Lương
Thư Trung
Bìa tuyển tập truyện ngắn Mưa Nắng Bên Đời
của Yên Sơn xuất bản tháng 5-2018, Houston.
Yên Sơn và hiền thê nhơn buổi giới thiệu
Mưa Nắng Bên Đời tại Houston, ngày 20 tháng 5 năm 2018.
(Hình do HT chụp)
Tôi
nhớ chừng như đã gặp Yên Sơn cách nay khoảng 18 năm, trong một lần ông cùng
nhiều vị khách khác từ khắp các tiểu bang của Hoa Kỳ và cả Canada về Boston dự
buổi giới thiệu thi tập Đứng Dưới Trời Đổ Nát của nhà thơ Phan Xuân Sinh vào năm
2000. Hồi ấy, tôi nghe nhắc đến ông qua tiếng một người làm thơ, với tập thơ in
chung của nhiều tác giả có tên “Những
Giọt Sương Rớt Muộn”; và có lần tôi có nhắc qua một chút về mấy vần thơ của
ông trong thi tập này:
“Người góp mặt sau
cùng trong thi phẩm này và cũng là người góp công làm cho thi phẩm này có mặt,
nhà thơ Yên Sơn, quê Quảng Ngãi . Với núi Ấn sông Trà là nơi tác giả chào đời
nên non nước xứ Quảng đã để lại trong hồn ông nhiều cảm xúc trong những lần hò hẹn:
"Em
vẫn chờ anh bên bờ sông Vệ
Tháng
năm buồn cứ mãi miết đi qua
Dòng
sông xanh muôn đời trôi về bể
Anh
có khi nào nhớ người tình xa ..."
(Bao
giờ về thăm sông núi đợi chờ, NGSRM, trang 377)
Nhưng
đâu chỉ có hẹn hò, Yên Sơn còn cho người đọc nhiều âm điệu dìu dặt khác nữa :
"Anh
trở lại vườn xưa vào tháng tám
Để
nghe mưa rả rích khóc suốt ngày
Từ
độ em theo chồng anh mới trở lại đây
Nghe
kỷ niệm vờn chân anh từng bước .."
(Trở
lại vườn xưa, trang 397)
Thế
rồi thôi, vương vấn, bịn rịn thêm để làm gì khi đời nhiều bất trắc vô thường :
"Anh
muốn nói với em những lời thắm thiết
Nhưng
để làm gì cho cay đắng lòng thêm
Hãy
ngồi xuống đây chia sẻ cùng đêm
Trăng
huyễn hoặc với cành penseé ép ..."
(Tình
tự dưới trăng,NGSRM, trang 399)
(Trích
trong Người Đọc & Người Viết, Quyển I, của tác giả, in tháng 10 năm 2017)
Thành ra, khi mở ngay trang đầu tuyển tập
truyện ngắn “Mưa Nắng Bên Đời” của
Yên Sơn, tôi vô cùng ngạc nhiên, ngạc nhiên từ những câu chuyện cho đến cách viết
trên 313 trang sách của ông.
