Huyền
Chiêu
Mùa Xuân
Tranh minh họa: Huyền Chiêu
Nhà thơ Kim Tuấn & thơ phổ nhạc.
*kỷ niệm
60 năm ca khúc Anh Cho Em Mùa Xuân,
Kim
Tuấn tên thật Nguyễn Phước Vĩnh Khuê, cái tên làm liên tưởng đến hình ảnh một
chàng trai thanh mảnh, nho nhã dù bạn thân của ông, họa sĩ Đinh Cường mô tả
“Kim Tuấn hiền lành mập mạp, da hơi ngăm đen với nụ cười híp mắt”. (*)
Kim
Tuấn viết bài thơ Nụ Hoa Vàng Ngày Xuân
năm 1961, khi tác giả mới ngoài 20.
Năm
1962 nhạc sĩ Nguyễn Hiền phổ nhạc bài thơ. Từ đó hàng năm, sau khi ông Táo về
trời, hoa mai, hoa đào bắt đầu hé nụ, mọi người lại chờ đón văng vẳng đâu đó
khúc nhạc Anh Cho Em Mùa Xuân.
Cũng
như bánh chưng bánh tét, ly rượu mừng, câu đối đỏ, Anh Cho Em Mùa Xuân quá đỗi
thân thương, không thân thương sao được khi mùa xuân về anh cho em tất cả.
Mỗi
năm có bốn mùa nhưng hình như các thi sĩ, nhạc sĩ thiên vị nhiều cho mùa thu.
Riêng
Kim Tuấn, mùa xuân được ông nhắc tới nhiều nhất dù thi sĩ sinh ra trong bối cảnh
lịch sử đen tối và cũng như tất cả các thanh niên thuở ấy ông luôn mang nặng nỗi
đau thân phận là người con của “nước Việt buồn”
“Khi về núi đứng
trông theo
con sông nước cạn bên
đèo khói mây
đỉnh cao chiều gió
ngang mày
lênh đênh sương phủ
vòm cây nhớ rừng
mắt buồn giọt nhỏ
rưng rưng
mưa bay xuống thấp
lưng chừng lũng sâu
cỏ xanh màu lá hoa sầu
đá xanh màu nhớ đêm
sâu ngút ngàn”
(Biên
Giới Với Ta Và Rừng)
Trong
“Với Tuổi Ba Mươi” chúng ta nghe được tiếng thở dài của người đàn ông không có
tương lai:
“Ba mươi tuổi đã hồng
trần
đồi hoang vó ngựa bao
lần xót xa
tuổi mòn chinh chiến
can qua
áo thêu máu lửa đem
ra sa trường”
Buồn
thì buồn, đau thì đau, nhưng Kim Tuấn chỉ muốn mang niềm hạnh phúc và hy vọng đến
cho mọi người.
Ông
dỗ dành người yêu
“anh cho em mùa xuân
bàn tay thơm sữa ngọt
dải đất hiền chim hót
người yêu nhau trọn đời
mái nhà ai mới lợp
trẻ đùa vui nơi nơi
hết buồn mưa phố nhỏ
hẹn cho nhau cuộc đời
khi hoa vàng sắp nở
trời sắp sang mùa
xuân”
(Nụ
Hoa Vàng Ngày Xuân)
Ông
nén đau thương, “dạy cho con tiếng nói thật thà”
“Sau chiến tranh con
nhớ về quê
tay cuốc tay cày
thế tay cầm súng
bỏ những ngày cơ cực
gian nan
bỏ phố xưa trở lại
xóm làng
cày sâu cuốc bẫm
làm lấy mà ăn
đừng xin ai đồng bạc
đừng thèm làm tôi tớ
cho ai
con hãy nhớ yêu núi rộng
sông dài
nhớ ta là người không
là loài vật”
(Dặn
Con)
Là
con trai duy nhất trong gia đình, ông hiểu trong chiến tranh trái tim người mẹ
dễ tan vỡ đến như thế nào. Mẹ ơi, tết con không về nhưng con trai của mẹ vẫn
còn đây:
“Tết này thêm chút tiền
lương lính
có dăm trăm bạc gửi
quê nhà
mẹ mua thêm gạo ăn
qua Tết
con ở rừng cam khổ
cũng qua”
(Gửi
Mẹ Mùa Xuân)
Khi
lộc non trẩy lá, khi tiếng chuông chùa ngân vang trong chiều xuân êm ả, Kim Tuấn
mơ một ngày về bao xiết thanh bình.
“Khi tôi trở về mẹ vừa
tóc bạc. Đôi mắt nhìn vào tương lai và quên bao nỗi ưu phiền. Con cò lại bay
trong đồng ruộng xanh. Lũy tre cúi xuống ưu tư cùng mùi khói un quen thuộc.
Khi tôi trở về tôi sẽ
đi thăm bờ sông tuổi nhỏ, tôi sẽ buồn thầm những chuyện ngày xưa và sẽ khóc một
mình – vì quê hương tôi bao lần đau khổ, bao lần đắng cay, bao nhiêu tủi hờn.
Quê hương tôi ở đó. Quê hương tôi khi còn tuổi nhỏ, khi tôi lớn lên bằng tiếng
ru hời. Quê hương tôi bao lần đau khổ, bao lần đắng cay, bao nhiêu tủi hờn”.
(Những
Điều Ghi Được Trong Giấc Ngủ)
60
năm, kể từ mùa xuân ấy, ông nhạc sĩ tài hoa và ông thi sĩ hiền lành mơ mộng đều
đã qua đời nhưng Anh Cho Em Mùa Xuân vẫn còn đó, vẫn vang vọng trong niềm mơ ước
một mùa xuân “Đất mẹ gầy có lúa, đồng ta xanh mấy mùa, ngoài đê diều căng gió,
thoảng câu hò đôi lứa”
Và
mơ ước vẫn mãi là mơ ước.
Nhớ
câu thơ buồn như một lời trăng trối:
“Khi tôi trở về, khi
tôi trở về cuộc đời xuôi chảy. Có bóng trăng xưa soi trên lối vườn, có rừng cây
ốm vì nhiều thương nhớ, và khi thức dậy tôi tìm thấy tôi.”
(Những
Điều Ghi Được Trong Giấc Ngủ)
Xin
cám ơn và chào vĩnh biệt chàng thi sĩ của mùa Xuân.
(*) trích trong “Kim
Tuấn. Chiều Đông Nào Nhung Nhớ – Đinh Cường)
HUYỀN
CHIÊU
Tháng giêng 2021
No comments:
Post a Comment