Lương
Thư Trung
của nhà
văn Nguyễn Thị Khánh Minh.
Thưa
bạn,
Dường
như trong mỗi chúng ta, ai ai cũng có một nơi quê nhà riêng để nhớ! Riêng đặc
biệt, các nhà văn, nhà thơ nỗi nhớ ấy được ghi lại trên giấy trắng mực đen, nên
người đọc biết được các giây phút chạnh lòng ấy của các tác giả.
Chẳng
hạn như nhà thơ Đỗ Nghê (Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc) nhớ về Lagi, nhớ Mủi Né (Phan
Thiết) với câu thơ rất tình trong bài thơ Mủi Né, được viết năm 1970:
“Em có về thăm Mủi Né
không
Hình như trời đã sắp
vào xuân
Hình như gió bấc lùa
trong Tết
Những chuyến xe đò
giục bước chân
Em có về thăm Mủi Né
không
Mùa xuân thương nhớ
má em hồng
Nhớ môi em ngọt dừa
xứ Rạng
Nhớ dáng thuyền đi
trong mắt trong
Em có về thăm Mủi Né
xưa
Con đường sỏi đá vẫn
quanh co
Hoàng hôn sóng vỗ bên
trời biếc
Sóng vỗ trong hồn ta
ngẩn ngơ
Em có về thăm Mủi Né
yêu
Mười năm như một
thoáng mây chiều
Mười năm vườn cũ chim
bay mỏi
Áo trắng chân mềm em
hắt hiu
Mủi Né ơi người xưa
đã xa
Mùa ơi gió bấc nhớ
không ngờ
Năm nay người có về
ăn Tết
Có ngạm ngùi nghe
chút ấu thơ”
[Thơ Đỗ Hồng Ngọc (Đỗ
Nghê)]
Rồi
còn có bác sĩ Thân Trọng Minh tức nhà văn Lữ Kiều nhớ về Huế, nhớ “Trên Đồi là Lô Cốt”; nhà văn Trần Doãn
Nho nhớ Huế, nhớ Sài Gòn; nhà văn Trần Hoài Thư nhớ Qui Nhơn, nhớ Cần Thơ; nhà văn
Phạm Văn Nhàn nhớ Phan Rang, Phan Thiết; nhà thơ Phan Xuân Sinh nhớ Quảng Nam,
nhớ Đà Nẵng; nhà văn Lâm Chương nhớ Gò Dầu Hạ (Tây Ninh), nhớ miền thương du
những ngày trên đất bắc; nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp nhớ Đà Lạt, nhớ Pleiku, nhớ Mỹ
Tho, nhớ Vương Phủ (Huế); nhà văn Vũ Thất nhớ Nha Trang, nhớ Kinh Vĩnh Tế, nhớ Tân
Châu (Châu Đốc); nhà văn Khiêm Cung-Dương Văn Chung nhớ một vàm sông Băc Nam ở
An Phú (Châu Đốc); chị Nguyễn Thị Lộc Tưởng nhớ Vàm Kinh Cũ (Châu Phong, Tân
Châu); anh Trần Văn Trữ tác giả tập hồi ký Nặng Gánh Ân Tình nhớ Quảng Trị, nhớ
Vũng Tàu, nhớ Lấp Vò (Sa Đéc); nhà thơ Lâm Hảo Dũng nhớ Châu Đốc, nhớ Sóc Trăng,
nhớ sông Trèm Trẹm, nhớ về Sông Hậu qua những mùa trăng trên bến nước Cửu Long
qua bài thơ “Về thăm má”:
“Con
cũng muốn về thăm lại má
Thăm dòng sông Hậu nắng lưa thưa
Có cây dừa lão thân gầy qúa
Đứng khóc theo mùa con nước đưa
Thăm dòng sông Hậu nắng lưa thưa
Có cây dừa lão thân gầy qúa
Đứng khóc theo mùa con nước đưa
Thấy nhớ làm sao mùa lúa chín
Má ngồi khâu áo ở đầu sân
Thương thằng Hai đã nằm trong đất
Thằng Út mơ màng tính vượt biên
Con gởi buồn theo mấy gốc bần
Mấy giàn mướp khía mới đơm bông
Mấy cây bình bát dây me đất
Và đám ô rô lũ mái dầm
Má biết con yêu thích cúc tần
Cái hương sao nháy rất thanh tân
Từ khi con bỏ quên đời lính
Lòng chết còn thương những lá vang
Ai
cắt lià chi từng núm ruột
Mà kinh xáng múc cạn khô dòng
Mà chim bìm bịp chim tu hú
Cũng trốn bay về chốn biển đông
Mà kinh xáng múc cạn khô dòng
Mà chim bìm bịp chim tu hú
Cũng trốn bay về chốn biển đông
Con
mộng đêm nay dưới ánh đèn
Hồn
già sống lại thuở hoa niên
Chờ
con xuôi bước miền châu thổ
Cho
cát bồi hạt giống xanh thêm.
