Đoàn Xuân
Thu
Steinbeck in VN. 1966
John
Steinbeck (l902-l968) là văn hào Mỹ. Những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là:
Chuột và Người (Of Mice and Men - l937) và Chùm Nho Uất Hận(The Grapes of Wrath
- l939) đoạt giải Pulitzer Prize and National Book Award năm 1940, viết về thời
đại khủng hoảng kinh tế ở Hoa Kỳ. John Steinbeck đoạt giải Nobel văn chương năm
1962.
Bốn năm sau đó, Steinbeck đi Việt Nam để chứng kiến tận mắt cuộc chiến đang hồi ác liệt. Tại đây, ông đã trải qua 3 tháng đi cùng với các đơn vị quân đội Mỹ đang tham chiến tại Việt Nam. Trong thời gian này, với tư cách là phóng viên chiến trường, ông đã viết hàng chục lá thư, ghi lại những cảm nhận của ông về cuộc chiến, gởi về cho tạp chí Newsday do bà Alicia Patterson, vợ của một người bạn thân quá cố, đang làm chủ nhiệm kiêm chủ bút.
Những lá thư được viết từ tháng chạp năm 1966 đến tháng 5 năm 1967. Gần đây, những lá thư này đã được nhà xuất bản University of Virginia Press tập hợp lại, in thành sách với nhan đề "Steinbeck in Vietnam: Dispatches from the War" (Steinbeck ở Việt Nam: Những Tường Trình từ Chiến Trường).
John Steinbeck là bạn của Tổng Thống Mỹ thời đó: Lyndon B. Johnson, người muốn Steinbeck đi, nghe, thấy và về, tường trình trực tiếp những gì đang xảy ra tại Việt Nam cho ông. Nhưng Steinbeck đi Việt Nam không phải là đại diện của Johnson. Ông là một nhà văn độc lập, không liên quan gì tới chánh phủ Mỹ cả. Tuy nhiên, những bài tường trình này lại có vẻ ủng hộ cuộc chiến. Ông cũng như Johnson tin vào thuyết Domino là nếu miền Nam Việt Nam sụp đổ sẽ kéo theo nhiều nước khác.
John Steinbeck đã bị những người phản chiến và ngay chính cả con trai ông đang ở Việt Nam chỉ trích gay gắt bởi vì những quan điểm ủng hộ cuộc chiến Việt Nam trong những lá thư trên.
Những cảm nhận của ông về chiến tranh Việt Nam đã trái ngược hẳn với quan điểm của phong trào phản chiến, chống chiến tranh Việt Nam đang lên đến cao điểm tại Hoa Kỳ vào cuối thập niên 1960. Dù vậy John Steinbeck vẫn mạnh mẽ chỉ trích những người phản chiến; vì cho rằng họ đã không có mặt ở đó để hiểu biết được ý nghĩa về cuộc chiến tranh này.
John Steinbeck đã mất ở tuổi 66, ngày 20/12/1968, tại New York vì bị trụy tim.
Ba mươi tám năm đã qua, cuộc chiến tàn... Những điều John Steinbeck nói vẫn còn đúng dù những bài viết này đã gần nửa thế kỷ trôi qua. John Steinbeck đã từng nói cuộc chiến tranh Việt Nam khác hẳn với tất cả cuộc chiến tranh quy ước khác. Nó không có mặt trận, không có hậu phương, không có phía trước và cũng không có phía sau...
Qua phần lược dịch, người viết xin kính mời quý độc giả thân mến đọc lại bài tường trình do John Steinbeck viết từ Cần Thơ, dầu ngắn ngủi, nhưng cho thấy một nhà văn đầy trí tuệ biết bao của đất nước Hoa Kỳ! John Steinbeck vẫn dũng cảm nói lên điều chính mình suy nghĩ ngày đó cho dù những người phản chiến năm xưa, và ngay cả ngày nay, vẫn còn tiếp tục ngoan cố chỉ trích ông!
Cần Thơ, ngày 21 tháng giêng năm 1967.
