Nguyễn
Mạnh Trinh.
Hoa vàng. Tranh Nguyễn Đình Thuần
Một
buổi chiều cuối tuần giữa mùa hạ nắng đỏ, tôi lạc vào giữa những sắc mầu lung
linh, không phải bốc hơi vì cái nóng thường lệ của một thời tiết đã cũ, mà vì
những cảm giác chợt có ập đến từ những khung canvas trên những vỉ tường của
phòng triển lãm. Họa sĩ Nguyễn Đình Thuần, một cây cọ đã có nhiều lần triển lãm
tranh thành công và cũng là một nghệ sĩ luôn mở rộng vòng tay tiếp đón bằng hữu.
Nhưng hôm nay, tôi đến phòng tranh với một ý định có vẻ hơi ngông cuồng và
không khiêm tốn. Tôi đến để tìm thơ nhạc trong tranh...
Vương Duy thời Đường đã hòa nhập thơ và họa để có những bài như Vị
Thành Khúc- Tống Nguyên nhị sứ An Tây đầy sắc màu hội họa và những bức tranh như Giang Sơn Tuyết Tế Đồ hay Võng Xuyên Đồ vẽ phong cảnh nơi ông sống
ẩn dật có tuyết trắng non cao đầy chất
thi ca.
Đọc bài thơ, cảnh sáng mùa xuân bên rặng liễu lất phất mưa bay
tiễn người đi xa trong không gian mờ ảo với răng liễu xanh ngăn ngắt đã thành một bức tranh gợi nhiều cảm giác của
một nỗi buồn bao phủ cả cảnh lẫn người. Chỉ một vài nét điểm xuyết, thơ đã mở
ra một khung trời khói sương mà màu sắc nhạt nhòa buồn của tâm tư gửi vào từ cuộc
sống trải qua.
“ Vị Thành triêu vũ ấp khinh trần
Khách xá thanh thanh liễu sắc tân
Khuyến
quân cảnh tận nhất bôi tửu
Tây
xuất Dương Quan vô cố nhân
Bùi
Giáng dịch:
Vị Thành mưa sớm mù
tăm
Cõi miền bụi uớt thấm
dầm ngõ thuôn
quán mờ liễu thắm
xanh buông
mời anh cạn chén rượu
buồn tiễn chân
tiền trình quan ải
tây phân
đèo truông ra khỏi cố
nhân không còn.
Nhà
thơ Tô Đông Pha đã viết về Vương Duy “ thư trung hữu họa, họa trung hữu thi”. Ông cũng là một nhà thơ được kể
trong bát đại gia của thi ca Đường Tống và cũng là một họa sư có nét vẽ độc
đáo...
Mang
chuyện cũ kể lại,để gợi lại một ý tưởng mà tôi suy nghĩ từ lâu. Tôi mê thi ca
nhưng cũng yêu hội họa. Có lần tôi tìm hiểu, phải chăng nước Việt Nam nhỏ
nên ngôn ngữ ít phổ biến trên thế giới
nên thi ca Việt Nam không có tầm mức đủ để góp mặt với thi đàn hoàn vũ. Nhưng nếu
để khắc phục điểm yếu ấy, thi sĩ Việt Nam có thể tìm kiếm ra một ngôn ngữ quốc
tế như ngôn ngữ của hội họa, của âm nhạc không lời để phổ biến tác phẩm thi ca
của mình không? Tôi biết ý tưởng ấy có vẻ không thực tế và hoang tưởng đối với
khả năng của tôi. Dù vậy, khi gặp một bức tranh đẹp, bắt mắt tôi sẽ xem tranh một
cách trân trọng để cố gắng tìm hiểu ngôn ngữ hội họa tiềm ẩn trong mầu sắc và
đường nét. Đối diện với bức tranh, tôi ngắm nhìn.