(Về
với má)
Hoặc như trong “Bài thơ gợi nhớ về Châu Đốc”, Lâm Hảo Dũng viết:
“em
khóc dòng sông khóc nước sông
ta đi sầu ngát tận trong lòng
nhớ trăng đầu núi trăng đồng nội
và những mùa trăng sông Cửu Long
em ở bên kia trời cách biệt
mắt buồn vây kín núi Sam xa
ta như lữ khách không nhà cửa
ngủ đậu trên chùa mỗi tháng ba
em khóc dòng sông đó phải không
ngàn năm vẫn nhớ má em hồng
vẫn yêu đường đá miền Châu Phú
những chuyến đò đêm nước ngược dòng
bởi ta lười biếng làm sao thấy
em đẹp như là hoa hướng dương
vu vơ em hát hay ta hát
mà tóc tung bay rất ngập ngừng
em khóc dòng sông đó phải không
đêm mơ về thấy chín con rồng
vẫy đuôi trên nóc Tây An Tự
đón hội Long Hoa một tối rằm”
(Bài thơ gợi nhớ về Châu Đốc)
ta đi sầu ngát tận trong lòng
nhớ trăng đầu núi trăng đồng nội
và những mùa trăng sông Cửu Long
em ở bên kia trời cách biệt
mắt buồn vây kín núi Sam xa
ta như lữ khách không nhà cửa
ngủ đậu trên chùa mỗi tháng ba
em khóc dòng sông đó phải không
ngàn năm vẫn nhớ má em hồng
vẫn yêu đường đá miền Châu Phú
những chuyến đò đêm nước ngược dòng
bởi ta lười biếng làm sao thấy
em đẹp như là hoa hướng dương
vu vơ em hát hay ta hát
mà tóc tung bay rất ngập ngừng
em khóc dòng sông đó phải không
đêm mơ về thấy chín con rồng
vẫy đuôi trên nóc Tây An Tự
đón hội Long Hoa một tối rằm”
(Bài thơ gợi nhớ về Châu Đốc)
Chắc chắn còn rất nhiều những áng văn thơ nhớ
về một chốn quê nhà như thế nữa, nhiều lắm không làm sao kể xiết …, và có lẽ
nhà văn Nguyễn Thị Khánh Minh cũng không phải là một ngoại lệ!
Điều
ấy, thấp thoáng qua những trang sách của chị, tôi thấy tác giả của Bóng Bay Gió Ơi (văn), Tản Văn Thi (vừa văn vừa thơ), Ngôn Ngữ Xanh (thơ) và nhiều cuốn sách
khác, dù chị chuyên chú theo đuổi nhiều “giấc
mơ” bằng những bài thơ không vần một cách rất đặc thù của Nguyễn Thị Khánh
Minh, nhưng tác giả vẫn muốn nói với chính lòng mình rằng: Ở chốn tận cùng của
đáy lòng, đó chính là nỗi nhớ quê nhà rất riêng của tác giả!
