Ngô
Nguyên Dũng
Tranh Edward B. Gordon
Mỗi
thứ năm, bà Lê dậy sớm hơn thường lệ. Bảy giờ sáng, chuông đồng hồ réo thức.
Vọng
qua ô kính khép, hồi chuông nhà thờ gióng lễ.
Giờ
giấc này, vào những ngày đông, trời vẫn còn tối ám. Sang tháng tám, giữa hè, luồng
sáng những ngày nắng đẹp đã lách qua rèm cửa sổ voan mỏng, suồng sã soi bói diện
tích phòng ngủ hai mươi thước vuông. Lên phiến vách dán giấy màu vỏ trứng treo
bức tranh hoa mẫu đơn hồng nhạt. Lên tủ quần áo bốn cửa sơn trắng gắn gương
soi. Lên mặt giường đôi để trống một nửa, nhưng gối chăn vẫn được phủ gấp thẳng
nếp.
Cứ
vậy, từ nhiều năm nay. Như để cất giữ một hơi ấm, một vòng ôm, một dư hương
chưa phai.
Bà
Lê ngồi dậy, thẳng lưng, khép mắt tĩnh tâm, kiểm soát nhịp thở, cố gắng bôi xoá
mọi ý nghĩ nội tâm và dập tắt âm thanh ngoại giới. Không được lâu. Cứ mỗi mười
phút, thính giác bà lại bắt được từ bên dưới vọng lên tiếng xe điện nghiến đường
sắt. Khe khẽ. Rầm rì. Và, cứ mỗi phần tư giờ, văng vẳng từ phòng khách tiếng đồng
hồ quả lắc gióng chuông. Đôi khi, bà bất chợt thấy ra trong vùng tối thị giác một
đốm sáng vàng loé, từ từ loang rộng. Rồi chuyển sang xanh lam, sẫm dần, và cuối
cùng tan lẫn vào vũng tối mù tăm.
Bây
giờ là cuối tháng mười, thời tiết còn đọng hơi ấm những ngày hè. Bà Lê tới cạnh
cửa sổ trông ra một công viên nhỏ, kéo màn, mở toang khung kính, nhẩn nha hít
vào thở ra. Nơi này, tầng mười hai trên cùng một chúng cư, bà có thể phóng tầm
mắt quan sát một vùng không gian rộng thoáng. Xa xa, những cao ốc thuộc phố
chính. Gần hơn, đỉnh tháp chuông ngôi giáo đường cổ kính. Gần hơn nữa, sát cạnh
hai dãy đường sắt xe điện, những tán lá một công viên nhỏ. Trong luồng nắng
chuyển mùa, những vòm cây thay sắc, bịn rịn chia tay mùa hè.
Thứ
năm của bà Lê là ngày duy nhất trong tuần có giờ giấc nhất định. Chín giờ rưỡi,
Alina tới lau chùi dọn dẹp ba tiếng. Một giờ trưa, bà ngồi vào bàn điểm trang.
Thoa một lớp kem lót và phấn hồng lên mặt. Kẻ hai hàng chân mày. Viền mi mắt. Dặm
mí và đánh nền xanh phớt. Vuốt hai hàng lông mi cong rậm. Tô lên môi lớp son đỏ
và sơn bóng. Kẻ vành môi. Chải tóc và xịt keo. Bôi lên cổ và phía sau hai vành
tai một ít nước hoa. Xong xuôi, bà nghiêng mặt qua lại, ngắm nhìn bóng mình
trong gương. Rực rỡ và lạ lẫm cùng lúc. Như của một ai khác. Rồi bà đứng lên,
nhẩn nha thay quần áo.
Trong
lớp y phục tề chỉnh, thay đổi theo mùa màng và thời tiết, bà đón xe điện ra phố
chính, tìm tới quán cà-phê bánh ngọt quen thuộc nằm trong một trung tâm thương
mại nhỏ, ngồi vào chỗ đã được hầu bàn dành riêng cho bà từ nhiều năm qua. Bàn
hai chỗ kê cạnh cửa kính, trong một góc khuất.
Bà
Lê đặc biệt yêu thích quán cà-phê này vì nhiều lẽ: không gian nhỏ, ấm cúng và
ít ồn ào, hầu bàn thân thiện và biết chiều chuộng khách. Nơi đây có món bánh nướng
nhân kem va-ni và mặt bánh được tráng một lớp hạt hạnh nhân nướng bào mỏng sên
đường, và loại cà-phê tại đây hợp với khẩu vị bà. Nhưng quan trọng hơn cả, bà
thích lặp lại những thói quen đã thành nếp, thích nhìn lại những khuôn mặt quen
mắt, nghe lại những mẩu chuyện quen tai. Của ông ấy. Không hề chán.