Phòng tranh của Nguyễn Đình Thuần có mấy bức tranh trừu tượng và ấn tượng mà tôi thích . Tôi nhớ
lại họa sĩ Tạ Tỵ trong cuộc phỏng vấn của
nhà văn Nguiễn Ngu Í đã nói:” Hôm nay đứng trước một họa phẩm trừu tượng, người
thưởng ngoạn không nên và không bao giờ nên tìm hiểu họa sĩ đã vẽ gì trong kích
thước đó, mà chỉ nên tìm hiểu mình đã nghĩ gì về tác phẩm trước mắt mình? Cảm
giác đầu tiên nào đập vào trí não mình để bắt nguồn cho rung động? Những màu sắc
và hình thể kia có phải là dấu hiệu của riêng mình đã in vào tiềm thức? Người họa
sĩ không có lý do để hiện diện trong tác phẩm thuộc loại trừu tượng, trừ cái
tên ký ở góc tranh...”
Tôi
thắc mắc. Thế nào là một bức tranh đẹp? Thì họa sĩ đã trả lời trong quyển
catalogue của cuộc triển lãm năm 1951 tại Hà Nội mang tên Hội Họa Hiện Đại:
“Cái đẹp là điều tiềm thức phải làm việc để
nâng cao lên giá trị giữa mực sống bình thường. Cái động của Thiên nhiên quay
theo với sức nóng của mặt trời cũng như luật tuần hoàn của kiếp sống. Thay đổi
luôn luôn biến chuyển từ Vô Hình đên Hữu Hình, từ Xanh đến Vàng, từ Hồng đến Tím và xê dịch với
tốc độ của thời gian. Nghệ thuật chứa đựng trong lòng nó cái sức sống tiềm tàng
của Đất, Trời. Tiếng nói của vũ trụ và âm thanh và Mầu sắc. Phần âm thanh rung
lên rồi tan đi. Màu sắc còn lại nói sự “
cựa mình” của Sự vật.”
Một
người ở thế hệ sau, trên tienve.org-nhà văn Bội Trân- diễn tả:” Qua những lời
nói này, người ta thấy Tạ Tỵ nhắm đến sự khái quát hóa trong tranh, hay nói một
cách khác, tranh của ông chỉ thể hiện cảm xúc, nó là nỗ lực của trí tuệ để cảm
nhận và thể hiện thế giới quanh mình.”
Họa sĩ triển lãm tranh ngày hôm nay, Nguyễn
Đình Thuần phát biểu về cái đẹp trừu tượng:” Trừu tượng vốn dĩ dùng màu sắc để
truyền đạt về thẩm mỹ. Trong tranh trừu tượng vẫn có bố cục của màu sắc, đường nét,
đậm nhạt. Tùy cảm hứng của mỗi họa sĩ dùng sắc độ màu và màu để tạo cân xứng
cho bố cục. Như đã nói, trừu tượng là một cách thế để họa sĩ biểu cảm, dùng mầu
sắc và đường nét diễn cảm cái đẹp và suy tưởng...
Một
họa phẩm, đầu tiên là tính thẩm mỹ. Tranh hài hòa mầu sắc, được số đông thưởng
ngoạn đồng cảm. Sau đó họa sĩ sáng tác có gởi gấm tư tưởng, thông điệp gì đó là
phần phụ thuộc nhưng cũng rất quan trọng.
Tác phẩm “lớn” không phải do kích thước của
nó. Đã từng có nhiều bức tranh chỉ lớn bằng bàn tay được đưa vào bảo tàng viện.
Bức tranh tuyệt tác Mona Lisa của Leonardo de Vinci chỉ là khổ dài 77 cm và rộng 53 cm.
Theo cảm nghĩ riêng, tác phẩm lớn là một
tác phẩm được mọi người trân trọng lâu dài ở lâu trong đại đa số quần chúng thưởng
ngoạn”
Được hỏi ông có chịu ảnh hưởng từ họa sĩ
và trường phái nào không, Nguyễn Đình Thuần trả lồi rất chân thật:” Như ta đã
biết là từng thời kỳ từng giai đoạn
trong nghệ thuật hội họa hẳn nhiên là trong sự tiếp nối tuy không rõ rệt nhưng
hình như họa sĩ nào cũng có sự ảnh hưởng từ những người đi trước. Có thể từ sự
đồng cảm hay yêu thích ngưỡng mộ các họa sĩ đàn anh bậc thầy đi trước mình. Tuy
nhiên qua thời gian suy niệm từng trải trong sáng tác dần dần họ sẽ tách ra tự
tạo cho mình một lối riêng để đi đến chỗ độc lập, điều này rất quan trọng trong
vấn đề sáng tác. Nói chung là phải tự mình khẳng định cho mình một bút pháp
riêng biệt...”