Alicia thân,
Tôi xin viết về một cuộc tuần tra bình an vô sự trên một dòng sông* giữa đôi bờ tĩnh lặng và những vì sao nhấp nháy bởi bầu trời đẫm những hơi sương. Chúng tôi về bến * chưa tới 9 giờ đêm. Một phần trong chiến dịch tên Game Warden đặt căn cứ tại Cần Thơ, thành phố lớn nhất vùng châu thổ. Ở Cần Thơ, có vài nhà hàng nhỏ, nơi người Việt dẫn con cái đi ăn, chuyện trò với nhau bằng tiếng Việt, âm vang như đang hát. Nơi đó đèn không đủ sáng. Vì thiếu điện, phải cần thêm những ánh đèn dầu chập chờn, leo lét.
Khoảng 10 giờ tối hai thanh niên đang lảng vảng, chợt dừng lại trước cửa nhà hàng đang đông thực khách, bất ngờ ném hai trái lựu đạn xuyên qua khung cửa mở. Một trái lép. Trái còn lại nổ tung và miểng xé nát thân thể người lớn lẫn trẻ con. Không có bất cứ người lính nào lúc đó trong nhà hàng kể cả Mỹ hay Việt. Không đạt được bất cứ một ích lợi nào về mặt quân sự cả!
Một viên đại úy Mỹ chạy vào và bế ra một em gái nhỏ khoảng chừng 7 tuổi. Khi đưa tới bịnh viện *, anh ấy khóc nức nở vì em đã chết rồi! Xe cứu thương chở những xác ngưòi đầy thương tích đến bịnh viện, xưa là của Pháp, giờ là của chúng ta. Bác sĩ bắt đầu cưa chân, cưa tay, gắp miếng lựu đạn ra, mùi ê-te lan tỏa cả tòa nhà. Vài người bị thương nặng quá đã chết trước khi đến nơi; vài người nữa chết chẳng bao lâu sau đó; còn những người sống sót thì được chữa trị, băng bó. Họ nằm trên những chiếc giường gỗ, ánh mắt thất thần như hỏi tại sao? Kim chuyền nước biển găm vào mu bàn tay và nếu họ đã mất hai tay rồi nó được ghim vào mắt cá chân.
Những đứa bé đang chơi đùa trong nhà hàng là bị nặng nhất. Những bác sĩ, y tá của đế quốc Mỹ bị gán cho là hung hăng, tàn bạo này đang làm việc suốt đêm để mong cứu chữa những sản phẩm do những người cao quý mệnh danh là bảo vệ tổ quốc mình đã gây ra.
Hai tên ném lựu đạn vừa bị bắt và chúng thú nhận một cách khoái trá, khoác lác về hành động của mình.
Tôi thật không biết bọn khủng bố này nghĩ gì? Tại sao chúng muốn giết người dân của chinh mình, những con người khốn khổ mà chúng thường rêu rao là giải phóng họ? Bịnh viện tràn ngập bởi nỗi bi thương. Có ai tin rằng VC, người đã nỡ nhẫn tâm làm như thế với chính đồng bào mình lại có thể vì dân, vì nước khi chúng chiếm được chính quyền. Tôi không tin. Khi hành quân, chúng ta và những người bạn đồng minh đôi khi cũng làm thương vong những người dân vô tội. Còn VC thì chắc chắn không quan tâm đến lương dân rồi. Chúng đặt súng máy ngay trước cửa nhà dân và buộc trẻ con phải chơi quẩn quanh đâu đó vì chúng biết chắc rằng chúng ta sẽ chần chừ bắn trả lại vì sợ sẽ bắn nhầm dân.Chúng xây những hầm trú ẩn ngay trong khu dân cư đông đúc cũng nhằm mục đích đó. Vì vậy người dân thường bị vạ lây. Chúng ta đã rất cẩn trọng muốn tránh cho dân khỏi bị thương vong nhưng đôi khi lại là điều không thể nào tránh được!