Mưa Nắng Bên Đời gồm có 21 truyện ngắn,
trong đó có những cái tựa rất quen mà cũng rất trữ tình như tác giả muốn mời
gọi bạn đọc lật qua từng trang sách mỏng. Chẳng hạn như truyện đầu tiên “Giấc Mơ Phi Công”, bạn sẽ nghe tác giả
kể về một thời tuổi trẻ lớn lên trong chiến tranh và ôm ấp cho mình một giấc mơ
giữa thời binh lửa! Tác giả kể:
“Chiến
tranh càng lúc càng khốc liệt. Sân trường, sách vở trở thành món nợ nhàm chán,
nặng nề. Đã vậy, mỗi lần ra phố nếu không Cảnh sát cũng bị Quân cảnh xét giấy
tờ quân dịch lia chia… nhưng không có gì nung nấu bằng ước muốn trở thành phi
công.”(MNBĐ, trang 20)
Thế rồi, dù gặp biết bao trở ngại, từ gia
đình với tình yêu thương của song thân của ông không muốn con mình đi vào “miền gió cát”; cộng thêm điều kiện khá
khắt khe của binh chủng không quân, của quân trường, nhưng rồi mọi thứ cũng
vượt qua và rồi ước mơ của ông rồi cũng thành sự thực khi ông hoàn tất các khóa
huấn luyện phi công ở các căn cứ không quân Randoph AFB (Texas), Keesler AFB
(Misissippi), Lockbourne AFB (Ohio), England AFB (còn có tên là Maxwel AFB)
(Louisiana) của Hoa Kỳ. Sau khi ra trường và về nước cho đến tháng 4-1975, tác
giả kể:
“Từ một gã học trò mặt trắng tay trơn đến
một phi công lỡ vận, lỡ thời chỉ có bảy năm dài qua bao nhiêu chặng đường. Mỗi
chặng đường chứa đựng biết bao nhiêu hồi ức, bao nhiêu kỷ niệm, có buồn có vui,
lắm điều nhiều nỗi kể sao cho hết.” (MNBĐ, trang 27)
Rồi bạn sẽ thấy một “Diễm Xưa”, tiếp theo đó, là dấu tích của một lần gặp giữa hai con
chim trời chưa mỏi cánh với Trần Vũ Thị NA và nhân vật xưng tôi, trọng một cọ
quẹt xe giữa Sài Gòn để rồi trở thành một nỗi nhớ ở tuổi hơi trộng-trộng sau
này. Nhưng có lẽ đến “Truyện Tình Mùa
Chinh Chiến”, dù tác giả không nói rõ năm nào, nhưng qua 10 trang sách,
người đọc nghe ra được mùi chiến tranh đến hồi vô cùng khốc liệt! Khốc liệt bởi
cái chết của những người lính đã đành mà còn khốc liệt bởi cả những giọt nước
mắt của người thân của họ khóc tiếc thương con, em, chồng, cha của họ nữa! Tác
giả Yên Sơn vừa là một phi công, vừa là một nhân chứng của những nỗi kinh hoàng
ấy, nên chỉ vài lời ghi lại mà ông đã vẽ được cả những ngày binh lửa ngút trời!
Mời các bạn nghe tác giả kể:
“Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, “Bình Long anh dũng,
An Lộc kiêu hùng” đã kéo hút chúng tôi, binh chủng Không Quân Việt Nam Cộng Hòa
vào chiến trận mịt mù khói lửa. Dĩ nhiên các bạn bên tác chiến (trực thăng, khu
trục, A37, F5) đối diện với tử sinh đã đành; lũ chúng tôi bên vận tải cũng góp
phần không kém. Nào là thả dù tiếp tế, soi sáng chiến trận, không vận chuyển
quân, không vận thực phẩm, thuốc men, đạn dược cho các chiến trường. Hai phi hành đoàn C123K hy sinh liên tiếp trong hai tuần lễ liền làm bàng hoàng những anh
chàng có chữ thọ trên trán.
Những phi vụ kể trên dĩ nhiên đáng rét
nhưng không bằng những phi vụ đưa anh hùng tử sĩ về quê. “Anh hùng” khi ra đi,
khí thế phừng phừng với bầu nhiệt huyết, quyết một lòng giữ yên bờ cõi với súng
đạn cài tận răng…, nhưng khi “tử sĩ” trở về, các anh chỉ nằm im lìm trong lớp
áo quan, dưới lá quốc kỳ phủ kín, mặc cho người thân đau đớn tận cùng. Những
tiếng khóc nỉ non, ai oán làm mềm lòng những người nghe.”
(MNBĐ, trang 44)
Chỉ tưởng tượng thôi, có lẽ bạn cũng thấu
cảm được phần nào cái không khí chiến tranh mấy mươi năm ấy khắp các vùng lửa
đạn trên đất nước mình! Và cũng vì chiến tranh và lửa khói cứ ngùn ngụt hoài
nên dù có những đêm cùng thức với nhau canh cho mẹ già của nàng trong một lần
nằm bịnh viện nhưng rồi ra:
Lần lựa mãi, toan tính mãi, hẹn hẹn thề
thề… để rồi trưa ngày 29 tháng 4, năm 1975 tôi vượt thoát, không có nàng, bằng
chiếc Hercules C130 cuối cùng của căn cứ Tân Sơn Nhứt, mang theo hơn trăm nhân
mạng không ai biết đi đâu, về đâu!”
