Nguyễn Nhật Ánh
Bông sứ trắng
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh
1.
Đi
ngoài phố, bất chợt nhìn thấy hoa sứ nở từng chùm trắng muốt trên các nhánh
cây, bao giờ tôi cũng nhớ đến trò chơi hồi tôi bảy, tám tuổi.
Hồi đó, cách nhà tôi chừng 10 căn là nhà ông Thừa. Trước sân nhà ông có một cây sứ rất to, quanh năm hoa trắng nở đầy. Ngày nào tôi và bọn trẻ con cùng lứa cũng rủ nhau tha thẩn trước hàng rào nhà ông nhặt hoa sứ rụng. Nhặt hết hoa trước cổng, chúng tôi lén chui rào vào nhặt hoa trong sân. Rồi xỏ từng cánh hoa vào sợi chỉ dài để làm vòng đeo cổ. Đứa nào có chiếc vòng to nhất là đứa “oách” nhất. Không biết nghe ai bày, bọn con gái còn ướm vòng hoa lên tóc, lúc đóng vai công chúa lúc giả làm cô dâu lượn tới lượn lui.
Hoa sứ thơm, nhưng chỉ có bọn trẻ con nhặt chơi. Tôi chẳng thấy ai cắm hoa sứ vào lọ, chẳng hiểu tại sao.
Tập truyện Bắt đền hoa sứ trong bộ Kính vạn hoa được tôi viết ra khi tôi đang nhớ đến trò chơi tuổi nhỏ này.
Rất nhiều năm về sau tôi mới biết trên đời còn có loại hoa sứ đỏ. Nhưng tình cảm của tôi đã trót dành cho cánh hoa sứ trắng tuổi thơ nên hoa sứ đỏ chẳng hề làm tôi rung động.
Cũng như hoa phượng tím, tôi từng nghe nhiều người trầm trồ. Hoa phượng tím đúng là mới lạ, hiếm hoi nhưng lại không gắn với cảm xúc nào trong tôi. Nó không thể gửi tâm hồn tôi về bên hàng hiên lớp học. Trong lòng tôi, đã là phượng thì phải là phượng đỏ. Tôi tin rằng bất cứ ai đã qua tuổi học trò, mỗi khi bắt gặp một cành phượng đỏ ven đường dưới nắng hè chói chang, ắt hẳn lòng không sao ngăn được bồi hồi. Phượng tím không đem lại cảm giác đó. Nó có thể khiến người ta hiếu kỳ nhưng không khiến người ta xao xuyến, bâng khuâng.
Hồi đó, cách nhà tôi chừng 10 căn là nhà ông Thừa. Trước sân nhà ông có một cây sứ rất to, quanh năm hoa trắng nở đầy. Ngày nào tôi và bọn trẻ con cùng lứa cũng rủ nhau tha thẩn trước hàng rào nhà ông nhặt hoa sứ rụng. Nhặt hết hoa trước cổng, chúng tôi lén chui rào vào nhặt hoa trong sân. Rồi xỏ từng cánh hoa vào sợi chỉ dài để làm vòng đeo cổ. Đứa nào có chiếc vòng to nhất là đứa “oách” nhất. Không biết nghe ai bày, bọn con gái còn ướm vòng hoa lên tóc, lúc đóng vai công chúa lúc giả làm cô dâu lượn tới lượn lui.
Hoa sứ thơm, nhưng chỉ có bọn trẻ con nhặt chơi. Tôi chẳng thấy ai cắm hoa sứ vào lọ, chẳng hiểu tại sao.
Tập truyện Bắt đền hoa sứ trong bộ Kính vạn hoa được tôi viết ra khi tôi đang nhớ đến trò chơi tuổi nhỏ này.
Rất nhiều năm về sau tôi mới biết trên đời còn có loại hoa sứ đỏ. Nhưng tình cảm của tôi đã trót dành cho cánh hoa sứ trắng tuổi thơ nên hoa sứ đỏ chẳng hề làm tôi rung động.