Một dãy nhà trong bịnh viện, hồi xưa của Pháp, dành để cứu chữa những tên VC bị thương. Dĩ nhiên cửa ra vào, cửa sổ có chấn song nhung cách cứu chữa thì không có gì khác cả. Nhưng dưới mắt những tù binh chiến tranh VC bị thương này, họ chỉ nghĩ là chúng ta sẽ tàn nhẫn tra tấn; thậm chí là hành hình họ mà thôi. Vì suy nghĩ lệch lạc như vậy nên chúng mới có thể đặt mìn ở chợ hoặc ném lựu đạn vào rạp hát đang đông người.
Tôi thực sự tin rằng những người biểu tình tuần hành đông đảo suốt nhiều ngày trước trụ sở Liên Hiệp Quốc và Tòa Bạch Ốc chán ghét chiến tranh. Tôi có hàng đống lý do để chán ghét chiến tranh hơn họ nhiều. Chán ghét chiến tranh thì tại sao họ lại không gia nhập vào những chương trình cứu trợ y tế? Được huấn luyện một cách cấp tốc để cứu người chớ không ai đòi hỏi họ phải giết người. Nếu họ có tình nhân loại tại sao họ lại không phụ một tay để cứu người? Đất nước nầy đang rất cần sự trợ giúp về y tế. Có ai dùng sức của mình, thay vì để mang, vác các áp-phích chống chiến tranh thì nên dọn dẹp các giường bệnh viện hay rửa ráy các vết thương đã bị nhiễm trùng chăng?
Đây mới thực sự là hành động phản chiến. Những người này nên biết rằng những người VC anh hùng của họ không tôn trọng hòa bình. Họ đặt bom bệnh viện và gài mìn ngay cả xe cứu thương.
Tôi không hiểu được những tên khủng bố bừa bãi này nghĩ gì? Tại sao họ lại giết hại chính những đồng bào khốn khổ của chính họ mà miệng cứ ra rả là đang chiến đấu vì sự tự do.
Phản chiến theo cách tôi đề nghị có thể là nguy hiểm thật, ngoài ra khi họ rời đất nước, những trợ cấp an sinh của họ có thể bị cắt đi. Nhưng bù lại họ có được chút tự hào là đã làm một điều gì đó thay vì chỉ đi biểu tinh hô hào chống đối suông.
Câu hỏi thường được đặt ra từ quê nhà là - khi nào sẽ chấm dứt chiến tranh? Tôi chỉ có thể đoán thôi, Alicia, nhưng chí ít ra cũng dựa trên sự quan sát suốt chiều dài của đất nước. Tôi đoán rằng việc ngừng bắn sẽ không còn xa nữa bởi vì chúng ta và các đồng minh của chúng ta có thể phối họp nhau lại và đánh bại bất cứ đối thủ quân sự nào dám đối mặt với chúng ta. Nhưng một sự ngừng bắn mới chỉ là một sự bắt đầu. Trong cuộc hưu chiến lễ Giáng Sinh, cũng là một sự ngừng bắn, đã có hàng trăm vụ vi phạm hưu chiến nhưng không có cái nào do chung ta cả. Đó không phải là sự kết thúc chiến tranh. Những tên VC trung kiên, chuyên nghiệp được huấn luyện trong tổ tam chế sẽ phá rối đất nước. Chúng phải bị đánh bật ra từng tên một cho đến khi nào các xã ấp có thể tự bảo vệ được lấy mình. Và điều này chắc phải cần đến một thế hệ. Nhưng bất cứ ai còn nghi ngờ rằng không thể làm được thì nên nhìn vào Nam Hàn. Chỉ trong một thế hệ mà một dân tộc đó đã thay đổi, tự hào, hiệu quả và tự tin. Binh lính của họ đã có mặt ở đây, ở Việt Nam, cũng thiện chiến như bất cứ quân đội nào khác trên thế giới. Và điều gì đã xảy ra cho họ vẫn có thể xảy ra ở đây (Việt Nam) chớ - chắc chắn là như vậy! Nếu chúng ta vội vã rút quân hay quá ngu muội để so đo cái giá phải trả, chúng ta có thể thắng trận đánh nhưng lại thua luôn cuộc chiến.
