Saigon trên đường Nguyễn
Du... Saigon từ thơ Nguyễn Tất Nhiên
“… buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua”, ngắm hàng
me trên đường Gia Long để rồi nhớ đến Nguyễn Tất Nhiên - gã thi sĩ bạc mệnh si
tình lãng mạn và cuồng điên …của thời đại…
Nhà thơ đã từng có một ước mơ khá nhẫn tâm khi muốn ban
phát cho người yêu của mình một niềm “vì ta phải khổ” (“Để người tên Duyên, đau
khổ muôn niên”)…đã từng có rất nhiều bài thơ trác tuyệt mang đầy không khí và
hơi hướm của/ về Saigon, mặc dù ông chẳng mảy may gì nhắc về địa danh thân
thương này, dù là nửa chữ…trong những bài thơ mà hàng hàng lớp lớp thanh niên
trước 1975...không ít thì nhiều….để ở đầu giường! Thơ của ông tình đến nỗi…mà
chỉ có thơ mới chuyên chở được hết..cái tình ..thơ ấy! Nó là một sự tổng hòa của
mãnh liệt (từ những) ngây ngô, của đằm thắm (khởi nguồn từ) ao ước, của những
rung cảm (đến từ) tinh khôi…khi bắt đầu chạm ngưỡng …đời sống, chạm những rung
động đầu đời của cái thời mà văn thơ vô cùng diễm tuyệt, những mối tình chỉ là
e ấp của “Bước khẽ tới người thương”(Nhã Ca), của giả định"Ví dụ ta yêu
nhau"(Nguyễn Thanh Trịnh / Đoàn Thạch Biền), của lời ngỏ “Cám ơn em đã yêu
anh”; của mơ màng “Hôn em, kỷ niệm” (Duyên Anh)…
Nhìn lại những hình chụp Saigon cách đây vài năm...và đọc
lại comment của nhà văn VIÊN LINH:
"Nhìn những góc giáo đường nhà thờ Đức Bà, một khung
cổng sắt thâm nghiêm, nhìn bồn nước và mấy bậc thang cũ kỹ, hoen rỉ, những lưới
sắt bao kín một ngôi nhà (khiến mình hình dung có dáng người thanh thoát nào đó
bên trong); nhìn cây cột xi măng ở con đường Duy Tân bóng mát, nhớ con rùa
trong hồ nước, chỗ ấy gần Trường Luật, gần khu Cư xá các giáo sư Đại học, bác
nhớ những lời ca của Phạm Duy “Con đường Duy Tân, Cây dài bóng mát, … Uống ly
chanh đường, Uống môi em ngọt…” . 37 năm rồi từ ngày bỏ Sài gòn, bác chưa về lại,
và ngạc nhiên tìm thấy Sài gòn cũ qua cái nhìn của Huy, một chàng trai trẻ măng
mà nhìn thấy vẻ đẹp của thành xưa cổ kính. Bác nhớ những buổi trưa ngồi
Lambretta xẹt vào Bưu Điện mua một bao thuốc lá Pall Mall điếu dài, một cái
bánh mì, hôm nào không ăn bánh mì thì thay bằng một cái bánh “Papa au rhum”
(bánh ngọt có pha rươu rhum, hình thể tròn, để trong cái chén bằng giấy, nổi tiếng
của tiệm bánh ở ngoài cửa Bưu Điện). Huy chụp được cả mấy chùm hoa phượng đỏ
tươi . Không nói ra mà bác thấy Huy vừa đi vừa ngước nhìn lên trời xanh, nhìn
hoa lá cành, những mái nhà, bờ tường, cột sắt, tượng đá. Saigon, Paris của Viễn
Đông như người Pháp nói. Đó là khu Phố Tây của Sài gòn đấy. …” Huy là một thi
sĩ đấy, thi sĩ làm thơ về sự thanh vắng của lá cành, vỉa hè, hoa viên, làm thơ
bằng ống kính máy hình, chụp được sự im lặng dữ dội - [! chữ này hay đấy, của
cô gì đấy bác mới đọc! ] – cái nghịch lý của một chữ như thế mới diễn tả được
nét đẹp làm ta đau thương.
Gửi Huy một bài thơ về Sài gòn đăng báo khoảng năm 1970.
SINH NHẬT
Hôm nay năm tận,
Sài Gòn
Tôi nghe khiếp hãi
tâm hồn già nua
Giật mình con quỉ
ban trưa
Tiếc mùa hoan lạc
hái chưa đủ hời.
Hôm nay trời đất có
tôi
Trên ba mươi tuổi
làm người lãng quên
Xuân hồng, một góc
thiếu niên
Năm năm mê mải những
miền hoài nghi.
Trên ba mươi tuổi ù
lỳ
Đêm về kéo cửa ngày
đi kiếm mình
Cảnh đời, một cõi u
minh
Cảnh tôi thấp
thoáng bóng hình những ai.
U mê hết tháng năm
dài
Chân trong lối kiệt
hồn ngoài bến không
Hôm nay năm tận,
bàng hoàng
Giục thêm tiệc rượu
ngồm ngoàm đĩa vơi.
Nhìn ra cảnh cỗi,
riêng tôi
Trong hiên viễn phố
thấy đời buồn lây.
VL
HuyVespa
No comments:
Post a Comment