Tranh Nguyễn Đình Thuần có vài bức ấn tượng.
Khi ngắm nhìn không hiểu tại sao tôi lại nghĩ đến bài thơ của Amy Lowell, giải Pulitzer Prize for Poetry năm 1926, một thi
sĩ nổi bật phong trào thi ca imagism,
một trường phái tưởng tượng vay mượn từ phong cách của ngôn ngữ thi ca Anh và
Hoa kỳ để sáng tạo ra một phong trào văn học Anglo- America mới với tính chất
biểu định thi ca xuống đến hình thức tinh khiết nhất và trực tiếp nhất.
Bài thơ Impressionist Picture of a Garden của Amy Lowell được in trên trang mở đầu tác phẩm biên khảo hội họa American Impressionism của Dr. William
H. Gerds
Hình
ảnh ấn tượng họa của một khu vườn.
Cho tôi ánh sáng mặt
trời
Say sưa trong từng
nhát cọ
Và loang trên sắc đỏ
của cánh mẫu đơn
Phủ ngập vườn cây tôi
Giật toang màu xanh
thẳm trên đó
Lẫn mầu xanh nóng hổi
của nụ canterbury bell
Rụt rè từ phi yến thảo
Trong hoa hướng dương
Rửa sạch những cánh
hoa forget-me- not.
Nhúng đỏ tươi lần nữa
trộn lẫn với sắc tím
Và đặt trên mũi nhọn
của ánh chớp hoa tử đinh hương
Như chống lại mầu
xanh tươi sáng
Vệt vàng của nụ sen
và cúc vạn thọ mọc trên đầm lầy
Và thắp lửa đỏ cam
trên cánh loa kèn của tôi
Đổ tràn thuốc nhuộm
xanh thẫm
Và gach ngang bóng trời
như cảm giác đốt nóng
nặng nề
mà anh tạo dựng.
Rồi mầu xanh cây lá
kéo vào bức tranh
Cho nổi bật sắc mầu
Của phút giây căng thẳng
Và tan chảy những
cành cây của anh
Trong bầu trời nhuộm
xanh
Quăng một vệt trắng
Trung Hoa
Để chớp sáng vầng mây
Và tin tưởng tia nắng
dọi mặt trời
Mà anh đã đặt để
trong tranh của mình.
Đó là hình ảnh thực.
Nhà thơ Amy Lowell đã ngắm nhìn tranh ấn
tượng như thế? Sắc mầu của hoa cỏ có nói gì đâu, tôi tự hỏi? Hay có phải từ hoa
lá đến sắc mầu đã là những vần mẫu tự cho ngôn ngữ hội họa. Mầu tím của chờ
mong, mầu xanh của hy vọng, mầu đỏ của lửa
cháy, nếu trộn lẫn với nhau , hòa hợp và tan chảy vào nhau thành những lớp màu
sắc lung linh chắc sẽ gợi ra nhiều ý tưởng
kỳ thú.
Tự nhiên, tôi gợi ý chính tôi. Tranh ở
đây, ở phòng triển lãm này, trong giây phút hiện tiền này, tai sao không làm thơ để phác họa lại những
xúc cảm của mình. Tôi làm thơ...
Bài ” Xem tranh Nguyễn Đình Thuần.”. một ý tưởng
dù thoáng qua nhưng trong thời gian này, không gian này sẽ ghi dấu để thành một
riêng tư kỷ niệm. Tôi thấy nhòa nhạt trong mắt, tràn lan biển sắc mầu. Nói cái
gì và nói với ai, tôi chẳng hiểu. Nhưng ít ra, có ngôn ngữ thầm, của nói nhưng
không nói, của nhìn liếc qua nhưng vời vợi muôn trùng. Khó hiểu quá, có phải
không tôi lúc ấy?