Cũng như hoa phượng tím, tôi từng nghe nhiều người trầm trồ. Hoa phượng tím đúng là mới lạ, hiếm hoi nhưng lại không gắn với cảm xúc nào trong tôi. Nó không thể gửi tâm hồn tôi về bên hàng hiên lớp học. Trong lòng tôi, đã là phượng thì phải là phượng đỏ. Tôi tin rằng bất cứ ai đã qua tuổi học trò, mỗi khi bắt gặp một cành phượng đỏ ven đường dưới nắng hè chói chang, ắt hẳn lòng không sao ngăn được bồi hồi. Phượng tím không đem lại cảm giác đó. Nó có thể khiến người ta hiếu kỳ nhưng không khiến người ta xao xuyến, bâng khuâng.
2.
Ngoài
hoa sứ, bọn trẻ con chúng tôi còn hay lấy hạt cam thảo dây kết thành vòng đeo cổ,
đeo tay. Trái cam thảo dây thuôn dài như trái đậu, bên trong chứa những hạt có
màu đỏ - đen rất đẹp, ở đầu mỗi hạt có một lỗ nhỏ có thể xỏ sợi chỉ xuyên qua.
Khi lớn lên, tôi mới giật mình biết đây là loại hạt chứa nhiều độc tố, nếu lỡ nhai vài hạt có thể mất mạng như chơi. Rất may trong suốt thời thơ ấu ngây ngô và vụng dại không đứa nào trong chúng tôi thử ăn loại hạt này. Người lớn không rõ có nhìn thấy bọn trẻ chúng tôi chơi loại hạt này hay không nhưng chẳng có ai rầy la, nhắc nhở. Cũng có thể không bậc phụ huynh nào biết đó là loại trái độc.
3.
Khi lớn lên, tôi mới giật mình biết đây là loại hạt chứa nhiều độc tố, nếu lỡ nhai vài hạt có thể mất mạng như chơi. Rất may trong suốt thời thơ ấu ngây ngô và vụng dại không đứa nào trong chúng tôi thử ăn loại hạt này. Người lớn không rõ có nhìn thấy bọn trẻ chúng tôi chơi loại hạt này hay không nhưng chẳng có ai rầy la, nhắc nhở. Cũng có thể không bậc phụ huynh nào biết đó là loại trái độc.
3.
Ở
thôn quê, trẻ con không lắm đồ chơi. Thời đó, chỉ đứa nào nhà giàu lắm mới thỉnh
thoảng được ba mẹ mua cho một con búp bê hay một chiếc ô tô bằng nhựa. Những thứ
đồ chơi như thế cực kỳ quý hiếm, chủ nhân của nó thường chỉ đem ra chơi một
lúc, cốt để khoe khoang, rồi vội vàng cất vào tủ, khóa lại. Bạn bè chỉ được ngắm
nghía, xuýt xoa, đứa nào thân lắm hoặc đứa nào hối lộ cho chủ nhân một trái ổi
hay một cục kẹo mới được sờ vào một tẹo.
Hồi đó, nhà thằng Hợi giàu nhất nhì trong làng. Ba nó đi thành phố mua về cho nó chiếc ô tô bằng nhựa màu vàng rất đẹp. Xe giống như xe buýt, có dãy ô cửa nhỏ phía trên, chỗ đuôi xe có chiếc chìa khóa hình cánh bướm. Vặn chiếc chìa khóa rồi đặt chiếc xe xuống đất, xe chạy ro ro, nhìn thích mắt vô cùng.
Thằng Hợi quý chiếc xe, không cho đứa nào đụng vào. Tôi xin vặn chiếc chìa khóa thôi, nó cũng không cho: “Lỡ mày vặn mạnh quá, gãy chìa khóa của tao”.
Chúng tôi vừa tức vừa ghen tị, hè nhau tẩy chay thằng Hợi. Chiều chiều, nó cầm chiếc xe ra đứng trước hiên nhà, nhìn quanh quất không thấy đứa nào bu lại như mọi lần, đành buồn bã ngồi chơi một mình. Chơi chán, nó lủi thủi đem xe vào cất.
