Thursday, November 21, 2019

PHIM ‘THE WARLORDS’


Tố Nghi

 

PHẦN II

Phim The Warlords của đạo diễn Peter Chan do Hồng Kong phát hành 2007, với 3 tài tử chánh : Jet Li, Andy Lau và Takeshi. Kinh phí cuốn phim 40 tirệu mỹ kim, trong đó thù lao của Li 12 triệu, Lau lãnh 6, và Kaneshiro lãnh 2. Lương của 3 tài tử này đã chiếm phân nửa kinh phí, còn lại là những chi phí chung quanh để tạo dựng cuốn phim. So với phim âu mỹ cùng loại thì thiệt hổng thấm.

Warlords nên dịch là gì, chinh tướng chăng? Chính là chinh chiến, chinh nhơn là người ra chiến trận. Chinh tướng là chinh nhơn mang chức tướng, general, chức cao nhứt trong quân đội Nhưng chuyện ở đây hổng biết có kêu bằng tướng hay không, cho dù là chuyện chinh chiến. Như vầy: Drug là ma túy. Druglord hổng dịch là tướng ma túy nhưng trùm ma túy, nghĩa là những người sanh lợi làm giàu bằng ma túy. Nên dzồi... warlords chưa chắc đã là chinh tướng, bị cũng có thể là cách để gọi đám tài phiệt xây dựng gia sản trên chiến tranh, và phải dịch là Trùm chiến tranh mới đúng.
Nếu warlords là chinh tướng thì hản đã nhắm vào Bàng, Triệu, Giang. Còn bằng như Warlords là trùm chiến tranh thì đây là 3 vị đại quan Giang-Hi-Trần nắm đầu Binh Bộ thanh triều (war council) trong suốt cuộc chiến với Thái Bình Thiên quốc, giữ quyền phân phát lực lượng, tiền bạc, lương thực trong quân đội, không có họ yểm trợ thì tướng tài giỏi cách mấy cũng phải chịu bó tay!
 
*
Chiếm xong Trung hoa, nhà Thanh dùng dân Mãn châu và Mông cổ trong chỉ huy, cả dân sự lẫn quân sự, chỉ xài người hán trong "hạ tầng cơ sở". Sau này khi mầm mống chống đối phản loạn không còn, đất nước Trung hoa lại quá rộng lớn, Thanh triều buộc lòng phải dùng hán tộc. Các cuộc thi tuyển quan văn quan võ được mở ra cho toàn thể người hán tham dự, dân hán ra hợp tác rất đông. Đã có những nhà chánh trị quân sự tài giỏi, trở thành đại thần nhà Thanh, được tin dùng hậu đãi rất mực. Trong số những vị kiêm nhiệm các chức vụ nổi bật, cả về văn lẫn võ, có vài tên tuổi phải kể ra : Mã Tân Di, Tăng Quốc Phiên, Lý Hồng Chương, Tả Tông Đường...

Thanh triều có một thời hiển hách, nhưng rôi triều đình thối nát bè đảng phe phái tranh giành lợi lộc, dân tình điêu đứng, thế là nảy sanh cướp bóc giặc giã. Lớn nhứt là giặc Thái Bình. Hồng Tú Toàn, xếp sòng Thái Bình rắp tâm ra chốn quan trường  làm việc cho nhà Thanh. Thi đậu xong bằng nhỏ, kiếm job hổng ra, nên ghi danh thi tiếp bằng lớn. Xui cái bảng hổ rớt tên hoài. Hồng buồn tình đi học thánh kinh với đám giáo sĩ tây phương sang Trung hoa rao giảng nước trời (thông dịch sang tiếng Trung hoa). Rồi… teng teng teng tèng… thinh không vỡ trí khôn, Hồng xài chiêu pháp của các giáo sĩ, mở lớp giảng đạo và thu nhận "giáo dân", tự xưng là anh em của đức Giê-Su, có khả năng thông hiệp với trời và được thượng đế giao trọng trách chiếm lại đất nước từ tay Thanh triêu ngoại tộc. Hồng Tú Toàn ra những đạo dụ chấn chỉnh xã hội sống nếp mới, trong đó cấm tục đa thê (cấm người khác thôi, còn mình tổng cộng có tới 88 bà lận) Thanh thế họ Hồng lên từ từ, vây cánh rất lớn, lại còn liên lạc mua được cả súng ống của tây phương nên đảng Thái Bình ngày càng mạnh và đất đai ngày càng bành trướng. Rồi Hồng xưng vương, đật tên nước là - một cái tên nửa đạo nửa đời - Thái Bình Thiên quốc, chọn Nam Kinh làm kinh đô.