Theo
bạn thì, bạn nghĩ sao? Bạn có tin lời tôi không? Thì đây, xin mời bạn thử lướt
qua vài khoảnh khắc chạnh lòng của tác giả. Trước nhứt, được biết nhà văn Nguyễn
Thị Khánh Minh có sanh quán là Hà Nôi, quê quán là Nha Trang và lớn lên ở Sài
Gòn. Vì tác giả rời xa Hà Nội hồi còn những ngày rất nhỏ, được bồng trên tay
mẹ, nên ký ức của tác giả cũng không nhiều nhưng với Ninh Hòa (Nha Trang) thì
lại khác, dù tác giả ở đây cũng không được lâu và đã phải xa Nha Trang vào độ
tuổi trăng tròn:
“Nghĩ lại vẫn thấy
lâng lâng vui sướng rằng, bước chân đầu tiên của tôi chạm đất của tôi là đất
Nha Trang, âm thanh bập bẹ tiếng con người của tôi là âm thổ nhưỡng cát trắng
biển xanh. Hình ảnh đất trời đầu tiên mà tôi biết cảm xúc là vòm trời cong giáp
biển, là con mương ốm o chảy loanh quanh ở làng nội. Màu sắc tóm thị giác tôi
là màu cà phê sữa của con mương, đầy mắt tôi là màu tím rung rức bụi tram tram.
Và hương bám hoài trong nhớ, cái hương đồng nội trộn lẫn mùi nắng trưa, đất
bùn, phân trâu bò, lá tre xanh. Âm thanh quyến luyến tôi là tiếng xình xịch xe
lửa mỗi cuối tuần từ phố về quê, và tiếng sóng mãi là vọng âm quen trong giấc
ngủ nhớ nhà.”(Những mùa nắng Nha Trang, trích trong Bóng Bay Gió Ơi của Nguyễn
Thị Khánh Minh, trang 241)
Rồi
tác giả lại nhớ tiếp:
“… Ký ức tôi mãi ấp ủ
bãi cát trắng phau của biển Nha Trang, cha đi trước với mẹ, tôi đằng sau cố in
bước mình vào dấu chân cha, loi choi theo những bước qua dài so với bước mình,
cha quay lại thấy thế, ôm tôi, nói, ờ ba sẽ bước ngắn lại cho con theo kịp nhé
con gái.”
(Cây cô độc, trích trong Bóng Bay Gió Ơi, của
Nguyễn Thị Khánh Minh, trang 205)
Như
một lời tự sự với chính mình, tác giả lại viết tiếp:
“Tuổi mười sáu được
Nha Trang mớm cho cái ngát xanh của trời và biển, sóng cứ vỗ đều trên cát, gió
cứ lộng những hàng dương…
(…)
Một ngày tôi bước lên
một toa tàu để lại đôi mắt Nha Trang buồn thẫm sân ga. Trên con đường hò hẹn
ấy, đã rêu phong bao cột mốc thời gian?
Nắng bây giờ là nắng
ngọ. Nắng biết được chiều kia sẽ phai trên tóc… Nắng trôi theo con sông Cái
chảy những dòng hẹn với biển xa. Đã hẹn đã hò, cũng ước cũng thề, thì dẫu con
đường có dài, thời gian có mịt mù thế nào đi nữa cũng có lúc gặp nhau, nói cho
sâu lắng đá vàng hơn, thì chúng mình sẽ tái ngộ, nối lại một đường tơ lơ lửng…
Nha Trang ơi, Giấc Mơ
ơi. Từ lúc cất bước vào kiếp người là tôi đã bước lên một con đường mang tên Hò
Hẹn. Và xa nơi tít tắp kia, cuối đường, thời gian sẽ trả lại cho tôi những gì
nó đã lấy.”