(MNBĐ, trang 53).
Đó, như thế đó, cái buổi tàn cuộc chiến
ngày xa xưa ấy, cách nay 43 năm! Tôi còn tệ hơn tác giả là chẳng biết “đi đâu và về đâu” vào những giờ khắc
kinh hoàng ấy!
Thế rồi, dòng đời lại bắt đầu sau những
ngày không biết “đi đâu và về đâu” đó
của tác giả, ông đã ghi lại khá chi tiết về một khoảng đời long đong ấy rất cảm
động qua các trang sách ở những truyện như: “Những Khởi Đầu Của Một Gã Tha Phương”, “Nỗi Buồn Chiêm Dân”, Đường Về
Ôi Quá Dài”, Một Chút Mặt Trời Trong Nước Lạnh”, “Một Thoáng Hương Xưa”, “Khúc
Khuỷu Dòng Đời”… Ở đó là cả một trời bỡ ngỡ, lạ lùng cùng với biết bao nỗi
ngậm ngùi dâu bể!
Trong truyện “Những Khởi Đầu Của Một Gã Tha Phương”,với nhân vật xưng “hắn”, tác
giả kể:
“Bà già nuôi là vợ của một cố Trung tá Không
quân Mỹ thời đệ nhị thế chiến. Bà chia sẻ tuổi già với đứa con trai trung niên,
ly dị vợ con, trong một căn nhà gạch cũ. Lợi tức của hai mẹ con là tiền cho
thuê mấy mẫu nông trại cộng với tiền hưu bỗng ít ỏi! Ở bà, hắn thấy bà giàu
nhất ở tấm lòng quý hiếm. Hắn đã gặp và thân quen với bà từ những ngày vỗ cánh
tập bay trên đất nước này vào mùa Thu năm 1970, giữa những háo hức của tuổi trẻ
và bầu nhiệt huyết tràn đầy mà tương lai và mộng ước ngập tầm tay, với niềm tự
hào là một trong những đứa con được tuyển chọn của đất nước Việt Nam. Tình cảnh
bây giờ hoàn toàn trái ngược!Gặp lại bà trong thân phận một gã tỵ nạn, một
thằng chiến bại với những ước mơ cùn lụt, lụi tàn!
Hắn đã cuối đầu rơi nước mắt với những
dòng suy tư hụt hẫng đó.” (MNBĐ, trang 82)
Và cũng từ những ngày mới bắt đầu buồn
thảm ầy, nhân vật gọi là “hắn” đã có việc làm với số lương 2$/một giờ; mời bạn
nghe tác giả kể:
“7 giờ sáng hôm sau là một ngày mới, một
cuộc đời mới của hắn. Hắn ngoan ngõan làm tất cả những gì thằng Mike biểu làm;
hắn làm ngon lành, mau lẹ dù có lúc thật sự rơi nước mắt- Chỉ một tháng thôi mà
đã nghìn trùng xa cách, mà đã voi chó đổi đời!- Từ quét rác, lau cầu tiêu, cắt
ráp kính cửa sổ đến sơn quét… đủ cả! Cái gì có chỉ là hắn làm được ngay, nó có
vẻ hài lòng lắm!
(…)
Hắn gượng cười cảm ơn trả lễ nhưng
trong thâm tâm hắn, hắn sôi nổi nghĩ rằng: Máy bay mà tao còn lái đủ loại sá
chi công việc không cần đầu óc này!
Hắn xoay người ra cửa sổ như mải mê với
cảnh vật chung quanh nhưng cốt để giấu đôi mắt đỏ mọng nước!”
(MNBĐ, trang 84)
Đến truyện“Nỗi Buồn Chiêm Dân” lại là một dời đổi nữa của những ngày! Nhân
vật được gọi là “hắn” cùng với hai đứa em trai còn nhỏ theo anh trên chuyến phi
cơ cuối cùng rời Sài Gòn hồi tháng 4-1975, lại bắt đầu một ngày khác, ở một nơi
khác với một công việc khác! Nhưng rồi cũng qua, dù có lúc tác giả qua nhân vật
“hắn” cảm tác mấy câu thơ:
“Mình bơ vơ đất lạ
Truân chuyên đời tha
hương
Mây về khuất bóng tà
dương
Chiều nghe canh cánh
nỗi buồn Chiêm dân!”
