Nguyên
Giác
Tranh Thiền. Lê Ký Thương
Chúng
ta đã quen với thể loại thơ Thiền sáng tác nhiều thế kỷ trước từ các ngài Trần
Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sỹ, Hương Hải… Hay gần đây như với thơ của các ngài
Nhất Hạnh, Mãn Giác, Tuệ Sỹ, Minh Đức Triều Tâm Ảnh, Ni Trưởng Trí Hải… Đó là
nói cho chặt chẽ. Nếu nói cho nới rộng hơn, thơ Thiền cũng là Bùi Giáng, Phạm
Công Thiện, Trịnh Công Sơn… Mỗi thời đại đều có những nét riêng, mỗi tác giả
cũng là một thế giới độc đáo. Mặt khác, thơ Thiền mỗi quốc độ cũng khác. Trong
khi phần lớn thơ Thiền Nhật Bản cô đọng với thể haiku, thơ Thiền Trung Hoa có
nhiều bài hùng mạnh như tiếng sư tử hống, như với Chứng Đạo Ca của ngài Huyền
Giác, hay Tín Tâm Minh của ngài Tăng Xán. Không ngộ được tự tâm, sẽ không có
văn phong đầy sức mạnh như thế. Nơi đây, chúng ta nêu câu hỏi: Làn gió Thiền
Tông đã ảnh hưởng vào thơ Hoa Kỳ ra sao? Và sẽ giới thiệu về bốn nhà thơ.
CHASE TWICHELL
Chase Twichell
Nhà
thơ Chase Twichell, sinh ngày 20/8/1950 tại New Haven, Connecticut, hoàn tất Thạc
sĩ tại Iowa Writers’ Workshop. Cũng là một giáo sư, bà từng dạy tại các đại học
Princeton University, Warren Wilson College, Goddard College, University of
Alabama, và Hampshire College. Bà xuất bản nhiều thi tập, trong đó tập thơ
Horses Where the Answers Should Have Been (nxb Copper Canyon Press, 2010) giúp
bà thắng giải thưởng thi ca Kingsley Tufts Poetry Award với 100.000 đôla từ đại
học Claremont Graduate University. Bà cũng được nhiều giải thưởng văn học khác
từ các cơ quan và tổ chức như New Jersey State Council on the Arts, the
American Academy of Arts and Letters và The Artists Foundation.
Nhiều
bài thơ của Twichell mang chất Thiền do ảnh hưởng từ nhiều năm học Thiền từ nhà
sư John Daido Loori tại thiền viện Zen Mountain Monastery. Nhà thơ Twichell đã
trả lời tạp chí Tricycle trên số báo mùa thu 2003 rằng: “Thiền tọa và thơ, cả
hai đều là học về tâm. Tôi nhận ra áp lực nội tâm khởi lên từ cảm xúc và dựa
vào một công án tương tự trong những cách ngạc nhiên và không đoán trước. Thiền
là một cái lọc, tuyệt vời xuyên qua đó tuôn chảy thành một bài thơ. Nó vắt ra
ngoài tất cả những gì là không cốt tủy.”
Bài
thơ “Đói cho một cái gì” sau đây là dịch từ bài “Hunger for Something” trong
thi tập The Snow Watcher của nhà thơ Chase Twichell. Cần ghi nhận rằng “đói” là
một phản ứng của cơ thể, trong khi “tham ái” là một lựa chọn. Kinh Phật dạy rằng
“tham ái” là nhân của sinh tử và đau khổ. Trong khi “đói” thì hễ còn có thân,
là còn có đói.
Đói cho một cái gì
— Thơ Chase Twichell
Đôi
khi tôi muốn là đống gỗ
những
cây bị cắt rời để sớm thành khói
hay
ngay cả là khói tự thân
.
bóng
ma kềnh càng của tro và không khí, bay tới
bất
cứ nơi nào tôi muốn, ít nhất là một lúc
.
Không
ở trong cũng không ngoài
không
nhà để ở cũng không trôi lạc, không còn là
một
hình dạng hay một tên gọi, tôi xuyên qua
.
tất
cả những cửa sổ vỡ của thế giới.
