Tố
Nghi
Sử
tàu nghe nói có 5 ngàn năm dzăng hóa, hơn hẳn mình tới cả ngàn năm. So sánh thì
văn minh trung hoa là một trong những nền văn minh lâu đời và thịnh vượng nhứt
của nhơn loại. Điều kỳ diệu là trong khi những nền văn minh (cổ đại) khác đã đứt
chến và đi luôn (lắm khi hổng còn dấu tích) thì văn minh trung hoa vẫn chảy
xuôi liên tục một dòng không hề gián đoạn.
Nền quân chủ trung hoa kết thúc với triều đại
nhà Thanh (Qing). Nhà Thanh xuất xứ từ đất mãn châu phía bắc trung hoa. Với người
trung hoa thứ thiệt (kêu bằng người hán vì nhà hán trước đó) thì dân mãn châu
được coi như ngoại tộc, một loại rợ bắc phương, có chủng tộc văn hóa ngôn ngữ
riêng biệt. Mãn châu vốn là chư hầu, thần phục nhà Hán, được phong vương và phải
hàng năm triều cống. Khi nhà Hán suy vi, đám Mãn châu mạnh lên, rồi từ từ nuốt
gọn Trung hoa và thành lập Thanh triều. Trong mục đích đồng hóa, nhà Thanh mang
phong tục văn hóa mãn châu vào, buộc dân hán phải theo, trong đó là việc đờn
ông phải để tóc dài và thắt bím. Kỷ nguyên tóc đuôi sam thành hình và kéo dài tới
hơn 3 trăm năm. Nhưng trớ trêu chuyện "ngựa về ngược", chính đám cai
trị lại được đám bị trị đồng hóa gọn lẹ luôn.
Thanh
triều đã từng có một thời vàng son rực rỡ trong phát triển văn hóa nghệ thuật
dưới đời Khang Hi - Càn Long, nhưng sau đó dần dà đi tới chỗ suy vi. Trên thì
vua lo hưởng thụ, chi tiêu hoang phí công quĩ, dưới thì tham quan chia bè kết đảng,
tạo thanh thế vây cánh để làm giàu. Sưu cao thuế nặng đánh xuống đầu dân, đời sống
xã hội ngày càng thê thảm. Thế là cướp bóc loạn lạc nổi lên và là mầm mống nảy
sanh loạn Thái Bình, Teiping Rebellion, giữa thế kỷ 19, lúc Từ Hi Thái hậu
buông rèm nhiếp chánh bên cạnh ấu vương. Phim Warlords lấy bối cảnh thời gian
lúc này.
Triều
đình nhà Thanh với ba vị đại quan Trần-Hy-Giang trong bộ chỉ huy chiến tranh
war council, điều hành mọi binh bộ, quyền
hành rộng lớn. Trần-Hy-Giang liên hợp tạo thành thế chơn vạc vững chắc. Các tướng
lãnh phải chọn họ đỡ đầu thì mới dễ dàng trong phê chuẩn và chấp thuận các hoạt
động của binh đoàn
Tướng
Bàng Thanh Vân mang quân dẹp loạn Thái Bình thiên quốc. Giang đại nhơn cho binh
đoàn Qúi của tướng Hồ theo tiếp viện. Nhưng Hồ chỉ đứng sau nhìn mà không động
thủ, để 1600 quân của Bàng bị giết sạch, Bàng giả chết nên sống sót. Trên đường thoát thân được một phụ nữ tận
tình giúp đỡ, rồi cùng nhau truyện trò qua đêm…
Tâm
sự trong đêm rằng… nàng đang bỏ nhà trốn đi. Thời loạn lạc nớ, gái quê được
mang ra tỉnh "huấn nghệ", chừng tròn trăng thì được gả bán làm tì thiếp
các đại gia. May cái... nàng được một người bạn cũ tới giải cứu, và xui cái, đã
xảy ra án mạng trong lúc này. Hai "vợ chồng" buộc phải trốn tránh, rồi
chồng trở thành chúa đảng đám cướp làng. Với chồng, có lẽ chỉ là ơn nghĩa chớ hổng
hề có tình yêu - hoậc có đó nhưng rồi dần dà phai lạt vì chồng nàng còn bận bã
chuyện... mưu sanh. Thẳng vô tình hổng hề biết nàng đã từng trốn đi rất nhiều bận
- nhưng lần nào cũng quay về - ngây thơ hổng dè, rằng nàng đã nản quá xá nản !