(MNBĐ, trang 97)
Nhưng ở đó vậy mà cũng đâu có ở được
lâu; ba anh em hắn lại khăn gói lên đường tìm tới một chỗ ở khác nữa:
“Chưa đầy một tháng sau thì anh em hắn
đành giã từ ông chủ nông trại sau khi tìm được việc làm mới cho cả ba anh em.
Nhà, xe đành trả lại và cám ơn tấm lòng bảo trợ của ông.”
(MNBĐ, trang 100)
Trong truyện “Đường Về Ôi Quá Dài”, là một bước đường phiêu bạt nữa mà ba anh em
hắn bắt đầu lập lại một điệp khúc xa nhà! Chính vào những giờ khắc nhớ tới “Đường Về Ôi Quá Dài” ấy mà lòng hắn,
vốn đã nhớ, lại càng nhớ anh em cha mẹ còn lại bên nhà xa cách nghìn trùng!
Nhưng rồi cũng chính nơi ấy lại bắt đầu cho hắn thêm một mối tương tư nữa khi
cô nàng tóc vàng có cái tên Deana Trick, cháu nội của ông bà chủ nhà.
Có lẽ câu chuyện đến đây sẽ được tiếp
nối với “Đi Tìm Quá Khứ” ở trang 197
trong Mưa Nắng Bên Đời, tác giả kể
lại trên một chuyến bay từ Las Vegas bay về Houston nhưng chuyến bay sẽ ghé lại
phi trường Phoenix để đổi máy bay và gặp lại một người hành khách có khuôn mặt
quen quen và từ đó họ bắt đầu lại những liên lạc và đã về thăm lại nơi mà ngày
đầu ba anh em hắn dừng chân nơi đất lạ! Rồi sau đó là “Bỏ Qua Một Cơ Hội”, rồi “Thêm
Một Bất Ngờ”, tất cả những truyện vừa nhắc là cả một cuộc hành trình dài
trải qua mấy mươi năm của nhân vật được gọi là “hắn” rất đầy ân nghĩa mà cũng rất
lãng mạn, trữ tình như một bông hoa đẹp giữa cuộc đời nhiều âu lo, buồn nãn và
phiền muộn này vậy!
Còn những truyện khác như “Sứ Mệnh Tinh Thần”, “Những Điều Chưa
Nói”,“Muốn Nối Một Nhịp Cầu” là một chuỗi dài của lòng trắc ẩn nơi nhân vật có tên là Phong, tác giả đã trải
lòng ra với tha nhân như một vị Bồ Tát mang lại hơi ấm cùng niềm vui cho người
quá cố như Huệ, (chồng của Phương Lan,vừa là bạn, vừa là học trò của Phong ở võ
đường); và cho mẹ con của Phương Lan cùng thân mẫu của cô ấy; rồi thêm Châu,
một người bạn vong niên sau này, rồi kết thân với Phong, tất thày, tất thảy như
kết thúc một dòng đời đôi lúc trắc trở, éo le nhưng đến cuối cùng dường như có
nhiều tia nắng ấm đang chờ…
Thưa bạn, đó là tôi muốn lược kể một
cuộc hành trình dài kết dính với nhau như vừa kể. Nhưng có một điều này, tôi
muốn đặc biệt giới thiệu với bạn về ba truyện ngắn “Tiễn Con Đi Chiến Trường Iraq”, rồi truyện “Những Ngày Hạnh Phúc Ngắn Ngủi”, và truyên “Thằng Lính Trở Về” từ trang 154 đến trang 194 trong tập truyện Mưa Nắng Bên Đời. Vời trọn vẹn 40 trang
sách ngắn ngủi ấy so với 313 trang sách thì chẳng được là bao; nhưng nó là điểm
son tuyệt diệu của tình gia đình, tình cha con, tình mẫu tử, tình anh em và
tình bằng hữu, và cả tình chiến hữu nữa. Không những thế mà nó còn là tình yêu
thương của đời này, đời sau dành cho cha mẹ, cho con cái, cho anh chị em, cho
bạn bè thân thiết với nhau nhiều đời nữa! Những tình cảm nồng nàn ấy chẳng
những nó thắm thiết mà đẹp, nó nồng nàn mà mặn mòi, hạnh phúc! Nhân vật chính đóng
vai người cha là “hắn”, nhân vật đóng
vai con là “thằng lính”, nghe ra có
vẻ xa lạ và dù có những câu đối thoại khá dài, không thuần là đối đáp với nhau
như ngoài đời, nhưng đã làm người đọc dù khó khăn và khô khan tình cảm đến mực
nào đi chăng nữa cũng phải nhận ra rằng cái tình cảm cha con, cái tình mẫu tử, cái
tình anh em, cái tình bạn hữu ấy là một thứ tình thiêng liêng mà tôi không làm
sao diễn tả ra hết được ý nghĩa cao đẹp của thứ tình thương yêu ấy với bạn!