Đó
không là ước muốn cho ý thức kết thúc.
.
Đó
không là món ăn một đội quân có
cho
trái tim rỗng vắng của nó
nhưng
là một cơn đói để chịu đựng bây giờ và lúc đó.
.
đơn
độc nơi nghĩa trang
nơi
những con chó của tự ngã đang ăn nuốt.
Bài
thơ sau đây nhan đề là “Pine” – tức là, cây thông. Tác giả ghi hình ảnh khi ngồi
thiền, thắp một cây hương (nhang). Với thời gian, với tâm thiền tọa, cây nhang
rút ngắn lại. Tuy nhiên, chữ “pine” còn có nghĩa là “ước muốn thầm kín” trong
tiếng lóng Anh văn. Nhóm chữ “thread of pine” là “chuỗi ước muốn” khi dùng
trong nghĩa này. Chữ “old pine” có thể hiểu là “cội thông già” hay là “cội tham
ái” trong ngôn ngữ tiếng lóng. Chữ “deer” là “con nai,” nhưng trong tiếng lóng
có nghĩa là một người, một tâm hồn đã bị vùi dập, đã thọ khổ; như thế, ngồi thiền
là đưa tâm về chỗ an toàn. Kinh Phật từng nói rằng tất cả thân và tâm mình đều
đang bốc cháy, và khi lửa tắt thì lửa (tham sân si) sẽ tìm thân tâm mới. Do vậy,
giải thoát là khi lửa tắt, củi tàn, và không còn dư tàn nào nữa.
Cây thông
— Thơ Chase Twichell
Đêm
đầu tiên nơi thiền viện
một
sâu bướm vương tay áo, chiếu ánh lửa
kéo
dài sau cơn lạnh giá đầu tiên.
.
Cây
nhang ngắn ngún cháy
ba
mươi phút, chuỗi ước muốn tươi mới
khởi
lên xuyên từ cội thông tham ái của giờ khắc.
.
Mùa
hè vương bẫy dưới làn kính
mỏng
trên mặt suối, vọng lên
tiếng
kêu của một chai trống rỗng.
.
Trước
niềm tịch lặng dài
các
nhà sư chỉnh lại áo cà sa
những
tiếng sột soạt nhẹ nhàng
.
Con
nai bây giờ đã an toàn. Các dấu nai
đã
ngập tuyết. Gió đã kéo
lướt
qua những ngày đã cũ.
DAVID BUDBILL
Nhà
thơ, nhạc sĩ, cũng là nhà soạn kịch, David Wolf Budbill (13/6/1940 –25/9/2016)
là tác giả 8 tập thơ, 8 vở kịch, 2 tiểu thuyết, một tuyển tập truyện ngắn, một
truyện tranh trẻ em và hàng chục bài tiểu luận. David Budbill sinh tại thị trấn
Cleveland, Ohio, học Triết và lịch sử mỹ thuật ở Muskingum College tại Ohio, học
bậc hậu cử nhân về thần học ở Union Theology Seminary tại New York City năm
1967. Dọn tới Oxford, Pennsylvania, dạy ở Lincoln University cho tới 1969. Năm
1969, dọn về ở phía bắc Vermont, trở thành nhà văn toàn thời gian, sống hơn 4
thập niên trong khu núi rừng Judevine Mountain.
Bản
thân Budbill cũng làm nhiều nghề, như thợ mộc, đầu bếp, nhân viên bệnh viện tâm
thần, mục sư nhà thờ, giáo viên, bình luận gia đài phát thanh National Public
Radio. Được nhiều giải thưởng về thơ, và năm 2002 được Hội Đồng Nghệ Thuật
Vermont vinh danh với giải thưởng thành tựu trọn đời “2002 Walter Cerf Award
for Lifetime Achievement in the Arts.” Các sáng tác, giấy tờ di cảo của ông được
lưu trữ ở University of Vermont. Năm 1968, Budbill ký vào bản văn phản chiến
“Writers and Editors War Tax Protest” – tuyên bố không đóng thuế để phản đối Cuộc
Chiến Việt Nam.