Phong trào thực dân thuộc địa khi này đã nóng bỏng, chúng xúm nhau chia chác vùng ảnh hưởng, và Trung hoa có lẽ là món mồi béo bở nhứt. Nhà Thanh khi ấy đã suy vi, phần vì thiển cận từ chối những cơ hội mở mang với tây phương, phần vì triều chánh mục nát do tham quan ô lại không còn kiềm chế đặng. Vương triều một mặt giao quyền trừ giặc loạn lại cho các đại thần Trung quốc, mặt khác qua trung gian, nhờ cậy tây phương upgrade võ khí quân sự.

Mã Tân Di (đại thần gốc hán) được Thanh triều hổ trợ, thành lập lục doanh quân từ rất lâu trước đó. Lục doanh quân là đạo quân chủ lực hỗn hợp Mãn, Mông và Hán (đám lính Minh triều đầu hàng rồi bằng lòng hợp tác) Khi loạn Thái Bình khởi phát, đám lục doanh quân này đã chiến đấu ngay từ đầu, công của Mã Tân Di với nhà Thanh do đó lớn lắm lận. Khi loạn Thái Bình dẹp xong, Mã Tân Di tuyên bố giải thể Lục doanh quân, rồi được triều đình ban tặng tước công, được cử làm Tổng Đốc Lưỡng Giang (Giang tây, giang tô và An Huy) và là vị tổng đốc trẻ nhứt trong tám vị tổng đốc Trung Hoa khi ấy.

Tổng đốc Mã Tân Di bị đâm bằng đoản đao, chết khi mới 47 tuổi. Cái chết lờ mờ bí ẩn và có vẻ như được dàn xếp nhanh chóng cho qua. Thích khách là một người cũng còn trẻ, tuy bị bắt nhưng nhứt định không cung khai điều gì, chỉ nói gon một câu duy nhứt "Mã là người vừa thiếu nhân lại vừa thiếu nghĩa". Tội nhơn nhanh chóng bị xử từ bằng cách tùng xẻo, nghĩa là bị cắt da cắt thịt từ từ cho tới chết.
Người ta đồn rằng thích khách vốn là đạo tặc, giết Mã để trả thù cho anh em đồng đảng bị Mã tiêu diệt. Cái chết này đã lưu lại nhiều nghi vấn và đả có những chuyện thêu dệt xung quanh, một trong số ấy là Mã đã bị chính Từ Hi Thái Hậu thanh toán để ngăn ngửa hậu hoạn cho Thanh triều, chỉ vì ông đã quá giỏi và quá nổi tiếng. Sau khi nhà Thanh dẹp xong loạn Thái bình thì đất nước Trung Hoa bị ngoại bang xúm vào xâu xé, rồi rớt thang vào tay hoàng đế Mao Trạch Đông !

*

Phim Warlords lấy ý từ cái chết của Mã tân Di, nhưng được thêm thắt, tiểu thuyết hóa với tên tuổi nhơn vật hoàn toàn khác. Và được lãng man thi vị hóa bằng một mối tinh trài ngang đầy đam mê say đắm
Đạo diễn Peter Chan của Warlords là một cái tên lạ hoắc -  hổng Lý An, cũng hổng Trương Nghệ Mưu - Tài tử có tiếng, nhưng tui hổng rành rẽ lắm. Jet Li Bàng Thanh Vân mặt mũi ngó chán chường, một bản mặt “theo kháng chiến, té hầm chông” nghĩa là sần sùi mụn mằn tuổi mới lớn. Nghe Jet Li người ta nghĩ liền tới những xen kung phu phi thân, phóng ám khí và xuất chưởng 10 thành công lực. Andy Lau Triệu Ân Hồ y hình có thấy trong phim House of flying daggers -  thủ vai thất tình nên hận tình mới thê thiết - Takeshi Kaneshiro Giang Võ Dương cũng thấy trong House of flying daggers, tình địch của Andy Lau. Takeshi bảnh trai và diễn xuất dở. Nữ tài từ thủ vai vợ Triệu hổng rõ là ai nhưng rất đẹp, một nét đẹp tự nhiên chưa hề đụng dao đụng kéo.
Đất trung hoa nhơn công rẻ mạt, nên những xen dàn quân bày trận ngoài chiến trường ngó chừng vĩ đại. Kinh phí phim tàu mà tốn kém 40 triệu phải kể là nhiều. Phim có hình ảnh, góc quay, cắt xén đẹp vừa vặn, âm thanh tốt. Và nhạc phim thì bất ngờ quá. Tui yên trí sẽ phải nghe tiếng nhị erhu ò e những khúc hồ quảng nản màng nhĩ, nào dè. Chừng ngó tên composers, té ra mấy trự nớ nếu không xuất thân thì cũng từng tu nghiệp tại các lò nhạc âu mỹ !