Tới ngày thứ tư, thằng Hợi bị nỗi cô đơn đè bẹp. Nó đem chiếc xe ra bãi đất trống nơi tụi tôi đang tụ tập chơi ô ăn quan. Nó vẫy vẫy chiếc xe, kêu lớn: “Lại đây chơi tụi bây!”. “Mày chơi một mình đi!”, một đứa lạnh lùng đáp. Đứa khác nói thẳng tuột: “Mày có cho tụi tao chơi đâu mà rủ”. Thằng Hợi chìa chiếc xe ra trước mặt, vui vẻ: “Nè, tụi mày cầm lấy nè! Tao nghĩ lại rồi, đồ chơi phải chơi chung mới vui”.
Bọn tôi không ngờ sự tình lại xoay ra như vậy, liền hớn hở nhào tới bu quanh Hợi, chen lấn giành nhau báu vật. Mấy chục cánh tay đưa ra, chiếc ô tô bị giằng qua kéo lại một hồi, bánh xe văng mỗi nơi một chiếc, thùng xe bẹp dúm, còn chiếc chìa khóa điều khiển gãy rời, rơi đâu mất.
Đứa nào đứa nấy xanh mặt, đinh ninh thế nào thằng Hợi cũng nằng nặc bắt đền, ít ra cũng ngoác miệng chửi bọn tôi tan nát. Nào ngờ nó chỉ thẫn thờ một chút thôi, rồi ngồi xuống nhặt nhạnh từng bánh xe, tặc lưỡi nói: “Để tao đem về nhờ chú tao sửa lại. Sửa không được thì tao năn nỉ ba tao mua cho tao chiếc xe khác”. Bây giờ nhớ lại chuyện này, tôi mới hiểu hồi đó thằng Hợi tuy tiếc chiếc xe đứt ruột nhưng nó cần bạn bè hơn: chiếc ô tô có thể vỡ tan nhưng tình bạn nhất quyết không thể tan vỡ.
4.
Hồi đó, nhà thằng Hợi giàu nhất nhì trong làng. Ba nó đi thành phố mua về cho nó chiếc ô tô bằng nhựa màu vàng rất đẹp. Xe giống như xe buýt, có dãy ô cửa nhỏ phía trên, chỗ đuôi xe có chiếc chìa khóa hình cánh bướm. Vặn chiếc chìa khóa rồi đặt chiếc xe xuống đất, xe chạy ro ro, nhìn thích mắt vô cùng.
Thằng Hợi quý chiếc xe, không cho đứa nào đụng vào. Tôi xin vặn chiếc chìa khóa thôi, nó cũng không cho: “Lỡ mày vặn mạnh quá, gãy chìa khóa của tao”.
Chúng tôi vừa tức vừa ghen tị, hè nhau tẩy chay thằng Hợi. Chiều chiều, nó cầm chiếc xe ra đứng trước hiên nhà, nhìn quanh quất không thấy đứa nào bu lại như mọi lần, đành buồn bã ngồi chơi một mình. Chơi chán, nó lủi thủi đem xe vào cất.
Tới ngày thứ tư, thằng Hợi bị nỗi cô đơn đè bẹp. Nó đem chiếc xe ra bãi đất trống nơi tụi tôi đang tụ tập chơi ô ăn quan. Nó vẫy vẫy chiếc xe, kêu lớn: “Lại đây chơi tụi bây!”. “Mày chơi một mình đi!”, một đứa lạnh lùng đáp. Đứa khác nói thẳng tuột: “Mày có cho tụi tao chơi đâu mà rủ”. Thằng Hợi chìa chiếc xe ra trước mặt, vui vẻ: “Nè, tụi mày cầm lấy nè! Tao nghĩ lại rồi, đồ chơi phải chơi chung mới vui”.
Bọn tôi không ngờ sự tình lại xoay ra như vậy, liền hớn hở nhào tới bu quanh Hợi, chen lấn giành nhau báu vật. Mấy chục cánh tay đưa ra, chiếc ô tô bị giằng qua kéo lại một hồi, bánh xe văng mỗi nơi một chiếc, thùng xe bẹp dúm, còn chiếc chìa khóa điều khiển gãy rời, rơi đâu mất.