Nhưng bạn cố đi tìm cái nghĩa nguyên
thỉ của nó để làm gì trong khi chúng ta cần thấu cảm với nỗi lòng của các bậc
cha mẹ có con em xông pha ngoài các mặt trận hiểm nguy với khói lửa ngút trời mới
là điều mình cần làm phải không bạn?
Thế đó, bạn ơi! Tôi đã cố gắng tóm lược
gần hết tập truyện “Mưa Nắng Bên Đời”
của tác giả Yên Sơn dày tới 313 trang sách, gom góp gọn lại trong năm ba trang
giấy mỏng thì dĩ nhiên rồi, tôi biết là tôi không thể nào gom lại đầy đủ tất cả
cho bạn được! Phải vậy không, thưa bạn? Tất cả đó có lẽ là các nét chính về nội
dung của cuốn sách, và chắc bạn cũng muốn biết qua một chút về cách diễn tả của
tác giả qua các trang sách vừa dẫn chứ gì? Thì đây, xin mời bạn!
Trước hết, qua 21 truyện được tuyển để
in trong tập truyện này, Yên Sơn có lối mở đầu rất nhẹ nhàng như một lời chào
để rồi mở ra một nội dung bao quát sau này. Chẳng hạn như với truyện đầu tiên “Giấc Mơ Phi Công và Những Chặng Đường
Nghiệt Ngã”, tác giả viết:
“Thời ngồi ghế nhà
trường tôi vẫn luôn “nhìn trời cao mà reo, mà mơ ước như diều để níu áo Hằng
Nga, nằm bên dải Ngân Hà…”(MNBĐ, trang 19)
Và rồi, tác giả kết:
“Dù không cao sang như “Đường Minh Đế”
nhưng tôi cũng đã được “nhàn du khắp tinh cầu”, cũng đã sống một thời hào hùng
bên súng bên dao. Nhìn lại đời sống cũ đã một thời “sống giữa lưng trời, đôi
khi nghĩ chuyện đời mỉm cười thôi.” (MNBĐ, trang 28).
Chúng ta nghe như thấp thoáng đâu đây
chút thương nhớ ngậm ngùi của tác giả khi chợt nhận ra rồi ước mộng ấy đã thành
nhưng rồi cũng đã đi vuột khỏi vòng tay trong mấy năm ngắn ngủi và nay còn lại chăng
thì chỉ còn lại chút gì xao xuyến trong lòng khi mình có dịp chợt nghĩ về bầu
trời và không gian ngày ấy thuở nào!
Ở truyện Diễm Xưa, tác giả vào truyện là một đoạn tả cảnh một buổi chiều Sài
Gòn:
“Buổi chiều Sài Gòn trời cao nắng nhẹ,
đó đây vài cụm mây trắng bay lững lờ. Cả thành phố đắm mình trong màu nắng vàng
hanh. Màu nắng làm vàng thêm những chồng cam tươi như những dãy núi nhỏ xa xa
đang bày biện trong các gian hàng trái cây ở chợ Bến Thành. Con đường Lê Thánh
Tôn đông nghẹt những xe với người. Đúng với câu thơ của cụ Nguyễn Du “dập dìu
tài tử giai nhân”. Không biết mình có được liệt vào hàng tài tử trong cái ý
nghĩa của cụ hay chăng trong buổi chiều Thu nắng nhạt hôm nay.” (MNBĐ, trang
29)
Vơi một câu tự hỏi lòng mình như vừa kể,
chúng ta thấy tác giả đã mở ra một câu chuyện chàng trai trẻ đang đi dạo phố
Sài Gòn ấy rồi ra sẽ gặp một người con gái chắc là phải đẹp lắm! Nội dung cốt truyện
có lẽ sẽ là vậy, nhưng nếu chỉ chừng đó thôi, chắc chắn truyện sẽ chẳng có gì
đặc sắc và hấp dẫn!