Nhưng… diễn biến tình tiết bố cục của phim thiếu trơn tru mạch lạc, một vài đoạn làm người xem (tui nè) suy nghĩ trong bế tắc, rồi ấm ớ giải thích hổng xuôi tình tiết phim kể ra. Có vẻ như người viết kịch bản do tham lam nên đã đưa vào những chi tiết dư thừa, khiến cuốn phim thành nặng nề hỗn độn, thiếu focus, không phân biệt được cái chánh cái phụ trong diễn biến, và khán giả sanh ấm ớ hoang mang !  Tình tiết cuối phim lộn xộn xô bồ, coi tới lui mấy bận vẫn không đứt điểm nổi !

Cuối phim là việc Võ Dương nghi ngờ Bàng sẽ giết Triệu để đoạt vợ, nên bèn giết quách chị dâu hòng ngăn ngửa hậu hoạn. Nhưng... hậu hoạn không xảy ra tại dinh họ Bàng mà ở một ngội làng hẻo lánh ngoài thị trấn. Bị lừa vào bẫy (do được báo Bàng có thể sẽ rơi vào ổ phục kích của tướng Hồ) Triệu nóng lòng đi tiếp cứu nghĩa huynh, rồi chết thảm dưới lằn tên của "Hồ" ngoài làng trong đêm mưa. Võ Dương theo tới nhưng đã muộn.
Scene cuối cùng là màn Võ Dương tìm Bàng để rữa hận cho Triệu. Trời cũng lại mưa dầm. Bàng chỉ đỡ đao của Võ Dương mà không hề uýnh trả, rồi bị một tay thích khách (thủ hạ tam đầu chế vs Hồ) bắn sẻ vào lưng từ trên cao, xong lãnh phát đao trí mạng của đứa em kết nghĩa.
Phim kết thúc với dòng chữ epilogue, rằng Giang Võ Dương lãnh án tử hình sau đó. Ba anh em thề đồng sanh đồng tử đã chết cùng với nhau.

Nhơn vật Bàng Thanh Vân tốt hay xấu ? Bàng tài giỏi trong chinh chiến nhưng tồi tệ trong nghĩa anh em ? Bàng thiện tâm nhưng xử sự thiếu uyển chuyển ? Bàng là người quyền biến thủ đoạn, vắt chanh bỏ vỏ ? Thiện ác trong Bàng lẫn lộn theo mùa, theo nhu cầu ? Rồi giải thích cách nào việc Bàng tiếp tục gian díu với vợ Triệu ? Tình yêu say đắm giữa Bàng và cô em dâu thì thiệt đáng thương và đáng tội nghiệp, không cách chi giải quyết ổn thoả trong xã hội trung hoa khi ấy. Bàng tuy bất nhân với Triệu nhưng lại không bất nghĩa với Giang (nhứt dịnh không đánh trả)
Phần kết của phim y chang nồi xà bần hổ lốn, nấu từ thức ăn dư thừa trộn lộn. Thực khách múc muỗng súp bỏ vào miệng, có cố gắng lắm cũng không thể đoán ra được cái miếng lổn nhổn mình đang nhai thiệt sự nó là cá tôm hay bạch tuộc ? Có thể hạp miệng đó nhưng tại sao hạp thì không cách chi biết đặng.

Thú thiệt là khi mở phim Chinh Tướng, tui đã không kỳ vọng trông đợi gì dzáo, nên mới bất ngờ (lý thú). Chớ nghĩ cho cùng, nó cũng chỉ thường thường bậc trung mà thôi !
TN


No comments:

Post a Comment