Xem tranh Nguyễn Đình
Thuần
Ngơ ngác giữa có
không
Chập chờn cơn địa chấn
Sao dửng dưng tấc
lòng?
Một tảng mầu nâu xám
Trần trụi những cơn
mơ
Ôi mê cuồng ảm đạm
Còn vương sợi tóc hờ.
Xem tranh Nguyễn Đình
Thuần
Phải ta nhìn cố lý?
Chiều bến lạ ghé chân
Góc riêng nào thầm thỉ
Xanh ngát nửa vầng
trăng
Thoáng liếc nhìn đã
cũ
Tóc xõa mấy tràng
giang
Khúc quành nào cơn lũ
Xem tranh Nguyễn Đình
Thuần
Mênh mang mầu tím biếc
Phố nâu mấy gót chân
Rừng sim còn biền biệt
Đỏ lửa ngập cuối trời
Hoang sơ rồi dáng thú
Đôi mắt người khôn
nguôi
Chập chờn khuya thức
ngủ
Xem tranh Nguyễn Đình
Thuần
Leo dốc đời độ lượng
Bon chen sẵn căn phần
Tấc thịt da sần sượng
Vàng sẫm mấy câu thơ
Một mình trong chiều
vắng
Hut hẫng phút bất ngờ
ta tan vào trong nắng
Xem tranh Nguyễn Đình
Thuần
Khép hở phần da thịt
Thăm thẳm khỏa thân
xanh
Có mùi hoa oan nghiệt
Chiều đang trôi rất
chậm
Vào dáng núi muôn năm
Ôi! Sắc mầu mê đắm
Có hạt lệ rụng thầm...
Chưa đủ, ngất ngưởng ghé vào một góc, nhìn ngắm “ Dưới ánh trăng”. Sao họa sĩ lại đặt
tên như thế? Sao tôi lại có ý nghĩ ánh nắng mặt trời chảy trên làn da thiếu nữ
đầy ắp từ khuôn mặt, bờ vai và bàn tay sắc
đậm như níu kéo và ôm ấp sự sống. Ánh trăng tan vỡ? Hay nắng gọi bình minh? Nhưng quầng màu nhạt
trên đầu , thì đúng là ánh trăng lan tỏa trên mái tóc và thành những phiến
ánh sáng pha trộn đậm nhạt lung linh.
Tôi bảo tôi, đừng thắc mắc ánh trăng hay tia
mặt trời, bởi ai mà phân biệt được cái hữu hình và vô hình đang làm khó cảm xúc của trái tim và khối óc. Toi nhìn. Và cảm
nhận với mở lòng ra từ cái đẹp.Tôi viết bài thơ. ..
Dưới ánh trăng. Tranh Nguyễn Đình Thuần
Dưới ánh trăng.
Hỏi tôi. Mặt nhật
trăng soi
Nguyệt rằm nắng rọi
chỗ ngồi hư không
Vàng ươm da thịt thu
đông
Nỗi niềm loang giữa mấy
dòng thiên thu
Sao tôi như ánh trăng
lu
Nhìn vô tận cuộc
phiêu du muộn màng
Ừ, tôi ngõ hạnh chưa
sang...
Tôi nhìn. Tôi ngắm. Hoa Vàng Mấy Độ. Mầu vàng của kỷ niệm nóng. Tràn lan. Nhưng đôi vai
màu đỏ của rực rỡ mang năng nỗi niềm.Những sắc mầu như lịm đi, phong kín. Nhưng
sao mắt em xanh? Đôi tay mường tượng nắm những điều gì? Một bông hoa hay một nụ
hoa? Và tay kia? Nắm những chập chùng mầu sắc của đời sống nào có thể xưa kia
mà cũng có thể của bây giờ.Tôi ngắm nhìn và tôi làm thơ.
Hoa
Vàng Mấy Độ. Bức tranh thơ hơn cả những câu thơ tình cờ hôm nay.
