Nguyễn
Phước Nguyên
Tôi Cùng Gió Mùa. Ấn bản lần thứ nhất
Văn Học xuất bản 1998
...
nửa thế kỷ
soi bóng tôi
trên những trang thơ
nức nở này
Nguyễn
Xuân Thiệp
1.
Tập
thơ Tôi Cùng Gió Mùa của Nguyễn Xuân
Thiệp đến tay một chiều đi làm về muộn. Ăn uống, dọn dẹp xong thì đã khuya. Mở
ra lần thứ nhất, đọc thật kỹ. Ghi nhận nhiều điều ở mặt lý trí. Trình bày đẹp,
kỷ thuật dùng chữ sâu sắc, không có những ca khúc đầy ký âm chi chít của các
bài thơ được phổ nhạc.
Những
bài thơ được sắp xếp theo thứ tự thời gian, cho thấy sự chuyển mình của đời thơ
tác giả.
Không
lời tựa hoặc lời kết. Hiểu rằng - tác giả sẽ nói những gì cần nói qua những bài
thơ mình. Khiêm tốn. Tự tin.
Bên
trong, chỉ có thơ. Và thơ... và thơ... và thơ...
2.
Hai
đêm sau. Một tối cuối tuần. Sau khi vợ con đã yên giấc, thức khuya trong tĩnh lặng
chậm rãi đọc từng trang Tôi Cùng Gió Mùa. Nghiệm ra đôi điều.
Thường,
khi đọc một tác phẩm thơ (hoặc khi đọc bài viết về một tập thơ), thường tìm
(hay được trích dẫn) một vài câu thơ hay của tác giả. Điều này không đúng với
thơ Nguyễn Xuân Thiệp. Nói như thế không có nghĩa là thơ Nguyễn Xuân Thiệp
không có những câu thơ hay. Có, nhiều nữa là khác. Nhưng để trọn vẹn cảm nhận
tâm tình của tác giả, những bài thơ của Nguyễn Xuân Thiệp đòi hỏi người đọc phải
ôm ấp cả bài thơ vào hồn, không phải chỉ vài câu ưng ý xuất hiện đâu đó trong mỗi
bài. Hết cả cuốn thơ có phân nửa là những bài thơ dài, viết theo thể thơ tự do.
Một hai câu thơ trích ra làm sao chuyên chở hết tâm tình.
Như
tâm tình của một người lưu vong giữa quê hương mình, giữa ký ức và lương tri
mình:
em mặc áo lụa
em hái cho ta một đóa
tường vi
bông tường vi bây giờ
vẫn nở
như cuộc đời. như ánh
sáng. như tiếng chim
riêng chúng ta chẳng còn
dừng lại
mây chân trời và sóng
lãng du
tiếp tiếp trôi đi
dòng thủy ngữ
mưa
những giọt mưa rơi
qua trời sáng
rớt xuống ao hồ, nở
những búp sen
mưa trong khu vườn ủ
mật
thoảng qua trí tưởng.
mùi trái chín
và men rượu
đâu ly rượu óng vàng
em đã uống
cùng ta như uống ngọt
ngào
cay đắng. trước ngày
chia tay.
trong đêm lễ nến
mưa và đèn trên sông
chân sóng đẩy đưa. ta
đi trên đường
biệt xứ
mang trong hồn chút
bóng đêm. và
lửa nến xanh của
thành phố quê nhà
(Mưa
Ở Đây Như Mưa Ở Quê Nhà)
Như
tâm tình của một tù nhân hụt đắm trong cơn hồng thủy của tử sinh, trong nghiệt
oan của thời cuộc:
buổi chiều vớt sỏi dưới
lòng sông Giăng
ta cười trong tiếng
sóng
ai kia đưa ta lên rừng
ai kia đưa ta ra đầu
ngọn suối
tượng đài người đọ được
với thời gian
tiếng cười ta
đánh thức lớp cuội
mòn chiều nay
bia đá nghìn năm bồi
hồi xao động
nói gì với mai sau
nói gì với các thị trấn
bên bờ nước biếc
một tiếng cười dài
vang vọng hư không
buổi chiều kéo gỗ bên
bờ sông Giăng
ta đọc bài cổ thi
giữa chừng bỗng
ngưng. lời tan trong gió
lòng ta ơi. mãi không
yên
nghìn năm. cơn đau
sóng vỗ
chiều bên sông Giăng.
và ta
chiều động giấc mơ
ngàn
hồn ta theo trăm cây
gỗ lớn
gập ghềnh lối voi đi.
trâu kéo. mưa nguồn
giăng giăng bến cát
những ngày qua nằm dưới
cơn mưa cố lũy
trắng trời lau thưa
mắt gỗ vàng và mắt ta
qua thế kỷ
đã thấy vết chàm in sậm
mặt người
(Chiều
Bên Sông Giăng)
Như
tâm tình của một cuộc đời đau nhức từng vết thương hằn học của hận thù, nhưng vẫn
cưu mang miệt mài những mơ ước thuần chân:
giữa cuộc bạo hành.
cơn sốt dữ
nỗi đau này cháy vỡ
thịt da
thử ngẩng nhìn trăng
đêm phán xét
ai công. ai tội. dưới
trời khuya
ai xô trăm họ vào gai
gốc
ai hái dâng đời một
đóa hoa
hãy xét trong cơn đau
lịch sử
nỗi đau nào. đau của
riêng ta
áo quan chưa đóng. thời
chưa hết
có kẻ cùng ta thức đợi
chờ
nay dẫu đường đi đôi
dặm khuất
trăng treo đầu ngõ.
thấy quê nhà
(Ánh
Trăng)
Điều
nữa. Những rung động của người đọc thường đến khi đọc được một bài thơ hợp ý.