Ở đây cái hay của tác giả là ông sắp xếp
cho câu chuyện tài tử và giai nhân
gặp nhau trong trường hợp nào, trong hoàn cảnh nào; đó mới là cái trọng tâm của
truyện, còn có chút gì với nhau hay không lại là một việc khác. Mời bạn theo
chân tác giả:
“Có lẽ tôi quên mất là tôi đang lái
chiếc xe Lambretta hai bánh đi giữa dòng xe cộ của một con đường hẹp. Bỗng nghe
tiếng thắng gấp đàng sau cùng với tiếng thét hãi hùng của một người con gái.
Vừa tấp được vào lề thì tôi phải vội vàng xuống xe vì trước mặt tôi là một
chiếc Honda Dame mang hai người con gái cũng vừa dừng lại, mà nàng đang ngồi
đàng sau đã nhảy xuống xe và đang hớt hải vụng về hai tay quấn ngang mình một
cách hổ thẹn đến trào nước mắt. Nửa vạt áo dài màu xanh da trời đang nằm gọn
gang trong căm bánh xe sau. Tôi vội vã cởi chiếc áo jacket đi bay phủ lên vai
nàng.”(MNBĐ, trang 29)
Đó,
với cái bắt đầu của một cuộc gặp giữa tài
tử và giai nhân như vừa rồi nó bất chợt đến độ không thể ngờ ấy; chẳng biết
đây có phải là thật hay do tài tưởng tượng của tác giả; nhưng dù gì đi nữa, rồi
chúng ta theo dõi câu chuyện thì người đọc sẽ biết được trong một lần cọ quẹt
xe sắp gây tai nạn cho người con gái có cái tên Trần Vũ Thị NA trong truyện dẫn
đến một mối tình khá đẹp hồi những ngày của tuổi hai mươi!
Cũng cần nói thêm ở đây thêm chút nữa là
cách xử sự của anh chàng phi công còn rất trẻ ấy là cảnh anh ta “vội vã cởi chiếc áo jacket đi bay phủ lên
vai nàng” khi thấy vạt áo dài của nàng bị quấn vô căm bánh xe Honda Dame
giũa lúc nàng “đang hớt hải vụng về hai
tay quấn ngang mình một cách hổ thẹn đến trào nước mắt.” Còn hình ảnh nào
đẹp hơn và cảm động hơn hình ảnh và cử chỉ lịch sự ấy trong giây phút bất chợt của
anh chàng phi công trẻ ấy không, thưa bạn?
Ở truyện “Bỏ Qua Một Cơ Hội”, tác giả mở đầu với khúc tả cảnh vào những ngày
cuối Thu:
“Cuối Thu, hơi lạnh đi ngang qua khung
trời Kingwood. Điếu thuốc trên môi như không đủ hơi ấm, Tuấn kéo cao cổ áo lên
một chút khi thả bước dọc bên bờ con suối cạn sau nhà trong một buổi sớm mai
khi ngọn cỏ còn ngậm đầy những hạt sương lấm tấm. Lòng suối gầy nhom, chút nước
cạn nằm im in bóng mây lãng đãng trên bầu trời xanh cao vút. Vài chiếc lá vàng
sậm màu khô thưa thớt đầu cành, đong đưa cùng gió nhẹ. Cỏ hai bên bờ vàng úa
báo hiêu sắp thay mùa. Mùa Đông ở nơi này không lạnh bao nhiêu so với Dallas,
phía bắc Texas và càng chẳng thắm thía gì so với các tiểu bang miền bắc nước
Mỹ. Cái lạnh ở đây chỉ để làm dáng cho biết có sự thay đổi của tháng ngày.”
