VĂN HỌC PRESS
22 Agostino,
Irvine, CA 92614 USA • vmail: +1-949-981-3978 • email: vanhocpress@gmail.com •
Facebook: Van Hoc Press
Trân trọng giới
thiệu:
NGÔN
NGỮ XANH
Thơ © Nguyễn
Thị Khánh Minh
Tựa: Tô Đăng
Khoa
Phụ lục, thơ
văn của:
Hồ Đình Nghiêm
• Nguyễn Xuân Thiệp • Đinh Cường • Vũ Hoàng Thư •
Đỗ Hồng Ngọc •
Hoàng Xuân Sơn • Lê Giang Trần • Nguyễn Lương Vỵ •
Đỗ Xuân Tê •
Phan Tấn Hải • Trịnh Y Thư • Nguyễn Thị Thanh Lương
Tranh bìa ©
Đinh Trường Chinh
Phụ bản © Du Tử
Lê
Thiết kế bìa:
Đinh Trường Chinh
Văn Học Press
xuất bản, 9/2019
206 trang, giá
bán $18.00
Tìm mua trên:
Barnes &
Noble
Search
Keywords: Ngon ngu xanh
Hoặc bấm vào
đường dẫn sau:
https://www.barnesandnoble.com/w/ngon-ngu-xanh-nguyen-thi-khanh-minh/1133413547?ean=9781078714891
Tôi không biết Nguyễn Thị Khánh Minh
đã chọn thi ca như một con chim cô quạnh, chọn rừng sâu để phủ dụ những vết
thương thời thế ngược ngạo sớm tìm đến cô?
Hay, thi ca đã tìm đến cô, như tìm
đến một người tình? (Một người tình có đủ những yếu tính mà nó hằng mòn mỏi,
kiếm. Trông.)
Tôi không biết.
Có thể chính Nguyễn Thị Khánh Minh
cũng không biết.
Nhưng điều tôi biết được, cho đến
ngày hôm nay thì, Thi Ca và Nguyễn Thị Khánh Minh chính là một hôn phối lý
tưởng. Mỗi phía đã tìm được nửa phần trái tim thất lạc của mình. Tôi gọi đó là
một hôn phối lý tưởng vì, khởi tự cuộc phối ngẫu này, những con chữ ngồn ngộn
chân, thiết đã ra đời.
Những con chữ được sinh thành từ
tình yêu Thi Ca / Nguyễn Thị Khánh Minh, khoác nơi tay những hình tượng mới mẻ.
Hắt trên dặm trường nhân thế, những chiếc bóng lấp lánh thương yêu và, những
nhịp chuyển, di đầy tách, thoát hôm qua.
Dù cho đôi lúc, nghỉ chân nơi dọc
đường gập ghềnh trí tuệ cam go, đôi bạn tình Thi Ca / Nguyễn Thị Khánh Minh
chợt thấy, “Thương niềm đau từng mặc chữ long lanh…”
… Chẳng những không vô tình trở lại
con đường mình đã đi – Gặt, mót những vụ mùa đã cũ – Hoặc lai-tạo hoa, trái từ
những đời cây đã được chỉ danh, Nguyễn Thị Khánh Minh còn đẩy thơ mình, tới
những tình cờ mà, ở cõi đó, cô có thể
“Thản nhiên bóc ra từ tôi những giọt lệ.” Vì nơi đó, “Là tấm gương soi cảm xúc tôi từng
lúc” (mà), “Chẳng phải bằng – con ruồi giả – như người ta câu cá.”
… Cũng thế, “Phút mong manh giữa
những từ” của Nguyễn Thị Khánh Minh, … tôi nghĩ chúng sẽ “mãi còn dư âm cái
trườn mình của dòng chảy…”
Một dòng chảy thơm ngát tài năng và
trí tuệ.
Một dòng chảy mênh mang trên mọi bế
tắc loay hoay kiếm tìm những giả hình. Tôi nghĩ.