Vàng hoa mênh mang
đôi vai sắc đỏ
em gánh trường giang
ngược con phố nhỏ
Tóc em màu xanh
Sao vàng kỷ niệm
Hồn bỗng đi quanh
Một đời mãi kiếm?
Mấy độ vàng hoa
Em còn mắt liếc
Dấu chân đã qua
Em còn mắt biếc
Lại ngắm và nhìn. Bức Khỏa Thân Xanh.Kín hở. Hở kín một vóc dáng thanh tân. Từ hai bên. Mầu
tối và khung sáng. Để thấy chập chờn núi đồi. Để thấy mờ ảo lũng thấp . Để tưởng
tượng từng phân vuông da thịt.Ánh sáng như rọi gần những tầm nhìn để thấy được
nỗi niềm như trải dài xuống đôi vai từ mái tóc. Tôi cảm thấy. Một nỗi buồn dịu
dàng như những gam màu trên vai nàng như một dấu tích của kỷ niệm vừa ghé bước
qua. Làm thơ như một phút giây tìm kiếm
Khỏa Thân Xanh.
ẩn che. Che ẩn- Hình
ai
ngắm tôi vệt sáng cũ
ngoài mênh mang
em núi đồi, em lũng
hoang
ngỡ tôi mầu nắng bàng
hoàng xuống đây
mầu trăng còn đọng
trên vai
tóc xuôi chảy tưởng mốt
mai cũng gần...
Tranh nhan đề.Trăng Cổ Tích. Lại một ánh
trăng. Hiện thực hay trừu tượng? Tôi không biết. Chỉ thấy ánh sáng tràn xuống soi rọi những gam màu
lung linh. Như sương. Như khói. Đừng thắc mắc không gian thời gian ở chốn này ở góc kia. Chỉ thấy mịt mù một vầng
trăng bán nguyệt. Sao trăng không tròn. Có phải cảm xúc chỉ đến với những điều
không trọn vẹn. Như khổ đau nhiều khi làm đầy cho hạnh phúc. Hãy cho tôi lạc
loài vào hư ảo ấy...Làm thơ cho một nhớ về những biển trời nào xưa cũ của biền
biệt thời gian
Trăng Cổ Tích
Chia ta đủ một vầng
trăng
Sắc mầu loang một địa tầng đỏ tươi
Biển xanh có thoáng
dáng trời
Hay hư vô giữa môi cười
mênh mông
Đừng hỏi- giữa có và
không
Cổ sử? Cổ tích? Rêu rong chỗ ngồi.
Vẽ ta. Ta vẽ không
nguôi...
Có
một bức tranh mầu tím của Nguyễn Đình Thuần. Có phải của tím đồi sim biền biệt
Hữu Loan? Của nỗi niềm trải dài theo năm tháng? Của những vần thơ cứ thấp
thoáng mãi trong hồn? Cũng có thể thoáng qua.
Nhưng sao, ngắm nhìn bức tranh lúc này
trong tôi lại văng vẳng một điệu nhạc. Ngàn Thu Áo Tím của Hoàng Trọng và Vĩnh
Phúc. Những sắc màu của nhớ nhung. Của nỗi niềm kéo dài suốt một đời. Thơ lẫn
vào nhạc. Tranh gợi dòng nhạc chảy. Mầu tím? Có phải của lúc :” từ khi xa anh
em vẫn yêu và nhớ/mà sao anh đi đi mãi không về nữa/một bóng áo tím buồn ngẩn
ngơ/ khóc trong chiều gió mưa/ khóc thương hình bóng xưa/ngàn thu mưa rơi trên
áo em mầu tím/ngàn thu đau thương vương áo em mầu tím/nhuộm tím những chuỗi
ngày vắng nhau/ tháng năm càng lướt mau/biết bao giờ thấy nhau”
Ôi! Mầu
tím không cùng trong tranh Nguyễn Đình Thuần, nhạc Hoàng Trọng, thơ Vĩnh Phúc.
NGUYỄN MẠNH TRINH
No comments:
Post a Comment