Sách của Trương Văn Dân
Nhà
văn Trương văn Dân, “Người Việt bay về tâm dịch Ý” trong mùa đại dịch, là tác
giả của cuốn sách sắp xuất bản “TRÒ CHUYỆN VỚI THIÊN THẦN”. Bạn sẽ nhận ra
“Nhân loại và tự nhiên đã ở vào thế xung đột mãnh liệt”* khi đọc cuốn sách này.
Nói
như nhà văn Kiệt Tấn “Trò chuyện với thiên thần” hay là “một bản cáo trạng chống
lại thế giới mà chúng ta đang sống”, sách gồm 75 câu chuyện mà ba mẹ tâm tình với
đứa con sắp ra đời về nỗi lo lắng, bất an, khủng hoảng của con người trên thế
giới; về nỗi đau kinh hoàng và khát vọng sống của toàn nhân loại cũng bởi do
“cái tôi cá nhân” quá lớn. Và một lá thư của người con gởi cho mẹ sau khi “bay
lên thiên đường” và đang sống ở “một cõi giới kỳ diệu lung linh”…
Đặc
biệt khi đọc cuốn sách này, người đọc sẽ nhận ra nỗi lo lắng của mình ngay
trong lúc đọc, như là đang đối diện với chính mình, để từ đó mình chợt nhận ra
rằng “ Không có điều gì phải lo lắng cả, nếu có việc gì đó cần làm – Hãy làm
đi. Còn nếu chưa làm được, thì lo lắng mấy cũng không giúp được gì” (Đức Đạt
Lai Lạt Ma).
Với
tôi, “Trò chuyện với thiên thần” phảng phất triết học Phương Đông: Thiên-Địa-Nhân
hợp nhất và Thuyết Duyên khởi của Triết lý Phật giáo “Cái này có nên cái kia
có/ Cái này sanh nên cái kia sanh/ Cái này diệt nên cái kia diệt…”.
“…
Tạo hóa đã cài đặt trật tự trong thiên nhiên đâu vào đó; mỗi sinh vật đều có Mã
số DNA khác biệt để phân loại NHIỆM VỤ của mình, ấn định sinh vật nào tương
sinh với giống nào và tương khắc với giống nào để giữ quân bình trong thiên
nhiên. Ví dụ như Cá Voi có chức năng làm điều hòa khí hậu, khi hiện diện ở đâu
sẽ điều hòa khu vực đó. Hay loài Dơi hàng đêm phải lùng diệt ruồi muỗi, DNA của
nó ấn định nó phải làm giảm số lượng muỗi mòng…
DNA
chính là GỐC, là vòng tròn sinh tử của vạn vật. Trái đất đã tốn hàng trăm triệu
năm mới hoàn hảo Mã số của sinh vật để duy trì sự sống tốt đẹp cho trái đất. Vậy
mà nhiều Công ty dùng công nghệ sinh học để cắt xén cái vòng hoàn hảo này và
ráp nối lung tung với nhau, để tạo nên những sản phẩm biến đổi Gen, chắc chắn sẽ
tạo nên một sự hỗn loạn dây chuyền khủng khiếp.
Hiện
tượng thời tiết kỳ lạ đang xảy ra ở khắp nơi, Chim, Cá, Dơi, Ong Mật… chết hàng
loạt, cảnh báo là cái vòng tương trợ của thực vật và động vật đã bị vỡ, không
thể duy trì quân bình trong thiên nhiên nên lòng đất và biển sẽ bị ảnh hưởng,
kéo theo sự xáo trộn toàn diện khí hậu toàn cầu.
Rồi
đây trái đất sẽ phải đón nhận một sự đào thải tập thể bắt đầu từ thú vật rồi sẽ
đến con người…” (Trích một đoạn trong bản thảo “TRÒ CHUYỆN VỚI THIÊN THẦN” của
nhà văn Trương văn Dân viết năm 2014, tác phẩm vừa được xuất bản 6-2020)
“Trò
chuyện với thiên thần” gồm 370 trang, không phải là cuốn tiểu thuyết ngôn tình
với những câu chuyện tình diễm lệ mà đó là “một bản cáo trạng chống lại thế giới
mà chúng ta đang sống” (Kiệt Tấn).
Bạn
không cần mất nhiều thời gian để đọc “Trò chuyện với thiên thần” đâu, chỉ là mỗi
buổi sáng ngày hè, bên tách café, bạn chỉ cần đọc một hay hai phân đoạn nhỏ, rồi
gấp cuốn sách lại, ngước nhìn lên bầu trời trong xanh hoặc nhìn phố xá với đông
người qua lại… để chiêm nghiệm về một thế giới mà chúng ta đang sống.
Hoặc
là những ngày mưa với tách trà nóng bên khung cửa sổ, đọc một lời tâm sự của
cha nói với con về “những tai họa thế giới và giấc mơ Việt Nam”… có thể gấp cuốn
sách lại, bạn với nhiều cảm xúc đan xen: lo lắng, bất an, khủng hoảng… bởi ở đó
bạn sẽ nhận ra “Nhân loại và tự nhiên đã ở vào thế xung đột mãnh liệt”. Nhưng
không sao, bạn hãy nhắm mắt lại và lắng lòng suy gẫm…, bạn sẽ nhận ra nguyên
nhân của mọi khủng hoảng: đạo đức, niềm tin, môi trường, tài chính… là do lòng
tham dục của con người.
Vậy
đó, với lối viết độc thoại nội tâm của nhà văn Trương văn Dân, “Trò chuyện với
thiên thần” không định hướng, không giáo điều. Đây là thế giới nội tâm mà ông
muốn được chia sẻ tới bạn đọc những gì mà ông đã nhìn sâu và nhìn thẳng vào sự
thật của cuộc sống “ Bằng cái kiêu ngạo và thiển cận, con người đang dùng một
chút hiểu biết về khoa học của mình để đi ngược lại trật tự thiên nhiên”
(TCVTT) và “Rồi đây trái đất sẽ phải đón nhận một sự đào thải tập thể bắt đầu từ
thú vật rồi sẽ đến con người…” (TCVTT). Suy nghĩ của nhà văn Trương văn Dân
cũng phù hợp với triết học Phật giáo “Phật giáo đã đưa ra cái được gọi là
“Trung Đạo”: một hiện tượng không phải là không tồn tại, nhưng nó không tồn tại
độc lập, điều này cho phép nó tương tác và hoạt động theo luật nhân quả” (Trích
trong “Sự đầy của cái Không” của Trịnh Xuân Thuận).
Phải
chăng thông điệp ông muốn gởi đến bạn đọc là con người cần phải sống có trách
nhiệm và tình người hơn “ngày nào nhân loại chưa giác ngộ, trút bỏ được tham vọng
mê lầm thì ngày đó thân phận con người còn bi đát, xã hội còn bất công, lịch sử
vẫn còn lạc hướng” (TCVTT)
Thời
đại dịch lan rộng, nhịp sống chậm lại, thì “Đây là một quyển sách để chúng ta dừng
lại và suy nghĩ” (Nhà văn Elena Pucillo Trương).
TRẦN
KIM ĐỨC
No comments:
Post a Comment