Về
tác phẩm âm nhạc, ông để lại 2 đĩa nhạc CD, mang âm vang Phật Giáo:
—
Zen Mountains-Zen Streets: A Duet for Poet and Improvised Bass (Núi Thiền – Phố
Thiền: Song tấu cho nhà thơ và đàn bass ứng tác), với nhạc sĩ William Parker
đàn bass, 1999.
—
Songs for a Suffering World: A Prayer for Peace, a Protest Against War (Các ca
khúc cho một thế giới khổ đau: Một kinh cầu vì Hòa Bình, vì Phản đối Cuộc chiến),
với William Parker đàn bass và Hamid Drake trống, 2003.
Tạp
chí nghiên cứu Phật Học Tricycle trong ấn bản Mùa Hè 2015, có bài phỏng vấn nhà
thơ David Budbill. Phóng viên Leath Tonino hỏi, và ông đáp:
“Ông
có thực tập thiền không, và nếu có, Thiền có trùng lắp lên các việc như làm
thơ, làm vườn, chẻ củi và mọi thứ khác? Không, tôi không nghĩ nó trùng lắp lên.
Tôi chợt nhớ nhà sư Thích Nhất Hạnh nói: Khi bạn rửa chén, bạn nên rửa chén
thôi. Tương tự, khi bạn chẻ củi, bạn chỉ nên chẻ củi — nếu bạn phân tâm, và bắt
đầu làm thứ gì khác, bạn sẽ có thể như là tự để máy cưa cắt phạm vào mình. Cũng
như thế, với làm vườn, cắt cỏ và làm thơ. Tôi không thấy có liên hệ cần thiết
giữa tất cả các hoạt động dị biệt này. Nếu có sự trùng lắp nào, nó nằm ở trong
phương pháp của bạn: bạn tập trung chỉ vào một việc trước mắt thôi, bất cứ việc
gì đấy. Mọi thứ khác [dính vào] sẽ làm rối lên.”
Trong
bài phỏng vấn khác trên Inquiring Mind, một tạp chí Phật học Nam Tông, ấn bản
Mùa Thu 2004. Bài này có nhan đề “Interview with David Budbill: A Simple
Mountain Poet” (Phỏng vấn David Budbill: Một nhà thơ núi đơn sơ). Budbill nhắc
tới khái niệm yin và yang (âm và dương) theo phiên âm tiếng Trung Hoa, cũng như
giải thích về ảnh hưởng Thiền Tông; đặc biệt nhắc tới 2 Thiền sư — nhà thơ
Trung Hoa Han Shan (1546–1623), phiên âm Việt là Hàn Sơn, và nhà thơ Nhật Bản
Ryokan (1758–1831). Một ảnh hưởng khác của nhà thơ còn là sách về Thiền của
D.T. Suzuki (bản Việt là “Thiền Luận” của hai dịch giả Tuệ Sỹ và Trúc Thiên).
Nơi đây sẽ trích dịch như sau.
“Inquiring
Mind (IM): Thơ của ông như dường bày tỏ một căng thẳng nội tâm giữa một phần của
ông muốn làm một ẩn sĩ và rời bỏ thế giới sau lưng, và một phần khác hướng về
hoạt động xã hội và tìm một nhận thức nghệ thuật.
David
Budbill (DB): Vâng, bạn biết đó. Một phút này, là chuyện này. Phút sau, là chuyện
khác. [Cười] Tôi không thể rời bỏ mặt nào của tôi. Hiển nhiên, tôi có vài kết hợp
hai thứ. Âm và dương. Với vài mức độ, tôi đang đi theo dấu chân của các nhà thơ
Phật Giáo vĩ đại – Han Shan (Hàn Sơn, Núi Lạnh) và Ryokan, những người đi vào rừng
để sống tự do và làm các bài thơ của họ. Có nhiều người khác cũng như họ, nhưng
không bao giờ được biết tới, và có thể là vì họ không bận tâm chuyện được công
nhận chút nào. Họ không bước ra khỏi rừng để đọc thơ và ra công chúng. Tôi hiển
nhiên không phải là người sẽ biến mất luôn. Có thể vài căng thẳng đó ghi lại
trong các bài thơ gần đây của tôi, trong đó Thiền sư Han Shan thăm tôi và tôi
giới thiệu với ngài về điện thoại di động, về máy cưa, và các thứ tương tự…
IM:
Trước khi ông dọn về núi rừng Vermont, có phải ông đã rất mực ưa thích các nhà
thơ ẩn sĩ Thiền Tông?