Melbourne
Đoàn Xuân Thu.
Bốn năm sau đó, Steinbeck đi Việt Nam để chứng kiến tận mắt cuộc chiến đang hồi ác liệt. Tại đây, ông đã trải qua 3 tháng đi cùng với các đơn vị quân đội Mỹ đang tham chiến tại Việt Nam. Trong thời gian này, với tư cách là phóng viên chiến trường, ông đã viết hàng chục lá thư, ghi lại những cảm nhận của ông về cuộc chiến, gởi về cho tạp chí Newsday do bà Alicia Patterson, vợ của một người bạn thân quá cố, đang làm chủ nhiệm kiêm chủ bút.
Những lá thư được viết từ tháng chạp năm 1966 đến tháng 5 năm 1967. Gần đây, những lá thư này đã được nhà xuất bản University of Virginia Press tập hợp lại, in thành sách với nhan đề "Steinbeck in Vietnam: Dispatches from the War" (Steinbeck ở Việt Nam: Những Tường Trình từ Chiến Trường).
John Steinbeck là bạn của Tổng Thống Mỹ thời đó: Lyndon B. Johnson, người muốn Steinbeck đi, nghe, thấy và về, tường trình trực tiếp những gì đang xảy ra tại Việt Nam cho ông. Nhưng Steinbeck đi Việt Nam không phải là đại diện của Johnson. Ông là một nhà văn độc lập, không liên quan gì tới chánh phủ Mỹ cả. Tuy nhiên, những bài tường trình này lại có vẻ ủng hộ cuộc chiến. Ông cũng như Johnson tin vào thuyết Domino là nếu miền Nam Việt Nam sụp đổ sẽ kéo theo nhiều nước khác.
John Steinbeck đã bị những người phản chiến và ngay chính cả con trai ông đang ở Việt Nam chỉ trích gay gắt bởi vì những quan điểm ủng hộ cuộc chiến Việt Nam trong những lá thư trên.
Những cảm nhận của ông về chiến tranh Việt Nam đã trái ngược hẳn với quan điểm của phong trào phản chiến, chống chiến tranh Việt Nam đang lên đến cao điểm tại Hoa Kỳ vào cuối thập niên 1960. Dù vậy John Steinbeck vẫn mạnh mẽ chỉ trích những người phản chiến; vì cho rằng họ đã không có mặt ở đó để hiểu biết được ý nghĩa về cuộc chiến tranh này.
John Steinbeck đã mất ở tuổi 66, ngày 20/12/1968, tại New York vì bị trụy tim.
Ba mươi tám năm đã qua, cuộc chiến tàn... Những điều John Steinbeck nói vẫn còn đúng dù những bài viết này đã gần nửa thế kỷ trôi qua. John Steinbeck đã từng nói cuộc chiến tranh Việt Nam khác hẳn với tất cả cuộc chiến tranh quy ước khác. Nó không có mặt trận, không có hậu phương, không có phía trước và cũng không có phía sau...
Qua phần lược dịch, người viết xin kính mời quý độc giả thân mến đọc lại bài tường trình do John Steinbeck viết từ Cần Thơ, dầu ngắn ngủi, nhưng cho thấy một nhà văn đầy trí tuệ biết bao của đất nước Hoa Kỳ! John Steinbeck vẫn dũng cảm nói lên điều chính mình suy nghĩ ngày đó cho dù những người phản chiến năm xưa, và ngay cả ngày nay, vẫn còn tiếp tục ngoan cố chỉ trích ông!
Cần Thơ, ngày 21 tháng giêng năm 1967.