Đó là những tác dụng từ bên ngoài. Điều này cũng không đúng với thơ Nguyễn Xuân
Thiệp . Hay chỉ đúng phân nửa. Lắng nghiệm sau lần đọc thứ nhì, thơ Nguyễn Xuân
Thiệp đã bốc hơn và liệm kín hơn, khi đọc lại với những rung động đã thức dậy,
đã sẵn trong linh hồn. Để từ đó, bài thơ là nhịp tim, là hơi thở.
Có
nghĩa là hãy mang tâm hồn miên viễn để đọc thơ Nguyễn Xuân Thiệp, chứ không phải
là đọc thơ Nguyễn Xuân Thiệp để xót xa thân phận lạc loài:
gió trời
đã thổi
chim hãy bay đi
và mang về cho ta. từ
miền đất khổ. một
cọng rơm
màu vàng
để ta thấy lại
mùa gặt nơi quê nhà
mùi đất
và cỏ
ngọn lửa giờ này đang
cháy âm u trong
thôn
lau lách
sáng nơi này
xa kia là hoàng hôn
màu tường vi trong
thơ cổ
chim ơi
về xứ hoàng hôn
hồn ta đầy gió
(Con
Chim Màu Đỏ)
Có
nghĩa là hãy mang lòng khắc khoải trầm luân lịch sử để đọc thơ Nguyễn Xuân Thiệp,
chứ không phải là đọc thơ Nguyễn Xuân Thiệp để thấy nỗi buồn quá khứ trồi lên:
hỡi gió mùa
đã cùng ta gặp lại
nhớ không
lần đầu tiên chia tay
cùng người
mà lịch sử đã có dư
nghìn tuổi
mà hôm nay ta lại gặp
ta
người lại gặp người
trong nỗi bàng hoàng
trong cơn sốt vỡ da
hỡi gió mùa
đã thổi từ cội nguồn
xa. tới cửa hiện thời
thổi qua những rặng
núi. những dòng sông.
những xóm làng. thành
phố
quê hương tôi
đã đến đây chiều nay
gặp lại
trong ký ức âm u của
đời tôi
đã có những cơn gió
mùa chợt dậy
đã có cơn gió mùa thổi
qua thành
quách cũ
thấp thoáng bóng ngọn
cờ
đã có cơn gió mùa thổi
qua hàng hàng
bia mộ
những mặt người thiên
thu
(Tôi
Cùng Gió Mùa)
Có
nghĩa là hãy mang trái tim cằn khô đã lần tươi mát để đọc thơ của Nguyễn Xuân
Thiệp, chứ không phải là đọc thơ Nguyễn Xuân Thiệp để thấy lại được mùa xuân:
đã lâu lắm dường như
ta không còn trẻ nữa
con chim biếc bay rồi
vườn vắng cây khô
chợt một buổi nghe
dòng sông nước chảy
gọi ta về thầm kể những
cơn mơ
ta bỗng thấy em đi giữa
chiều áo lụa
dãy phố dài thấp
thoáng bóng dù xưa
em tay dắt con mắt
nhìn trời rộng mở
khi nắng reo hanh
vàng mùa mới sang thu
ôi. giả sử mai đây ta
về lại bên đời
dẫu chẳng còn ai biết
đến ta. chẳng còn ai
đợi cửa
thì trọn kiếp ta xin
làm người nghệ sĩ
rong chơi
đi đọc thơ ta giữa những
vùng bụi đỏ
(Giả
Sử, Mai Về)
Đôi
điều nghiệm ra ấy đã ươm mầm tri ngộ. Mọc trong tim những chồi rễ san bồi. Kết
trái thành bài viết này, sau lần đọc thứ ba.
3.
Đó
là buổi sáng của một ngày cuối tuần, khoảng mười hôm sau. Đem xe đi sửa. Mang tập
thơ Tôi Cùng Gió Mùa theo, vì biết phải chờ lâu. Bên ngoài cơn mưa tầm tã từ suốt
đêm qua vẫn còn nặng hạt. Bên trong phòng chờ lấy xe, chỉ có mỗi mình cùng ly
cà phê thiếu đường.Thỉnh thoảng, vang từ phía sau, những tiếng máy móc được vặn
lên, những tiếng nện chát chúa của dụng cụ kim khí. Dù chú tâm đọc, nhưng vẫn bị
chi phối. Bực mình, bỏ ra ngoài đứng nhìn cơn mưa. Trong cơn mát hiếm hoi của một
sớm mai hè Texas, bỗng thèm một điếu thuốc. Nhìn tập thơ trong tay, chợt nhớ lại
hai lần tao ngộ cùng tác giả.