DB:
Tôi đã ưa thích các nhà thơ Thiền, cũng như về Phật Giáo và Lão Giáo từ đầu thập
niên 1960s, khi tôi là sinh viên ở trường thần học Union Theological Seminary tại
New York. Trong các sách thời đó tôi đọc là “Essentials of Zen Buddhism” của D.
T. Suzuki, và một cuốn sách nhỏ của Edward Herbert có nhan đề “A Taoist
Notebook”. Tôi đặc biệt ưa thích các nhà thơ Lão Giáo, vì vẻ đẹp sầu muộn trong
thơ của họ. Họ không tin vào tái sanh luân hồi, và do vậy họ thường bày tỏ một
nỗi buồn về thế giới vô thường này.
IM:
Ông đã từng Thiền tập chính thức bao giờ?
DB:
Tôi chưa bao giờ tham dự một khóa thiền thất nào. Tôi có ngồi thiền, mặc dù tôi
không biết rằng tôi có ngồi đúng hay không. [Cười] Tôi sẽ có mặt trong một cuốn
sách tuyển tập các bài thơ Thiền Hoa Kỳ dự kiến xuất bản vào năm tới, từ một
nhà xuất bản nhỏ ở Ohio, và họ đã mời tôi đưa ra một lời tuyên bố. Tôi nói rằng
tôi thường ngồi lặng lẽ trong một tư thế ngồi tréo chân, trên một tọa cụ, trước
một bàn thờ nhỏ tôi làm tại nhà, và thở đều đặn, đôi khi tôi ngồi lâu, tới khi
tàn cây nhang. Tôi không biết đó có phải là tọa thiền không, và tôi không gọi
mình là Phật Tử.”
Dưới
đây là vài bài thơ.
Ngắn gọn
— Thơ David Budbill
Chính
là tôi
và
rồi
không
là tôi.
Tôi
là
và
rồi
sẽ
không là tôi.
Ngày mai
— Thơ David Budbill
Ngày
mai
chúng
ta là
xương
và tro,
là
rễ cỏ dại
trồi
lên xuyên qua
sọ
chúng ta.
.
Hôm
nay
áo
quần đơn sơ
vô
tâm
no
bụng
sinh
động, tỉnh thức
ngay
nơi đây
ngay
bây giờ.
.
Say
với nhạc
ai
cần tới rượu nho?
.
Tới
luôn
bạn
lòng ơi
hãy
khiêu vũ
trong
khi chúng ta còn
có
những bàn chân.
Bạn hỏi tôi vì sao
— Thơ David Budbill
Lý
Bạch nói
Bạn
hỏi vì sao tôi vào
ẩn
trong các rặng núi xanh.
Tôi
kẹt nơi đây
quá
nghèo để ra đi
cũng
có thể vì quá sợ
đã
từng nghĩ là có thể
sẽ
có thể
có
điều gì đáng giá nơi đây
hôm
nào
nếu
tôi có thể
chịu
đựng.
Đó
là bốn mươi năm trước.
STANFORD M. FORRESTER
Stanford
M. Forrester
Một
trong các nhà thơ Hoa Kỳ nổi tiếng nhất về thể thơ haiku là Stanford M.
Forrester. Trong phần lý lịch, ông không cho biết năm sinh, chỉ tự viết rằng:
da trắng, sinh và trưởng thành tại Staten Island, New York. Trả lời phỏng vấn
trên trang nhà The Secular Buddhist, nhà thơ Stanford Forrester cho biết rằng,
“Phật Giáo có một truyền thống từ lâu là hiển lộ qua nghệ thuật. Có lẽ phù hợp
nhất với Thiền pháp nhận thức từng khoảnh khắc trong hiện tại là thơ, đặc biệt
là thể thơ haiku.”