(Những mùa nắng Nha
Trang, trích trong Bóng Bay Gió Ơi của Nguyễn Thị Khánh Minh, trang 249)
Bạn ơi,
Giờ xin mở tiếp những trang sách của Nguyễn
Thị Khánh Minh, ngoài Nha Trang, tôi bắt gặp thêm một nơi chốn quê nhà rất
riêng nữa của tác giả mà chị không bao giờ quên được, đó là Sài Gòn! Xin mời
bạn nghe tác giả kể với giọng văn rất con gái, vừa say đắm vừa thiết tha:
“Tiếp những mùa nắng
bạn bè ấu thơ ở Nha Trang, là những cơn mưa đùng đùng ở Sài Gòn, đang tung
hoành rồi đột nhiên rút lui cho nắng lại hiên ngang. Thế mà tóm được nỗi mê say
của tôi, từ bé đến giờ. Ai biết, mùi mưa đầy hương nắng Sài Gòn?”
(Những bức tranh,
trích trong Bóng Bay Gió Ơi, của Nguyễn Thị Khánh Minh, trang 253)
Và rồi tác giả lại chợt nghĩ:
“Về, là về lại một
nơi mình đã chia xa, một chốn cũ, nơi mình được ngồi yên lặng để bầu thân thuộc
chuyển cho mình những dưỡng chất đã tiêu hao theo những dặm dài, để được nhìn
thấy mình cùng không khí ấy mới mẻ thế nào, cũ kỹ ra sao. Hẳn sẽ là bước về nôn
nao hối hả.
Về, là về cõi thời
gian, một dòng chảy mơ không bờ bến, nếu không dành tâm tới lui với nó, khuấy
lên hiện tiền một tiếng gọi, vén chút màn sương của ký ức, dợm một bước những
phút giây sẽ tới, thì dòng chảy ấy sẽ hư vô. Nên bước về như thước phim quay
chậm.
Và sẽ chập chùng trên
đó những bước chân của xác phàm lẫn tâm thức. Nơi chốn ấy là Sài Gòn, thời gian
ấy là Sài Gòn. Vâng, Sài Gòn.”
(Lần theo mộng ảo mà
về, trích trong Bóng Bay Gió Ơi, Nguyễn Thị Khánh Minh, trang 225)
Và bạn sẽ hỏi tôi mối liên hệ giữa Sài Gòn
với Nguyễn Thị Khánh Minh, thế nào, chứ gì? Vâng, Nguyễn Thị Khánh Minh tâm sự:
“Và Sài Gòn, mãi mãi
là một hơi thở, của tôi. Những kỷ niệm thuộc về Sài Gòn như một tấm khiên che
chắn cho tôi bớt hụt hẫng về tốc độ những đổi thay, hóa ra tôi chẳng phút giây
nào nhìn thành phố này bằng con mắt xác phàm, chẳng thấy gì cả ngoài một Sài
Gòn đầm đìa kỷ niệm.”
(Lần theo mộng ảo mà
về, trong Bóng Bay Gió Ơi, trang 237)
Dường như, nếu tôi không lầm là Sài Gòn với
Nguyễn Thị Khánh Minh còn là lúc tác giả hồi còn học trò lớp Đệ Nhất nơi trường
trung học Mạc Đĩnh Chi, rồi tiếp nối với những năm là sinh viên trường Luật
Khoa Đại Học Đường nằm trên đường Phan Đình Phùng nữa:
“… Nhớ Sài Gòn, hồi
còn trung học, chúng tôi gọi tháng 12 là mùa Noel, mùa cưới, tất cả nhịp sống
lúc đó đều như lấp láy lên với ánh đèn trong nhà ngoài phố, những đôi tình nhân
cũng khoèo tay nhau nhấp rượu cưới, chắc muốn được nhân đôi cái rộn rang cuối
năm?”