Những
hôm có mặt ông Krüger, ông tới ngồi đối diện bà, ăn bánh, uống cà-phê. Hai người
vẩn vơ trao đổi chuyện mưa nắng và thời sự. Cho tới khi bà đi tới chỗ hẹn mỗi
tuần.
“Khuya
qua thời tiết nóng bất chợt, bà ngủ ngon chứ?”, ông Krüger cất tiếng.
“Cám
ơn ông, tôi có tật xấu, hay thức giấc giữa khuya”, bà Lê nhìn thẳng vào hai mắt
ông Krüger. Màu mắt ông xanh biếc. “Nhiều khi không phải một mà nhiều lần.”
“Tôi
phải cần thuốc trợ lực mới ngủ được thẳng giấc.”
“Hình
như ông có viết sách thì phải?”, bà Lê đổi đề tài.
Ông
Krüger cười mỉm:
“Chỉ
là những ghi chép vụn vặt của tôi mỗi khi nội tâm bất an, về đời sống và con
người.”
“Nói
vậy, có lẽ ông cũng viết văn và làm thơ?”
“Thơ
nhiều hơn văn, thưa bà.” Khuôn mặt người đàn ông bất chợt đăm chiêu.
Ông
Krüger ngần ngừ như muốn tỏ bày điều gì, nhưng nín lặng, nâng tách cà phê lên
miệng. Ông có nét mặt ưa nhìn, thiện cảm, thường nhoẻn cười trước khi cất lời.
Giọng nói ông nhỏ nhẻ, chậm rãi, như thể đãi lọc chữ nghĩa từ đáy tâm tư thầm
kín. Khuôn mặt, giọng nói và cử chỉ ấy khiến bà Lê nhớ tới một bóng hình đã đi
qua và lưu lại nhiều ấn tượng đậm nét trong đời sống bà. Tới dáng dấp người đàn
ông qua những buổi hẹn hò mỗi thứ năm. Trong một chỗ trọ khiêm tốn nằm dưới mái
ngói một ngôi nhà nhỏ bốn tầng. Ba gian phòng hẹp, thấp, lắp những ô cửa sổ nhỏ,
nằm nghiêng, nhìn ra mảnh trời hẹp.
“Làm
thơ, theo ý tôi, khó hơn viết văn”, ông Krüger lên tiếng. “Thơ có thể được ví
như một bức tranh ấn tượng, gợi ra trong trí người đọc những hình ảnh và cảm
xúc. Thậm chí, đôi lúc, cũng có thể là những đường nét trừu tượng phóng đãng, độc
giả mặc tình xét đoán.”
“Ông
có thể đưa ra một thí dụ được không?”, bà Lê hỏi khẽ.
Người
đàn ông đưa mắt nhìn quanh một thoáng. Ánh mắt dò xét. Màu xanh đáy mắt ông,
thoáng chốc, rực lên. Như nguồn sáng ngọn đèn cao thế soi thẳng người nghệ sĩ
đang đứng trên sân khấu. Im lặng phủ trùm. Thính giả và tĩnh vật như thể đông cứng,
chết đứng bất chợt trước luồng thị lực thôi miên của người nghệ sĩ sắp sửa diễn
đọc.
Ông
Krüger buông tiếng:
“Flüchte
vor der tropischen Mittagshitze
und
dem Verkehrslärm
in
ein Café im dritten Stock.
im
chinesischen Viertel
Saigons.
atme die Spuren
und
trinke die Stille der Zeit.” (*)
Rồi
ngưng lời.
Bà
Lê soi mắt nhìn người đàn ông. Không chớp. Ông hiểu ý, cười khẽ:
“Tôi
ghi lại bài thơ này, xem như dư âm những cảm xúc trong một chuyến du lịch vùng
đông nam Á, sau lần ghé lại Sài gòn. Chỉ một cuối tuần. Vậy mà, không hiểu sao,
cái không gian và những tĩnh vật trong quán cà-phê nơi ấy cứ bám lấy tôi. Và,
vào một đêm khó ngủ, chúng chợt lên tiếng, bật thành ngữ cảnh và âm điệu thi
ca. Rực rỡ như một giấc chiêm bao lạ lùng.”
“Tôi
xa quê nhà đã lâu …”, bà Lê ngập ngừng, rồi tiếp lời: “Vậy mà, mấy câu thơ của
ông vừa đọc làm tôi xúc động. Từ lâu rồi, tôi không trở lại chốn ấy.”