Stanford
M. Forrester là cựu Hội trưởng hội Haiku Society of America, cũng như là chủ
biên của một tuyển tập thơ ngắn. Thơ của ông đã in trong 33 tạp chí ở Mỹ, Nhật,
Canada, Ireland, Romania, Anh, và Úc châu. Thơ ông cũng in trong 22 tuyển tập
thơ. Trong năm 2004, thơ Stanford M. Forrester được giải nhất cuộc thi thường
niên Annual Basho Anthology Contest lần thứ 57 tại Ueno, Nhật Bản, và đứng giải
3 trong kỳ thi thơ Kaji Aso Contest tại Boston. Năm 2001, ông được trao giải
văn học Museum of Haiku Literature Award, trao cho bởi bảo tàng viện này ở
Tokyo và hội thơ Haiku Society of America. Ông là thẩm phán nhiều giải thi thơ
trong khu vực New York. Stanford M. Forrester được mời nói chuyện và dạy về thơ
tại nhiều nơi, như Wesleyan University, Thiền viện Zen Mountain Monastery, Lễ hội
thơ World Haiku Festival tại Bangalore, Ấn Độ.
Mỗi
bài thơ thể haiku chỉ có 3 dòng, do vậy trong khi bạn đọc thơ, có thể ngưng ở mỗi
ba dòng để ngấm chất thơ độc đáo của thi sĩ này. Thêm nữa, các khuôn thơ ba
dòng có thể được đọc theo thứ tự khác đi, xáo trộn, hay bỏ dở lưng chừng… tùy cảm
hứng độc giả.
— Thơ Stanford M.
Forrester.
thiền
đường
một
con kiến đã chở đi
định
lực của tôi.
.
mưa
rào buổi sáng
chỉ
riêng tiếng
chuông
chùa là khô
.
khách
sạn Nhật
Kinh
Phật và Kinh Thánh
ở
cùng ngăn kéo
.
ngôi
chùa bỏ quên
một
nụ hoa vàng
tự
hiến dâng đời
.
bị
lôi kéo về
những
thói quen cũ
mùa
mưa
.
nhập
Thiền thất
tôi
tỉnh thức
với
tách cà phê
.
tiệc
ngắm trăng
mặt
trăng
tới
trễ rồi
.
chiều
gió lộng
nơi
cổng chùa
Thần
Gió mỉm cười
.
đom
đóm lóe sáng
tôi
cũng
cầu
nguyện Đức Phật
.
buổi
sáng chiếu rọi
tất
cả Đức Phật đá
mặc
y vàng
.
dấu
tay Đức Phật
in
trên cát
vườn
Thiền
.
chỉ
một nụ hoa
cần
để trả lời
câu
hỏi của bạn
.
ánh
sáng ban ngày
không
ai nhận ra
con
đom đóm
.
mùa
hè khô hạn
vườn
Thiền
hoa
nở
.
ngôi
chùa đổ nát
các
mảnh tượng Phật
vẫn
đang cầu nguyện
.
tan
vào
nước
trong trẻo
tượng
Phật tuyết
.
rất
là nhanh
khi
trở về
làm
bụi
.
mưa
nắng sân sau
bài
ca chuông gió
đổi
theo lối mây
.
bình
bát nhà sư
một
hạt gạo
một
con kiến
.
Đức
Phật
ngồi
hoài
thôi
.
hương
trầm bay
tôi
viết
không
đề tài
.
sân
chùa
âm
vang
tượng
Phật đá
.
bất
động
hay
không
con
ốc sên
.
chuông
chùa kêu
một
ngàn lần
mưa
mùa đông
.
lặng
lẽ như
ngôi
chùa núi
tổ
kiến
.
chiều
mùa hè
những
giọt mưa đầu
trên
chân trần của tôi
.
tỉnh
thức Thiền
chân
cẳng tôi
buồn
ngủ
.
giương
cung Thiền
nhắm
vào hồng tâm
trong
tâm tôi
.
cuối
mùa thu
tự
thấy mình
trong
đồng cỏ dại
.
viết
bài thơ haiku
trên
cát
sóng
cuốn trôi đi
.
thủy
triều cao
tượng
Phật cát
vào
triệu lớp sóng.
