Nguyễn
Lương Vỵ
Bich Khê
Bich Khê.
tác phẩm
Bich Khê.
mộ bia
1.
BÍCH KHÊ
Gờn
gợn bóng huyền hồ
Kiếp
tài hoa bạc mệnh
Tinh
Huyết đọng mùa Thơ
Biết
bao giờ Em đến?!...
5.1973
2.
CẢM ỨNG BÍCH KHÊ
Em
bí mật chôn ta
Trong
tinh hoa của sắc
Trong
hiu hắt của màu
Trong
tiếng vang thời khắc
Gọi
là lộc khổ đau
Lộc
khổ đau tươi rói
Xuân Tượng Trưng phúc trời
Ta
chết ngay trong lời
Lộc
biếc vang một ý
Nở
thanh khí một trời
Núi
Thiên Ấn ngủ vùi
Sông
Trà chảy xót ruột
Thơ
ta ngún một nùi
Tinh Huyết ngân một giọt
Em
bí mật hoài thai
Hài
nhi bọc tinh âm
Khóc
xanh hết bờ cõi
O
oe hồng tiếng nói
Kiến
trúc chín bậc trầm
Mười
bậc cao vòi või
Thơ
lạ như thần ưng
Âm
thương đau móng sắc
Ta
chết ngay tức khắc
Giữa
trời Xuân Tượng Trưng
Tinh Huyết bỗng thơm lừng…
5.2003
Ghi chú: Những chữ in
nghiêng là tác phẩm của thi sĩ Bích Khê.
3.
ỨNG MỘNG BÍCH KHÊ
Lại
ứng mộng Bích Khê
Cơn
ho buốt Thiên Ấn
Mắt
sáng quắc như kiếm
Ngẩng
mặt chào Huyền Không (*)
Ngũ
Hành Sơn sóng bồng
Câu
thơ nhón từng bước
Bấu
từng bậc đá ngược
Lượm
tiếng chuông tiếng kinh
Lượm
hạt nắng trầm mình
Phơi
hồn chữ trên biển
Gió
luồn vô chánh điện
Rồi
luồn ra ngáp chơi
Thi
nhân hít một hơi
Thơ
trào ngàn búng huyết
Núi
mở ngực đón hết
Rồi
thẳng lưng ngồi quên…
2008
(Viết theo thần khí
bài thơ Ngũ Hành Sơn của thi sỹ Bích Khê).
(*)Động Huyền Không -
Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
Trích trong tập thơ
Huyết Âm, bài # 68
4.
THU TỲ BÀ
Ô! Hay buồn vương cây
ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi:
Thu mênh mông.
(Tỳ Bà - Bích Khê)
Thu
vang âm tỳ bà
Âm
vang xa vang xa
Xa
xôi A xa xăm
Mong
ai nơi quê nhà
Quê
nhà hoa vàng lay
Thu
gầy trên đôi tay
Tay
ngà A hoa âm
Âm
hoa dâng triều ngày
Vàng
lay âm vàng rơi
Thu
ơi xin đưa lời
Lời
hoa A so dây
Dây
vang ngân tơ trời
Trời
thu rơi sương thu
Ta
ngồi nghe đàn ru
Tỳ
bà A tơ trời
Rơi
rơi rơi đàn thu
Thi
nhân tri âm đàn
Đàn
tan theo thơ tan
Thấm
hết nắng cố xứ
Mênh
mông A mênh mang…
10.2014
5.
TRĂM NĂM BÍCH KHÊ
Vàng rơi! vàng rơi:
Thu mênh mông (*)
Ô!
Hay trăm năm vang thinh không
Thi
nhân đâu ngờ âm Tinh Huyết
Tỳ
Bà về theo bông triều Đông
Bông
triều Đông dâng âm Tinh Hoa
Ô!
Hay trăm năm rưng rưng và
Thi
nhân la thầm khi trăng ứa
Hương
em tan theo hương Thu xa
Hương
Thu xa vang thơ Tinh Âm
Ô!
Hay trăm năm thơm hồ cầm
Thi
nhân xoa tay nghe Thiên Ấn
Sông
Trà nhòa trong sương giăng câm
Sương
giăng câm vàng rơi vàng rơi
Ô!
Hay trăm năm thơ rền trời
Thi
nhân trong veo hai con mắt
Dung
nhan em huyền hồ xa vời
Huyền
hồ xa vời lời bay theo
Ô!
Hay trăm năm như truông đèo
Thi
nhân về ngồi nhìn trăng ướt
Bông
trăng em bên đời đang reo
Đời
đang reo ồ bông trăng đêm
Ô!
Hay trăm năm thơ say mèm
Thi
nhân say theo em nhan sắc
Vàng
rơi vàng rơi Thu bay lên
Thu
bay lên không gian tươi đàn
Ô!
Hay trăm năm quên thời gian
Thi
nhân xâu âm cầm thu réo
Bông
trăng em lừng hương sương tan
Hương
sương tan vàng bay vàng bay
Ô!
Hay trăm năm trầm như mây
Thi
nhân như hài nhi nằm khóc
Thơ
ghi trên mồ âm trăng lay
Âm
trăng lay hay âm thinh không
Ô! Hay buồn vương cây
ngô đồng (*)
Suối
Biếc nắng lắng xuống búng huyết
Tri
ân thi nhân Thu mênh mông.
Cuối Thu, 2015
Ghi chú:
(*) Trích trong bài
thơ Tỳ Bà của Bích Khê.
Bích Khê (24.03.1916 -17.01.1946), tên thật là Lê Quang Lương, nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam
thời tiền chiến. Ngoài bút hiệu Bích Khê, ông còn ký
bút hiệu Lê Mộng Thu khi sáng tác
thơ Đường luật.
Thuở nhỏ, Bích Khê
học tiểu học ở Phước Lộc và Đồng Hới, học trung học ở Huế,
rồi ra Hà Nội học ban tú tài
nhưng nửa chừng bỏ dở.
Năm 1931, 15 tuổi, Bích Khê đã
biết làm thơ Đường luật, ca trù. Năm 1934, cùng người chị ruột tên là Ngọc Sương vào Phan Thiết
học thêm và mở trường dạy học tư.
Năm 1937, Bích Khê bị bệnh
phổi, sau khi điều trị trở về lên sống trên núi Thiên Ấn - Quảng Ngãi, ông lại
ngược xuôi trên một chiếc thuyền quanh các ngả Sa Kỳ
- Trà Khúc.
Năm 1938, Bích Khê lại cùng
chị Ngọc Sương (khi ấy đã được ra tù) vào Phan Thiết mở trường dạy học, được
vài năm lại bị chính quyền Pháp ra lệnh đóng cửa.
Năm 1942, bệnh phổi tái phát,
Bích Khê trở về Thu Xà thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa,
tỉnh Quảng Ngãi.
Cuộc đời của người
thi sĩ tài hoa bạc mệnh quá ngắn ngủi, nhưng ông đã kịp hoàn thành ba tập thơ:
-“Những dòng thơ cũ” tập hợp các bài thơ
cũ được sáng tác trong khoảng 1931 – 1936 chưa xuất bản.
-“Tinh Huyết” được xuất bản vào tháng 12
năm 1939
-“Tinh Hoa” được xuất bản trọn vẹn vào
tháng giêng năm 1997 (trước đó, đã được trích đăng một số bài trên các sách,
báo trước và sau 1975).
(Nguồn tham khảo:
wikipedia.org, bichkhe.org).
No comments:
Post a Comment