ổn với cái đuôi “Định Hướng”. Kinh tế thì chưa ra sao nhưng thị trường âm nhạc thật
nhạy bén khi rầm rộ mang về sân khấu, màn hình những Chế Linh, Phương Dung,
Giao Linh, Hương Lan, Trường Vũ... bất chấp họ đã trở thành ông nội, bà ngoại, bất
chấp cả “Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa”.
Những
cánh chim rời xa quê nhà hơn 30 năm đã
quay về trên đôi cánh mỏi mệt . Nhưng không sao, khán giả vẫn nồng nhiệt chào đón
họ, khao khát được nghe lại giọng ca gợi
nhớ một thời dĩ vãng trong điệu bolero pha
phách giữa điệu nhạc bập
bùng của
Nam Mỹ với điệu xàng xê mang tính tự sự đặc trưng của miền sông nước .
Và
tôi cũng bắt đầu cảm mến cuộc quay về ngoạn mục của dòng nhạc Bolero.
Bolero
đã chứng minh rằng nền văn hóa chơn chất có gì nói nấy của miền Nam không chết mà đang trổi dậy một cách âm thầm, lặng lẽ.
Tìm
nghe qua internet những ca khúc của Trúc Phương , tôi tự trách mình trước đây đã bỏ qua giọng ca Thanh Thúy.
Thật
là một ca sĩ kỳ lạ khi bà có thể hát “Giọt Mưa Thu”, “Đêm Tàn Bến Ngự” một cách
chững chạc khi còn rất trẻ rồi bước qua “Phố Buồn” theo điệu Tango nhịp nhàng thanh
thoát và tiếng hát của bà cũng là con thuyền chở nổi những ca khúc Bolero trầm uất của Trúc Phương
Không
ai qua được Thái Thanh trong các ca khúc
của Phạm Duy nhưng tôi tin rằng bà đã phải chịu thua và nhường “Ngày Em Hai Mươi Tuổi” cho Thanh Thúy.
Dòng
nhạc Bolero đã cho tôi sống lại cuộc sống tội nghiệp
của một lớp người trẻ hoang mang và cô đơn trong cuộc chiến mà tôi cho
là phi lý.
“Nhiều đêm trong giấc mộng mồ hôi kêu tên em
Kêu chỉ một tên” (3)
Tôi
cũng nhớ đến chàng lính trẻ tặng nhạc
Bolero cho tôi năm nào. Hồi đó, chàng
khoảng bằng tuổi con trai út của tôi
hiện giờ nhưng chàng đã phải sống qua
một tuổi trẻ đầy gian truân nghiệt ngã:
“mây mù che núi cao
Rừng sương che
lối vào
Đồng ruộng mênh mông
nước
Đêm đêm nằm đường
ngăn bước thù
Áo nhà binh thương
lính, lính thương quê.
………………………………………….
Gio Linh khói bom đạn
về làm rừng cây thôi xanh lá.
Pleime gió mưa mùa.
Tây Ninh nắng nung người mà trận địa thì loang máu tươi.” (4)
Nếu
chàng đã chết, xin thắp chàng nén hương lòng, nếu chàng còn sống, mong chàng
cứ hãy vui cùng Bolero.
HUYỀN
CHIÊU
Tháng
giêng 2017
Quán Nữa Khuya – Tuấn Khanh-Hoài Linh
Hai Lối Mộng-Trúc Phương
Bông Cỏ May-Trúc
Phương
Trên Bốn Vùng Chiến
Thuật-TRúc Phương.
No comments:
Post a Comment