“Những
cảm tình của cá nhân tôi dành cho quê hương bà, tôi nghĩ, không phải đến từ những
liên hệ sinh quán giữa đất và người, mà có lẽ …”, ông Krüger ngần ngừ gạn lọc ý
nghĩ, “phát xuất từ sức hấp dẫn của một xứ nhiệt đới. Và từ những nguyên do
siêu hình không thể giải thích.”
Ông
Krüger còn tìm cách lý giải nhiều điều khác nữa. Bà Lê chăm chú lắng nghe mà
tâm tư bay lượn những nơi đâu.
*
Trước
buổi hẹn đầu tiên, vào một chiều cuối hè, người đàn ông có bí danh Harmonie đã
dặn dò bà trong điện thư: Khi tới, bấm nút chuông điện không bảng tên ở trên
cùng. Ba lần. Ông sẽ bấm chốt cho bà tự động đẩy cửa vào. Cầu thang hẹp, váng vất
mùi cải chua. Những phiến nắng hè muộn rớt lạc lõng trên sàn dán thảm nhựa. Bà
Lê nhấc chân từng bước một, mỗi bước là mỗi phân vân. Cánh cửa phòng trọ tầng trên
cùng đã hé sẵn. Bà Lê gõ khẽ, cũng ba lần. Người đàn ông bước ra, vẻ mặt thản
nhiên, kéo rộng cửa cho bà bước vào. Không một lời chào hỏi. Dường như không
gian cũng ngại ngần, quánh lại yên nghỉ. Hai khuôn mặt đối diện nhau lặng lẽ.
Gian phòng hẹp. Ánh sáng mỏng. Vách tường nghiêng một bên. Ông chỉ chỗ mời bà
ngồi, rồi lui vào phòng bên. Sau đó, bà Lê nghe vọng ra tiếng nước sôi sục và
âm thanh men sứ va chạm lách cách.
Khi
người đàn ông rót trà ra tách, bàn tay ông rớt lại trên lưng tay bà duỗi trên mặt
bàn. Như thể vỗ về. Khói trà bốc thoảng hương chanh. Bà Lê rút tay về, nâng
tách, kề môi, hớp ngụm nhỏ. Người đàn ông đứng lên, bước qua chỗ bà ngồi, cầm
bàn tay và tách trà, đặt xuống bàn. Rồi kéo bà đứng lên, vòng tay khép lại sau
lưng, siết lại. Hai thân thể ghì sát nhau. Người đàn ông dúi mặt xuống ngấn cổ ấm,
lướt đầu lưỡi lên làn da tái xanh. Cổ họng bà Lê khẽ rung tiếng nấc. Miệng,
môi, lưỡi người đàn ông dò dẫm tìm lên gương mặt rướn nghiêng. Khứu giác người
đàn bà bắt được mùi giống đực toát ra từ hơi thở và nước bọt của người đàn ông.
Găng gắt. Man dại. Đẩy người đàn bà nằm xuống sàn nhà trải thảm, người đàn ông
hấp tấp trút bỏ quần áo cho nhau. Ông cúi mặt lên trũng ngực phập phồng, ngậm lấy
đầu vú săn sẻ, nghiến nhẹ giữa hai hàm răng. Vuông nắng ô cửa sổ đắp mảnh tái
ngoét lên bả vai người đàn bà, trông như miếng vá. Người đàn ông luồn tay mơn
trớn bụng dưới ưỡn cong của người đàn bà, ve vuốt mớ lông mịn, luồn vào. Bà Lê
nghẹn tiếng chới với dưới bàn tay của người đàn ông chặn miệng. Hai cánh tay bà
bấu chặt bờ vai người đàn ông, khi ông đẩy phần dương tính săn chắc vào khe bụng.
Sâu lún. Ẩm ướt. Nhịp thở của người đàn ông nhanh dần. Đôi lúc bà Lê phải chặn
tay lên phiến ngực nạm lông của người đàn ông, ngăn cơn động tình thao túng.
Khi người đàn ông nhắm mắt, nét mặt biến dạng, nửa như hoan lạc nửa như đau đớn,
lưng mông nhấp nhổm vật vã, và âm thanh rên rỉ thống khoái bật ra cửa miệng, bà
Lê khép mắt. Hai hàng lệ ấm bất chợt trào ra, lăn xuống thái dương. Bà nghiêng
mặt sang bên, tránh khuôn mặt người đàn ông rớt xuống, lẩy bẩy hụt hẫng úp lên
mang tai bà loã xoã tóc rối.
