Trần
Hoài Thư
Thư Quán Bảo Thảo 91
Nguyễn Thụy Đan & sách
Nguyễn
Thụy Đan ở New York. Tôi ở New Jersey. Trước khi có đại dịch, NTĐ đến nhà tôi
vài lần. Cái sopha là chỗ nghỉ chân. Ngủ, đọc sách hay đánh laptop. Nếu không
có văn chương thì chúng tôi không biết nói gì. Rõ ràng cái mẫu số chung ấy đã
giúp chúng tôi gần gũi nhau hơn. Không có sự ngăn chia của bức thành niên kỷ.
Thường
thì tôi nói nhiều hơn. Được giãi bày tâm sự, nhất là với một bạn trẻ thì càng hạnh
phúc. Thế hệ chúng tôi đã bị mất mát quá nhiều, ngay cả về lãnh vực văn chương.
Các tạp chí như Văn, Khởi Hành, sở dĩ sống mạnh sống vũng không phải nhờ những
cây bút SG mà nhờ vào bọn trẻ chúng tôi – những người viết trẻ ngoài vòng đai,
Vậy mà hễ nhắc đến văn học miền Nam, là mỗi lần chụp cho cụm từ: “văn học đô thị”.
Có
lần chúng tôi trao đổi về bản chất của nền văn chương miền Nam trong thời chiến.
NTĐ nhận xét văn chương miền Nam mang tính chất yếm thế hơn là phản chiến. Nhận
xét ấy khiến tôi vô cùng ngạc nhiên. Với một người sinh sau 1975 ở Mỹ, mà có nhận
định độc đáo như vậy, ngạc nhiên là phải.
Rồi
trận đại dịch Vũ Hán đã ngăn chúng tôi cơ hội gặp nhau, nó tạo nỗi cô đơn khủng
khiếp. Cách ly bạn bè, cách ly người thân. Ai cũng liên tưởng đến cái hũ sành
tro cốt mà tủi cho kiếp con người. Văn chương hầu như đầy bóng tối hơn là ánh
sáng,
Trong
lúc này Thư quán bản thảo làm một số chủ đề Văn chương mùa đại dịch, mời NTĐ
đóng góp bài vở. NTĐ sốt sắng nhận lời. Nhưng đợi rất lâu mới viết xong. Điều
này chứng tỏ là NTĐ suy nghĩ nhiều khi đặt ngòi bút. Và sự suy nghĩ này đầy bị
quan:
“...Trong
đêm vắng, tôi ngồi trầm tư – có lẽ tôi đã từng sống khác trước đây, trước khi
bóng tử thần trùm kín cả và thiên hạ, trước khi đời sống tôi trở nên như độc
thoại Macbeth: một chuỗi liên miên những “ngày mai, ngày mai, và ngày mai” vừa
vô cùng, vừa vô nghĩa”
...
“...
Thơ tôi viết trong mùa dịch, thơ của dịch hạch, thơ của cái chết, tôi nghĩ phải
như thế, tôi nghĩ sẽ như thế. Vậy xin hẹn độc giả một mai, sau cơn đại dịch,
bên kia hiu quạnh.”
Tưởng
chiến tranh mới có nỗi buồn. Không ngờ bây giờ, nỗi buồn còn khủng khiếp, để một
nhà thơ trẻ 27 tuổi phải kêu lên những tiếng kêu ai oán như vậy.
*
Ngày
7 tháng 12 tôi nhận điện thư của NTĐ, cho hay Một đêm thơ Việt sẽ được tổ chức
vào ngày 7 tháng 12 tại đại học Columbia, với 4 diễn giả thuyết trình về 4 đề
tài:
Làm
sao diễn tả nỗi vui mừng của tôi. NTĐ đã bỏ lại những bi quan đen tối, để xuống
núi rồi.
Trong
đêm ấy, chỉ có NTĐ là nói về văn chương thời chiến, với 3 bài thơ dịch từ Trang
Châu (Xin một ngày), Nguyên Sa (Hai Mươi) và Nguyễn Xuân Thiệp (Tôi cùng gió
mùa) trích từ "Thơ Miền Nam trong thời chiến" do Thư Ấn Quán sưu tập
và xuất bản.
NTĐ
không còn hẹn độc giả “một mai, bên kia hiu quạnh” hay “một chuỗi liên miên những
“ngày mai, ngày mai, và ngày mai” vừa vô cùng, vừa vô nghĩa” mà dùng khả năng
kiến thức và học vấn của mình để thay mặt chúng tôi giới thiệu đến những người
quan tâm đến thi ca miền Nam.
Có
ai làm điều này không, ngay cả chúng tôi những người trong cuộc.
Và
TQBT số 91 này như là vòng hoa của anh em chủ trương chúng tôi trao đến NTĐ như
niềm cảm tạ người bạn trẻ có lòng.
THT
No comments:
Post a Comment