(MNBĐ, trang 216)
Qua vài nét vẽ của đoạn văn vừa trích,
tác giả cho người đọc thấy được tác giả có óc quan sát chẳng những vừa tinh
tường mà ông còn có óc tưởng tượng rất phong phú nữa với hình ảnh khá đặc biệt
mà tác giả muốn mang lại cho người đọc thấy được con suối vào mùa Thu khá gầy
guộc với chút nước cạn im lìm:“lòng suối
gầy nhom, chút nước cạn nằm im..”
Tôi nghĩ đó là những câu văn rất đẹp mà
cũng là một trong các bí quyết viết truyện của Yên Sơn mà lúc nào ông cũng muốn
tạo cho người đọc có được nhiều hình ảnh vừa ngạc nhiên, vừa hấp dẫn …
Đành rằng, văn tả cảnh trong truyện của
Yên Sơn chỉ thấp thoáng một đôi chỗ, nhưng ông đã phác họa ra được những cảnh
chung quanh của các nhân vật rất hợp tình, hợp lý; chính vì vậy mà chẳng nhửng
nó làm cho các truyện của ông không quá khô khan đã đành; ngoài ra nó còn gợi
được cho chúng ta, những người đọc văn của ông, có cảm tưởng rằng các đoạn tả
cảnh ấy nó nói lên được hầu như gần trọn vẹn cái hồn nghệ sĩ của tác giả với
chút lãng mạn, chút trữ tình, chút bâng khuâng, chút xao xuyến, chút bàng hoàng
…
Rồi còn một điều này nữa, cũng xin nhắc
luôn, nếu không sẽ là một thiếu sót. Đó là tác giả rất yêu không gian, yêu trời
cao và mây bay theo gió chập chùng… Điều này cũng dễ nhận vì ông vốn là một phi
công, mê những chuyến bay và mê bầu trời. Nên khi có dịp tả cảnh, thì cảnh nào dười
mắt ông thế nào cũng có chút mây bay, chút nắng rọi, chút màu thời gian theo
gió thổi qua rừng làm rung rinh những cánh lá mà cũng run nhẹ trong lòng ông để
rồi bật lên thành khúc nhạc trầm rất nhẹ mà thênh thang một trời nhung nhớ!
Chẳng hạn như đoạn trích ở trên hoặc thêm ở đây một đoạn khác cũng nhắc về
không gian và nắng vàng ấy:
“Xuyên qua khung cửa sổ, bên ngoài nắng
vàng rực rỡ. Phi cơ lên xuống liên tục làm tôi nhớ về những tháng ngày bận rộn
bay hành quân năm xưa. Tự hỏi không biết bây giờ phi trường Tân Sơn Nhất ra
sao? Không biết lượng máy bay hành khách có lên xuống dập dìu như ở phi trường
này? Tôi dán mắt vào khung cửa kính, nhìn ra đường băng mà lòng có chút bùi
ngùi” (MNBĐ, trang 197)
Hoặc:
Mới 7:30 chiều mà trời đã tối mịt, trăng
14 đã nằm cao trên đầu rặng thông trước mặt. Bầu trời có nhiều mây khiến trăng
lúc mờ lúc tỏ. Mới đó mà đã trọng Thu rồi. Cơn gió nhè nhẹ thổi ngang mang hơi
lạnh làm Phong kéo cao cổ áo khi bước ra xe.” (MNBĐ, trang 287)
Tóm lại, những truyện ngắn trong tuyển
tập truyện “Mưa Nắng Bên Đời” của Yên
Sơn mà tôi vừa đọc, ở đó không chỉ là những truyện ngắn; mà ở đây có lẽ người
đọc đã nhận ra được những trang đời của tác giả gói gọn trong các truyện ấy! Những
trang đời với biết bao hồi ức rất sống động của một đời người qua nhiều giai
đoạn, nhiều thời kỳ, nhiều hoàn cảnh khác nhau, chẳng khác nào như một dòng
sông cứ mải miết chảy qua những bến bờ đầy lau lách, thác ghềnh để rồi lâu lâu tác
giả có dịp ngoái nhìn lại mình, nhìn lại những chặng đường của những ngày“mưa nắng bên đời” mà chợt thấy lòng mình
se thắt lại và pha thêm một chút bùi ngùi, nhung nhớ xa xăm …
HAI TRẦU-LƯƠNG THƯ TRUNG.
Houston, ngày 02
tháng 12 năm 2018
No comments:
Post a Comment