Sau
khi mặc lại quần áo, bà vào phòng tắm rửa mặt và bôi sạch dấu vết điểm trang,
như thể phi tang vết tích tội lỗi.
Không
dưng, bà liên tưởng cái chết.
*
“Xin
lỗi ông,” … bà Lê cao giọng bối rối, “Tôi lơ đễnh, mải suy nghĩ chuyện khác,
nên không chú ý tới câu chuyện ông đang nói.”
“Thật
ra cũng chẳng có gì quan trọng”, ông Krüger cười mỉm. “Mấy chuyện thơ văn vớ vẩn
ấy mà.” Bà Lê xẻ một mẩu bánh đưa lên miệng, trộm nhìn lên mặt đồng hồ đeo tay.
“Tôi
thích và thường làm thơ với ít nhiều ẩn dụ”, ông Krüger cất giọng kể. “Viết về
chuyện này để nói về chuyện khác. Không
phải ai cũng hiểu. Nhưng chỉ cần đôi ba người đồng cảm, đủ rồi.”
“Tôi
không am tường chuyện thơ văn, lại thêm thơ văn ngôn ngữ bản xứ”, bà Lê góp lời.
“Không
sao cả.”
“Nhưng
có lẽ …”, bà Lê ngập ngừng, “ông ấy sẽ hiểu thấu.”
“Ông
ấy là ai?”
“Chồng
tôi, thưa ông”, bà Lê buông nỉa, đáp khẽ. “Chúng tôi xa nhau hơn năm rồi.”
“Xa
nhau? Ly dị hay là…?”
“Không,
chồng tôi đã qua đời sau một cơn bạo bệnh.”
“Ô,
xin có lời chia buồn cùng bà.”
“Cám
ơn ông. Bây giờ tôi phải đi đây, vì sắp sửa tới giờ hẹn.”
Nói
xong, bà Lê đứng lên, vuốt lại nếp áo, mặc áo khoác. Bà gật đầu chào ông
Krüger, rồi bước lại quầy trả tiền.
Người
đàn ông đứng lên theo, dõi mắt nhìn lưng áo người đàn bà Á đông mảnh khảnh bước
chậm ra cửa, rồi khuất dạng sau một đám
người vừa ồn ào bước vào.
Ông
ngồi xuống, đăm chiêu tự hỏi, có lẽ nào người đàn bà này cũng là một phép ẩn dụ
của đời sống, mà ông chưa hiểu ra?
*
Sau
mỗi lần hò hẹn tại nhà riêng với người đàn ông quen biết qua trang kết bạn
trong tin mạng, bà Lê lại đón xe điện tới thăm chồng. Ông đang nằm yên nghỉ
trong nghĩa trang thành phố. Để thắp cho ông một ngọn nến mới. Đặt lên bia đá
khắc tên ông một nhánh hồng đỏ.
Và
thì thầm lặp lại những điều đã thuộc nằm lòng:
“Mình
ơi, em chắp tay xin mình tha lỗi cho em. Em là một con đàn bà hư đốn. Em đã
không kiểm soát được những đòi hỏi của thân xác mình, mặc dù thâm tâm em vẫn
yêu, vẫn trân quý mình như thuở nào. Em xin mình hiểu cho em. Cái con người
trong giây lát hoan lạc đó không phải là em, mà của một giống cái thứ hai xấu
xa tiềm ẩn trong em. Trước đó, em đã đắp lên khuôn mặt chiếc mặt nạ điểm trang,
biến mình thành một con đàn bà khác. Trong suốt thời gian hoan lạc với gã đàn
ông ấy, tâm trí em vẫn luôn luôn ở bên cạnh mình. Như thể em và mình đang gần
gũi, chia sớt cho nhau những hoan lạc vợ chồng. Để rồi, sau đó, em bôi sạch son
phấn hoá trang, trở lại với chính em. Và em tới thăm mình. Em đang đứng trước mặt
mình đây, trong khoảnh khắc tự thú. Mình ơi, lúc nào em cũng là vợ, là người
yêu, là kẻ đã chăm sóc cho mình suốt những năm dài phối ngẫu.”
NGÔ
NGUYÊN DŨNG
(2.2020)
*aus
"Allein in einem Café im chinesischen Viertel Saigons":
trốn cái nắng trưa
nhiệt đới
và tiếng giao thông
nhốn nháo
trong một quán cà phê
ở tầng ba.
trong góc phố trung
hoa
ở Sài gòn. hít thở những
vết tích
và uống nỗi tĩnh lặng
của thời gian.
No comments:
Post a Comment