Đứa nào đứa nấy xanh mặt, đinh ninh thế nào thằng Hợi cũng nằng nặc bắt đền, ít ra cũng ngoác miệng chửi bọn tôi tan nát. Nào ngờ nó chỉ thẫn thờ một chút thôi, rồi ngồi xuống nhặt nhạnh từng bánh xe, tặc lưỡi nói: “Để tao đem về nhờ chú tao sửa lại. Sửa không được thì tao năn nỉ ba tao mua cho tao chiếc xe khác”. Bây giờ nhớ lại chuyện này, tôi mới hiểu hồi đó thằng Hợi tuy tiếc chiếc xe đứt ruột nhưng nó cần bạn bè hơn: chiếc ô tô có thể vỡ tan nhưng tình bạn nhất quyết không thể tan vỡ.
4.
Trừ
thằng Hợi, đồ chơi của chúng tôi hồi đó đều làm từ... thiên nhiên. Chúng tôi
hái trái mù u phơi khô làm bi. Lấy hột xoài cưa một đầu làm cối xay. Hái lá dứa
cuộn làm kèn, quấn chặt nhiều lớp làm quả bóng. Lá dừa tết thành châu chấu, cào
cào, bọ ngựa. Chạc ổi làm ná. Ngọn trúc làm cần câu. Ống trúc làm súng thụt, bắn
đạn bời lời hay đạn giấy. Ống đu đủ dùng thổi bong bóng. Vỏ nghêu vỏ sò thành
chén bát. Tàu lá cau thành xe kéo. Nan tre thành chong chóng. Khung tre và giấy
thành diều và lồng đèn. Đất sét thành tò he và chim chóc, muông thú...
Nhờ thiên nhiên, trẻ con thôn quê có thể biến cái thiếu thốn thành đủ đầy, giàu có. Dù chỉ bằng những nguyên liệu thô sơ, mộc mạc.
So với hồi tôi còn nhỏ, đồ chơi dành cho trẻ con bây giờ không thiếu thứ gì, lại tân tiến, hiện đại và bày bán khắp nơi, có tiền là mua được dễ dàng ngoài cửa hàng.
Tiện thì có tiện, nhưng trẻ con hôm nay lại mất đi thú vui dõi mắt lên cây, rựa lăm lăm trên tay, tìm xem chạc ba nào có thể đẵn thành gọng ná. Đứa trẻ cũng không có dịp tha thẩn men theo dòng suối để moi đất sét về nặn tượng, rảo dọc bờ rào tìm lá dứa quấn kèn thổi toe toe suốt buổi trưa hè. Và nhất là không được nếm trải cảm giác thích thú lúc nhặt hoa sứ rụng kết thành vòng để đứa con gái 7 tuổi quàng lên tóc giả làm nàng Bạch Tuyết, để đứa con trai 8 tuổi tròng vào cổ làm vòng hoa chiến thắng, sung sướng tưởng tượng mình là hiệp sĩ rừng xanh...
Nhờ thiên nhiên, trẻ con thôn quê có thể biến cái thiếu thốn thành đủ đầy, giàu có. Dù chỉ bằng những nguyên liệu thô sơ, mộc mạc.
So với hồi tôi còn nhỏ, đồ chơi dành cho trẻ con bây giờ không thiếu thứ gì, lại tân tiến, hiện đại và bày bán khắp nơi, có tiền là mua được dễ dàng ngoài cửa hàng.
Tiện thì có tiện, nhưng trẻ con hôm nay lại mất đi thú vui dõi mắt lên cây, rựa lăm lăm trên tay, tìm xem chạc ba nào có thể đẵn thành gọng ná. Đứa trẻ cũng không có dịp tha thẩn men theo dòng suối để moi đất sét về nặn tượng, rảo dọc bờ rào tìm lá dứa quấn kèn thổi toe toe suốt buổi trưa hè. Và nhất là không được nếm trải cảm giác thích thú lúc nhặt hoa sứ rụng kết thành vòng để đứa con gái 7 tuổi quàng lên tóc giả làm nàng Bạch Tuyết, để đứa con trai 8 tuổi tròng vào cổ làm vòng hoa chiến thắng, sung sướng tưởng tượng mình là hiệp sĩ rừng xanh...
NGUYỄN
NHẬT ÁNH
(Nguồn: Internet)
No comments:
Post a Comment