Alicia thân,
Tôi xin viết về một cuộc tuần tra bình an vô sự trên một dòng sông* giữa đôi bờ tĩnh lặng và những vì sao nhấp nháy bởi bầu trời đẫm những hơi sương. Chúng tôi về bến * chưa tới 9 giờ đêm. Một phần trong chiến dịch tên Game Warden đặt căn cứ tại Cần Thơ, thành phố lớn nhất vùng châu thổ. Ở Cần Thơ, có vài nhà hàng nhỏ, nơi người Việt dẫn con cái đi ăn, chuyện trò với nhau bằng tiếng Việt, âm vang như đang hát. Nơi đó đèn không đủ sáng. Vì thiếu điện, phải cần thêm những ánh đèn dầu chập chờn, leo lét.
Khoảng 10 giờ tối hai thanh niên đang lảng vảng, chợt dừng lại trước cửa nhà hàng đang đông thực khách, bất ngờ ném hai trái lựu đạn xuyên qua khung cửa mở. Một trái lép. Trái còn lại nổ tung và miểng xé nát thân thể người lớn lẫn trẻ con. Không có bất cứ người lính nào lúc đó trong nhà hàng kể cả Mỹ hay Việt. Không đạt được bất cứ một ích lợi nào về mặt quân sự cả!
Một viên đại úy Mỹ chạy vào và bế ra một em gái nhỏ khoảng chừng 7 tuổi. Khi đưa tới bịnh viện *, anh ấy khóc nức nở vì em đã chết rồi! Xe cứu thương chở những xác ngưòi đầy thương tích đến bịnh viện, xưa là của Pháp, giờ là của chúng ta. Bác sĩ bắt đầu cưa chân, cưa tay, gắp miếng lựu đạn ra, mùi ê-te lan tỏa cả tòa nhà. Vài người bị thương nặng quá đã chết trước khi đến nơi; vài người nữa chết chẳng bao lâu sau đó; còn những người sống sót thì được chữa trị, băng bó. Họ nằm trên những chiếc giường gỗ, ánh mắt thất thần như hỏi tại sao? Kim chuyền nước biển găm vào mu bàn tay và nếu họ đã mất hai tay rồi nó được ghim vào mắt cá chân.
Những đứa bé đang chơi đùa trong nhà hàng là bị nặng nhất. Những bác sĩ, y tá của đế quốc Mỹ bị gán cho là hung hăng, tàn bạo này đang làm việc suốt đêm để mong cứu chữa những sản phẩm do những người cao quý mệnh danh là bảo vệ tổ quốc mình đã gây ra.
Hai tên ném lựu đạn vừa bị bắt và chúng thú nhận một cách khoái trá, khoác lác về hành động của mình.
Tôi thật không biết bọn khủng bố này nghĩ gì? Tại sao chúng muốn giết người dân của chinh mình, những con người khốn khổ mà chúng thường rêu rao là giải phóng họ? Bịnh viện tràn ngập bởi nỗi bi thương. Có ai tin rằng VC, người đã nỡ nhẫn tâm làm như thế với chính đồng bào mình lại có thể vì dân, vì nước khi chúng chiếm được chính quyền. Tôi không tin. Khi hành quân, chúng ta và những người bạn đồng minh đôi khi cũng làm thương vong những người dân vô tội. Còn VC thì chắc chắn không quan tâm đến lương dân rồi. Chúng đặt súng máy ngay trước cửa nhà dân và buộc trẻ con phải chơi quẩn quanh đâu đó vì chúng biết chắc rằng chúng ta sẽ chần chừ bắn trả lại vì sợ sẽ bắn nhầm dân.Chúng xây những hầm trú ẩn ngay trong khu dân cư đông đúc cũng nhằm mục đích đó. Vì vậy người dân thường bị vạ lây. Chúng ta đã rất cẩn trọng muốn tránh cho dân khỏi bị thương vong nhưng đôi khi lại là điều không thể nào tránh được!