Qua
sáng sau thì thiếu phụ đã biệt dạng - nhưng mùi hương cứ bát ngát mãi trong hồn
- Bàng lết về tới một làng quê và gập đạo tặc Giang Võ Dương đang phát chẩn, cốt
để chiêu dụ thành viên. Võ Dương giới thiệu Thanh Vân với chúa đảng Triệu Ân Hồ,
xong cùng kéo nhau đi cướp quân lương của đám Thái Bình. Chiến lợi phẩm mang về
tới làng thì... tại đây họ Bàng tái ngộ với người ơn, cũng là vợ của đảng chúa.
Chẳng
may đang chè chén khao quân vậy, thì bị lính của tướng Hồ tới cướp ngược lại. Triệu bị xỉ nhục trước mặt bộ hạ, rồi sau
nghe Bàng khuyên dụ chuyện hoàn lương - bỏ nghề cướp bóc về đầu Thanh triều dưới
trướng Trần đại nhơn, vừa được ăn được mặc, lại vừa có tiền nuôi sống gia đình
- Bàng, Triệu và Giang kết nghĩa huynh đệ, bái lạy đất trời thề đồng sanh đồng
tử, rồi kéo nhau qui phục họ Trần. Trong tam đầu chế binh bộ thì do vây cánh yếu nhứt và nên Trần đang ra
sức củng cố thực lực.
Bàng mang 800 quân đánh thành Thục của Thái
Bình. nhưng phải tự lực chuyện binh lương. Trần sai tướng Lữ mang 1500 viện
binh theo sau nhưng chỉ làm kiểng chớ không tham chiến.. Bàng uốn ba tấc lưỡi Tô Tần, ra sức thuyết phục
rồi được Lữ giúp đỡ tận tình và chiến thắng thành Thục (Tô Tần là ai tui hổng
biết mà cũng chưa kịp tìm hiểu, lưỡi dài
tới ba tấc nên uốn éo ngoạn mục tới độ kiến trong hang cũng bùi tai phải bò ra)
Khi
vào thành Thục, thì đã xảy ra cướp bóc và hãm hiếp theo đúng luật giang hồ.
Bàng ra lệnh chém đầu hai thủ hạ của Triệu làm gương (dù Triệu hết lời năn nỉ,
xin phạt lần này do chúng chưa thông hiểu quân luật) vì rằng... nay ta đã là
lính Thanh triều, ta khác quân "thảo khấu triều đình" (ám chỉ quân Hồ),
và còn khác xa nữa đám lục lâm cướp cạn !
Sau
chiến thắng thành Thục, Trần đại nhơn cho thành lập binh đoàn Sơn với Bàng làm
thống soái và Lữ phó soái. Lúc Bàng ngỏ ý mần màn gon lẹ kết thúc chiến tranh,
tiến quân đánh Tô châu và sau đó đánh thẳng vào Nam Kinh, kinh đô của Thái Bình
Thiên quốc thì Tam đầu chế binh bộ không chấp thuận - chiến tranh phải còn thì
quyền lợi mới còn, nên rồi phải và phải nên dằng dai kéo dài nó để còn hưởng lộc
-
Bàng mang quân vây Tô Châu với thời hạn dự trù sau
vài tuần sẽ dứt điểm. Nào dè... trận chiến kéo dài cả năm bất phân thắng bại. Cả
hai bên, trong và ngoài, cùng đói khát như nhau vì thiếu thốn lương thực. Để đổi
lấy quân lương, Bàng đành quay sang thoả thuận với tướng Hồ (cừu nhơn) hứa sẽ
chia nửa chiến lợi phẩm khi vào được Nam Kinh sau này.