(…)
“Lúc nào cũng thấy
hơi quen của Sài Gòn vương vất trong nỗi nhớ nhà. Dù cây tôi đã đâm rể lớn nhỏ
đất người, con đường thân thuộc đi về mấy năm đã quen, đã được gọi là ngõ nhà,
nhưng sao cứ khi phố Bolsa bày ra quầy báo Tết, những bánh chưng bánh tét, cùng
dãy hàng hoa, là mình lại ngẩn ngơ, Tết Nhà. Nhớ lắm sài Gòn, cái tất bật ồn ào
chen nhau mua sắm cuối năm. Nhớ lắm phố trưa ba mươi, đường đầy rác, người thưa
hẳn đi, chỉ còn ít người vội vàng kiếm hoa rẻ lúc tàn chợ. Nhớ sáng mồng một
đường phố vắng xe cộ, một số đi chơi Tế xa, một số đóng cửa ở nhà ngủ nướng,
phần vì thức khuya đêm ba mươi, phần ngại khách xông đất, thôi để mồng hai… vậy
đấy, cái nhịp chậm rãi của Tết nhà.”
(Nhịp mùa đi, trong Bóng
Bay Gió Ơi, trang 77)
Và Sài Gòn của Nguyễn Thị Khánh Mình còn là
căn nhà cũ của song thân của tác giả, có cái tên “Mái Lầu Thơ Minh Minh” rất êm đềm với biết bao kỷ niệm thuở tác
giả còn là con gái nữa:
“Một mình mái lầu
nghe lá tre xao xác ngoài thềm.
Mỗi khi có dịp lên,
nhìn cái án thư gỗ để cuốn sổ kỷ niệm thủ bút của bạn bè ba mẹ phủ bụi, tôi
thấy ngực mình tưng tức, cái vắng vẻ luôn ở một nốt không gian trầm nhất trên
khuông nhạc thời gian. Nó kéo người ta vào hoài niệm, đóng sau lưng người ta
một cánh cửa và trước mặt là con đường rất xa rất quạnh…”
(Cây cô độc, trong
Bóng Bay Gió Ơi, trang 214)
Vâng, thưa bạn, qua một vài trích dẫn về một
vài nơi chốn rất là quê nhà của riêng Nguyễn Thị Khánh Minh qua tác phẩm Bóng Bay
Gió Ơi, tôi rất thông cảm về những nỗi niềm của tác giả. Bởi lẽ, cách nay năm
chục năm, lúc mới vào đời tôi đã có lần ghé lại Nha Trang của chị và tôi ở lại
đó tới bốn năm. Mặc dù quê tôi không phải là Nha Trang hay Ninh Hòa như quê
quán của tác giả nhưng sao mỗi lần chợt nhớ về những ngày tháng cũ của những
ngày của Nha Trang, tôi nhớ dường như không sót một con đường! Cũng như tôi
không phải là dân Sài Gòn, nhưng có những ngày tháng tôi phải ghé lại thành phố
ấy để đi học hoặc đi làm, vậy mà rồi tôi nhiều lúc nhớ từng gốc me già với ly
cà phê đá trên những con đường Nguyễn Du, Gia Long của những gánh cà phê pha
bằng vợt thơm phưng phức giữa những trưa hè…!
Vốn là một người đọc nhà quê già, kiến thức
và suy nghĩ rất nông cạn, thế nên khi đọc qua Bóng Bay Gió Ơi của Nguyễn Thị
Khánh Minh, tôi không đọc những gì cao siêu của tác giả viết, mà tôi đọc bằng
tấm lòng của một người có lúc phải sống xa nhà, ngày trước khi còn trẻ cũng như
ngày nay tuổi đã chất chồng, nên tôi nhận ra ở Nguyễn Thị Khánh Minh cũng như
nhiều các tác giả thời danh khác, ở mỗi người có một quê nhà rất riêng để nhớ,
dù nỗi nhớ ấy rất đầy, rất cảm động nhưng chắc chắn là không có nỗi nhớ nào
giống nỗi nhớ nào!
Phải thế không bạn?
HAI
TRẦU
Houston, ngày 28
tháng 10 năm 2019
No comments:
Post a Comment