DU TỬ LÊ
Thi tập Ngôn Ngữ Xanh của Nguyễn Thị Khánh Minh, mà theo cảm nhận riêng của
tôi là một tập Thơ về Thơ, khởi sự nhân duyên có lẽ từ câu hỏi đó: “Ở đâu một
ánh mắt? Để có ngôn ngữ xanh”.
TÔ ĐĂNG KHOA
Ngoài tiên cô, ở đời sống này, tôi
đồ chừng thi sĩ cũng ít nhiều tạo ra “quyền lực”, ở một chừng mực nào đó. Và
thi sĩ nhắc nhở tới mầu xanh nhiều nhất, tôi e chỉ có một người nữ mang tên
Nguyễn Thị Khánh Minh…
HỒ ĐÌNH NGHIÊM
… Tôi nghe niềm hy vọng xanh và lời
thầm thì giữa đêm, thoại. Rất nhiều thoại. Độc thoại, giao thoại, đồng thoại
với cái bóng của chính cô. Giữa đêm huyền tan chảy.
VŨ HOÀNG THƯ
Tôi không tin Tản Văn Thi của Nguyễn
Thị Khánh Minh là giấc mơ, là huyền thoại, là chiêm bao. Trái lại, nó rất hiện
thực. Nó rất ở đây và bây giờ. “Đó là bức tranh sắc mầu cuộc sống”: bức tranh
của một gia đình hạnh phúc, thứ hạnh phúc đơn sơ như “Me tôi ngồi khâu áo bên
cây đèn dầu hao/ Cha tôi ngồi xem báo… Tôi nghe tiếng còi tàu… ” (Kỷ Niệm, Phạm
Duy).
ĐỖ HỒNG NGỌC
Nguyễn Thị Khánh Minh có biệt tài
chuyển những ý tưởng thay vì phát biểu bình dị về một biểu cảm, thành ra một
câu chữ văn chương mượt mà tươi đẹp đầy thơ mộng, chan chứa nét lãng mạn trong
sáng, không riêng về tản văn mà cả thi phú; nhưng tôi không đặt thơ Nguyễn Thị
Khánh Minh vào trường phái Lãng Mạn, mà, tôi thích gọi là trường phái Thơ Mộng,
mặc dù xuyên qua lịch sử thi ca chưa có trường phái nào gọi là Chủ Nghĩa Thơ
Mộng cả.
LÊ GIANG TRẦN
… Đó là nhà thơ Nguyễn Thị Khánh
Minh.
Đó là những dòng thơ, có khi đọc
tới, và rồi có những lúc tôi đứng bật dậy, trân trọng đọc đi, đọc lại từng chữ,
từng dòng.
Đó là những dòng thơ, từng chữ một,
khi được đọc tới đã hiện ra như một thiếu nữ bước rời khỏi trang sách để len
vào đời thường, và rồi các chữ còn lại trên giấy đã tự trở thành những ẩn ngữ
thơ mộng.
Nơi đó, thực với mộng không hề cách
biệt.
PHAN TẤN HẢI
Thơ Nguyễn Thị Khánh Minh bao nhiêu
năm rồi vẫn như thế, thi ngôn nền nã, sáng đẹp, thi tứ trữ tình, lãng mạn, đậm
buồn, giàu thi ảnh, tràn đầy cảm xúc, và luôn luôn có những biến ảo lạ lùng
trong ngôn ngữ khiến thơ như chắp cánh bay cao và bay xa trong những chiều kích
khôn cùng.
TRỊNH Y THƯ
Trong tập thơ Ngôn Ngữ Xanh, Khánh
Minh đã cho tôi thấy người làm thơ chỉ cho mình là thi sĩ khi đang viết những
câu thơ – như danh nhân nào đó đã nói. Chỉ trong khoảnh khắc đó thi sĩ mới thực
sống với thơ, và cảm nhận trọn vẹn trong sự lắng đọng của lòng mình và của cuộc
đời.
NGUYỄN THỊ THANH LƯƠNG
No comments:
Post a Comment