Một dãy nhà trong bịnh viện, hồi xưa của Pháp, dành để cứu chữa những tên VC bị thương. Dĩ nhiên cửa ra vào, cửa sổ có chấn song nhung cách cứu chữa thì không có gì khác cả. Nhưng dưới mắt những tù binh chiến tranh VC bị thương này, họ chỉ nghĩ là chúng ta sẽ tàn nhẫn tra tấn; thậm chí là hành hình họ mà thôi. Vì suy nghĩ lệch lạc như vậy nên chúng mới có thể đặt mìn ở chợ hoặc ném lựu đạn vào rạp hát đang đông người.
Tôi thực sự tin rằng những người biểu tình tuần hành đông đảo suốt nhiều ngày trước trụ sở Liên Hiệp Quốc và Tòa Bạch Ốc chán ghét chiến tranh. Tôi có hàng đống lý do để chán ghét chiến tranh hơn họ nhiều. Chán ghét chiến tranh thì tại sao họ lại không gia nhập vào những chương trình cứu trợ y tế? Được huấn luyện một cách cấp tốc để cứu người chớ không ai đòi hỏi họ phải giết người. Nếu họ có tình nhân loại tại sao họ lại không phụ một tay để cứu người? Đất nước nầy đang rất cần sự trợ giúp về y tế. Có ai dùng sức của mình, thay vì để mang, vác các áp-phích chống chiến tranh thì nên dọn dẹp các giường bệnh viện hay rửa ráy các vết thương đã bị nhiễm trùng chăng?
Đây mới thực sự là hành động phản chiến. Những người này nên biết rằng những người VC anh hùng của họ không tôn trọng hòa bình. Họ đặt bom bệnh viện và gài mìn ngay cả xe cứu thương.
Tôi không hiểu được những tên khủng bố bừa bãi này nghĩ gì? Tại sao họ lại giết hại chính những đồng bào khốn khổ của chính họ mà miệng cứ ra rả là đang chiến đấu vì sự tự do.
Phản chiến theo cách tôi đề nghị có thể là nguy hiểm thật, ngoài ra khi họ rời đất nước, những trợ cấp an sinh của họ có thể bị cắt đi. Nhưng bù lại họ có được chút tự hào là đã làm một điều gì đó thay vì chỉ đi biểu tinh hô hào chống đối suông.
Câu hỏi thường được đặt ra từ quê nhà là - khi nào sẽ chấm dứt chiến tranh? Tôi chỉ có thể đoán thôi, Alicia, nhưng chí ít ra cũng dựa trên sự quan sát suốt chiều dài của đất nước. Tôi đoán rằng việc ngừng bắn sẽ không còn xa nữa bởi vì chúng ta và các đồng minh của chúng ta có thể phối họp nhau lại và đánh bại bất cứ đối thủ quân sự nào dám đối mặt với chúng ta. Nhưng một sự ngừng bắn mới chỉ là một sự bắt đầu. Trong cuộc hưu chiến lễ Giáng Sinh, cũng là một sự ngừng bắn, đã có hàng trăm vụ vi phạm hưu chiến nhưng không có cái nào do chung ta cả. Đó không phải là sự kết thúc chiến tranh. Những tên VC trung kiên, chuyên nghiệp được huấn luyện trong tổ tam chế sẽ phá rối đất nước. Chúng phải bị đánh bật ra từng tên một cho đến khi nào các xã ấp có thể tự bảo vệ được lấy mình. Và điều này chắc phải cần đến một thế hệ. Nhưng bất cứ ai còn nghi ngờ rằng không thể làm được thì nên nhìn vào Nam Hàn. Chỉ trong một thế hệ mà một dân tộc đó đã thay đổi, tự hào, hiệu quả và tự tin. Binh lính của họ đã có mặt ở đây, ở Việt Nam, cũng thiện chiến như bất cứ quân đội nào khác trên thế giới. Và điều gì đã xảy ra cho họ vẫn có thể xảy ra ở đây (Việt Nam) chớ - chắc chắn là như vậy! Nếu chúng ta vội vã rút quân hay quá ngu muội để so đo cái giá phải trả, chúng ta có thể thắng trận đánh nhưng lại thua luôn cuộc chiến.
Melbourne
Đoàn Xuân Thu.
No comments:
Post a Comment