Lần
gặp gỡ thứ nhất, một kỳ họp mặt thân hữu ở Dallas, nghe Nguyễn Xuân Thiệp tự đọc
thơ mình. Đọc, không ngâm. Bài thơ Ánh Trăng. Giọng đọc khi trầm bổng, khi tha
thiết, khi xót xa, khi tự thoại. Không! Không phải Nguyễn Xuân Thiệp đang đọc
thơ của mình! Mà là đang sống với thơ mình, trong từng hơi thở tiếng thơ ra!
Lần
gặp gở thứ nhì, trong một buổi trình diễn của Lê Uyên Phương tại Houston, mang
tựa đề Màu Thời Gian. Gần cuối chương trình, Lê Uyên Phương giới thiệu tập thơ
Tôi Cùng Gió Mùa và nhắc nhở vài kỷ niệm cùng tác giả ở Đà Lạt. Sau đó Lê Uyên
Phương mời tác giả tập thơ lên sân khấu. Nguyễn Xuân Thiệp xuất hiện thật khiêm
tốn. Không nói gì về tập thơ của mình, mà chỉ chia sẻ câu chuyện bên lề của một
bài thơ đã được Lê Uyên Phương phổ nhạc - Tôi Muốn Yêu, Tôi Muốn Tin Cuộc Đời.
Rồi bước xuống, nhường lại phần trình diễn ca khúc đó cho Lê Uyên Phương, với
câu nói cùng khán thính giả: "Bây giờ, mời quí vị hãy bước xuống từ đỉnh
cao của Màu Thời Gian, và đi đến cùng mặt địa cầu khốn khổ." Ca khúc đó là
một trong những bản nhạc được Lê Uyên Phương trình diễn tha thiết nhất. Và có hồn
nhất.
Lại
mở tập thơ Tôi Cùng Gió Mùa ra dưới mái hiên của chỗ sửa xe. Lần này đọc thật
trọn vẹn từ đầu tới cuối. Những tiếng động vẫn thỉnh thoảng vang lên, nhưng
không còn là chi phối. Chúng trở nên thân thuộc, và cần thiết. Bởi thơ của Nguyễn
Xuân Thiệp không đòi hỏi một tách rời thực tại. Thơ Nguyễn Xuân Thiệp là đời sống
hằng ngày. Với những mệt nhoài, những trở trăn, những tin yêu và bi vọng mà mỗi
phần đời đã đem đi hay mang đến. Bất quá, mỗi người có một lối cảm nhận và ghi
nhận khác nhau. Bất quá, Nguyễn Xuân Thiệp đã chọn thơ để làm điều này, cho
chính bản thân mình. Sống trọn vẹn. Viết nát ý.
Gấp
tập thơ lại, tiếp tục ngồi chờ trong tiếng mưa rơi. Không thuộc được câu thơ
nào sau ba lần đọc. Chỉ thấy man mác, dịu đắng một niềm vui. Là biết mình đã,
trong quyền năng hạn hẹp nhưng tuyệt đối của một người thưởng thức, đến thật gần
cùng tác giả. Và hạnh phúc là biết rằng khi cảm giác ấy vẫn còn cuồng lưu trong
mặc tưởng, tác giả vẫn còn ngồi thật gần bên cạnh. Để nhỏ to, để sẻ chia những
niềm riêng liệm kín, những nỗi chung cưu mang. Bây giờ. Và mai sau. Bằng chính
ngôn ngữ riêng của trái tim mình:
chiều ấu thơ. đi trên
đường quê hương
thấy lòng mình là
sông lớn
ôm đất. ôm cây
và muốn làm thi sĩ
chia sẻ bát cơm với
trẻ không nhà
chuyện trò cùng người
tuyệt vọng
đắp bài thơ lên những
phận người
(Những
Buổi Chiều Qua Trong Đời Tôi)
...
khuya nay. còn ai đọc
thơ anh dưới đèn.
xứ người. những cánh
cửa đã khép
anh làm thơ. cho ngọn
gió điên
cuốn bay đi. bay đi.
thơ qua hoang mạc
(Tempe,
Thơ Qua Hoang Mạc)
Và
nếu điều vừa nêu trên là ước ao chân thật nhất của mỗi thi sĩ, Nguyễn Xuân Thiệp
đã thành công. Dẫu chỉ với tim tôi.
(Houston
- 1:16 sáng, 23 tháng 8, 1998)
Npn
LỜI NHẮN CỦA NGUYỄN PHƯỚC NGUYÊN
GỞI NXT
*N.
cũng có mang một số sáng tác của chú vào trang etetet do n. và bạn hữu thực hiện,
chú có có giờ vào xem cho vui:
*Ngoài
ra, n. có trích 1 đoạn thơ của chú cho ca khúc cuối trong CD Đêm Nhìn Mây Trắng
Bay của n, nhạc phẩm Đêm Đã Sáng của Nguyễn Trung Can, chú vào xem/nghe đây:
No comments:
Post a Comment