JANE HIRSHFIELD
Jane Hirshfield
Sinh
năm 1953, Jane Hirshfield là một nhà thơ được nhiều giải thưởng, một người viết
nhiều tiểu luận uyên bác về mỹ học, và là một nhà thơ thỉnh giảng tại các đại học
Stanford University và UC-Berkeley. Bà là tác giả 9 tập thơ, 2 tuyển tập các
bài lý luận, biên tập và đồng dịch thuật 4 tuyển tập thơ, tập trung vào các nhà
thơ phụ nữ và Nhật Bản. Nổi tiếng từ rất sớm, bài thơ đầu tiên của bà in trong
tạp chí The Nation năm 1973, được trao giải thưởng thơ năm sau là Discovery
Award. Rồi tới một lúc, bà gạt bỏ hết chuyện sáng tác, để vào thiền viện San
Francisco Zen Center tu học trong 8 năm.
Về
sau, Hirshfield nhận định: “Tôi cảm thấy rằng tôi đã chưa bao giờ tôi thực sự
là một nhà thơ nếu tôi không biết nhiều hơn những gì tôi đã biết vào lúc đó về
cái mang ý nghĩa là một con người. Tôi không nghĩ thơ chỉ dựa trên thơ; nó dựa
trên một cuộc đời được sống trọn vẹn.” Tài năng đa dạng, bà cũng từng được mời
vào chương trình nghiên cứu khoa học não bộ tại đại học UCSF. Sau đây là bài
thơ “The Promise” (Lời hứa) của Hirshfield, đó là lời nhà thơ nói chuyện với
ngoại xứ và nội xứ — có lẽ, là một cách quán sát thân tâm.
Lời hứa
— Thơ Jane Hirshfield
Hãy
ở lại, tôi nói
với
các cành hoa đã cắt
Chúng
nghiêng mình
đầu
cúi xuống.
.
Hãy
ở lại, tôi nói với con nhện
nhện
đã chạy trốn.
.
Hãy
ở lại, chiếc lá
ửng
đỏ lên
xấu
hổ cho tôi và nó
.
Hãy
ở lại, tôi nói với thân tôi
nó
ngồi như một con chó
vâng
lời một khoảnh khắc
rồi
bắt đầu run rẩy.
.
Hãy
ở lại, với mặt đất
của
đồng cỏ ven sông
của
dốc núi hóa thạch
của
đá vôi và sa thạch
nó
nhìn lại
với
một bày tỏ thay đổi, trong lặng lẽ.
.
Hãy
ở lại, tôi nói với những mối tình của tôi
Tất
cả được trả lời
luôn
luôn.
Nhìn
chung, các nhà thơ Hoa Kỳ đã tiếp cận Thiền Tông theo những cách khác nhau.
Trong khi có người vào thiền viện để tu học nghiêm túc, như Chase Twichell và
Jane Hirshfield, cũng có người chưa từng vào khóa Thiền quy củ nào, như David
Budbill, mà chỉ nắm lấy các pháp ấn vô ngã như “tôi là, tôi không là” và pháp ấn
vô thường rằng tôi là bụi, là rễ cỏ đang mọc ra từ đầu lâu tôi… Hay như nhà thơ
Stanford M. Forrester, một đỉnh rất cao về thơ haiku, nhưng lòng rất khiêm tốn,
lặng lẽ, ngấm được chất thơ haiku và không khí Thiền Nhật Bản rất trọn vẹn. Mỗi
người, mỗi nhà thơ, chính là một hải đảo tự thân, và rất Thiền theo kiểu riêng
của từng người.
NGUYÊN
GIÁC
No comments:
Post a Comment