Chiến
thắng Tô Châu hoàn toàn nhờ công của Triệu. Triệu đơn thân độc mã, cải dạng
thành người bán nha phiến vào thành giao hàng cho tướng Hoàng của giậc Thái
Bình, đang tử thủ Tô Châu khi ấy. Triệu bị Hoàng phát giác và đã xảy ra trận so
gươm. .Rồi Hoàng tự ý chết bằng gươm của Triệu, với lời yêu cầu (và được Triệu
hứa sẽ làm theo) "xin đừng giết hại 4000 binh lính dưới trướng, hãy cho họ
ăn rồi thả họ về quê". . Nhưng rồi... đám bại binh Tô Châu đã bị Bàng giết
gọn vì lý do không đủ lương thực nuôi, chưa kể được thả rồi họ sẽ lại theo quân
Thái Bình như trước. Bất bình chuyện mạnh tay của Bàng, Triệu bỏ đi, rồi được
Bàng thuyết phục ở lợi (hai tấc rưỡi lưỡi Tô Tần kỳ này : Nếu em bỏ đi binh
đoàn sẽ tan rã, mà hàng triệu sanh linh đang lầm than, cuộc chiến cần phải chấm
dứt càng nhanh càng tốt, sau này em sẽ hiểu anh hơn và sẽ thấy là anh đúng,
huhu…).
Bàng
mang quân chiếm Nam Kinh. Sau chiến thắng, tướng Hồ kéo quân theo vào để thu
chiến lợi phẩm như Bàng đã hứa (lúc xin quân lương trong trận Tô Châu), nào
dèTriệu đã nhanh tay, không thèm hỏi ý kiến của Bàng, mang phân phát hết cho thủ
hạ.
Dẹp xong giậc Thái Bình, Bàng được ân thưởng
chức tổng đốc Giang-Tô (Giang châu và Tô châu), thanh thế ngang ngửa (dám còn
hơn cả) Tam đầu chế. Lễ nhậm chức được định
ngày sau đó. Vạc đang vững ba chơn
nay thinh không thêm cái thứ bốn ngó chừng
sẽ kém vui, thế là ba cái chơn cũ bèn họp nhau tìm kế tỉa gọn cái chơn mới, cô
lập Bàng bằng cách từ từ cắt bớt vây cánh trước, xong nếu cần sẽ trừ khử sau. Hồ
tìm tới Triệu, mần màn khích tướng chia
rẽ anh em Bàng-Triệu, nhưng không thành. Tam đầu chế khép Triệu tội đã
"kiêu binh" (tự ý bỏ đi ở Tô
Châu và đoạt chiến lợi phẩm của triều đình ở Nam Kinh) gián tiếp bắt Bàng phải
giết Triệu.
Diễn
biến kế tiếp là…. Bàng và Lữ (phó soái)
tương kế tựu kế lừa Triệu ra ngoài thành mà thủ tiêu. Chẳng may Võ Dương
trong một dịp tình cờ, biết được chuyện vụng trộm giữa Bàng và vợ Triệu, rồi
nghi ngờ, Bàng âm mưu giết Triệu để đoạt vợ
….. bla bla bla.....
(xem tiếp phần II)
TN
Chừ bổn rạp ngưng màn thuyết mình mời bà con
thong thả thưởng thức phim, rồi sẽ mở máy tán tiếp.
Phim
chấm như sau :
-
Hình ảnh, góc quay đẹp.
-
Nhạc khá (surprise)
-
Bố cục ấm ớ (quá nhiều chi tiết lủng củng tới quờ quạng luôn)
-
Diễn xuất được (surprise)
-
Rate B - (3 stars)
No comments:
Post a Comment